Kanji Là Gì? Tất Tần Tật Về Kanji Tiếng Nhật Và Bộ Thủ Kanji - GoJapan

Kanji hay còn gọi là Hán tự là các chữ Nhật có nguồn gốc từ tiếng Trung. Ngày xưa khi Nhật Bản chưa có hệ thống chữ viết riêng, người Nhật có vay mượn chữ tượng hình trong tiếng Trung dựa vào đó đã phát triển hệ thống hán tự và tạo nên hệ thống chữ viết riêng cho mình. Hán tự được du nhập vào Nhật ở thời Nhật Hoàng năm 630-894. Chữ kanji được sử dụng nhiều trong các văn tự, sáng tác văn chương, lưu ký, các công việc hành chính và được coi là thứ chữ của tầng lớp quan lại, quý tộc tri thức… Từ thế kỷ thứ 10 người Nhật sáng tạo ra chữ Kana bao gồm: chữ katakana có nét cứng cấu tạo bởi nét thẳng, cong gấp khúc được cải biên giản hóa từ các bộ thủ của hán tự và chữ hiragana cấu thành uốn lượn mượt mà hơn chưa katakana. Đến thế kỷ 19, trong quá trình giao lưu với phương tây người Nhật đã cải biên các từ hán tự, sáng tạo thêm nhiều chữ kanji mới đơn giản và phổ nghĩa rõ hơn rất nhiều so với các hán tự cũ của Trung Quốc. Điều thú vị là các sáng tạo chữ hán này lại được người Trung Quốc tiếp nhận và du nhập ngược lại và sử dụng cho đến ngày nay.https://www.high-endrolex.com/2 Theo thống kê có khoảng 70% các hán tự thường dụng của người Trung Quốc, Việt Nam, Nam Triều Tiên là do người Nhật Bản sáng tạo ra. Theo: nghiencuuquocte.org Tải GoJapan trên Android Tải GoJapan trên iOs

BẢNG CHỮ KANJI ĐẦY ĐỦ

Trong bảng chữ cái tiếng Nhật kanji cũng được coi là một phần của bảng chữ cái. Kanji chiếm 60% trong các văn phạm, văn tự hay trong các tác phẩm văn học. Được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, để giảng dạy, đặt tên cho người, địa danh hay tên danh lam, tên công ty…. Hệ thống kanji hiện nay của người Nhật hiện được thống kê khoảng 5000 chữ hán tuy nhiên chỉ có khoảng 2136 chữ thường gặp, các chữ này được cấu thành bởi 214 bộ thủ. Với khối lượng chữ khổng lồ cũng như sự kết hợp các từ với nhau để tạo ra các từ có ý nghĩa khác nhau. Việc làm quen, học và nắm bắt có vẻ khó khăn nhiều với người mới học và cần phải dành nhiều thời gian để có thể đọc được các tác phẩm văn học cũng như văn phẩm của Nhật Bản. Tuy nhiên để dễ hơn với người nước ngoài, người lần đầu tiên tiếp cận với tiếng Nhật. Số lượng hán tự được phân cấp ra các cấp độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn chỉ cần giao tiếp chỉ cần học đến mức độ trung cấp là có thể sử dụng trong công việc cũng như sống ở Nhật Bản. N5: 100 chữ kanji, 800 từ vựng và 60 cấu trúc ngữ pháp. Trình độ này là trình độ kanji cơ bản. N4:  300 chữ Kanji và khoảng 1500 từ vựng. N3:  650 chữ Kanji, từ vựng tiếng Nhật khoảng 3750 từ. Trình độ trung cấp N2: Yêu cầu khoảng 1000 Kanji tuy nhiên bạn có thể học càng nhiều càng tốt với trình độ này. Bạn đọc được sách, tác phẩm văn học của Nhật Bản. N1: 100 mẫu ngữ pháp nâng cao, 800 chữ Kanji và khoảng 10.000 từ vựng. Với trình độ này bạn gần như nghe nói đọc viết gần như một người Nhật Bản. Để hiểu hơn về kanji cũng tìm hiểu các bộ thủ cấu thành nên kanji nhé!

214 BỘ THỦ KANJI THÔNG DỤNG

Bộ thủ Kanji là gì?

Bộ thủ được coi là một phần cơ bản của Kanji, giúp sắp xếp lại để cấu hình nên các Hán tự. Hiện tại bộ thủ được sắp xếp thành 214 bộ, phần lớn trong số đó đều là chữ tượng hình và hầu như dùng làm bộ phận chỉ ý nghĩa trong các chữ. Đa số Hán tự là chữ hình thanh, nên tinh thông bộ thủ kanji sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của Kanji cũng như dễ nhớ ngữ nghĩa của nó.

214 bộ thủ Kanji thông dụng

Bộ 01 nét: 06 bộ

1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2.丨Cổn: Nét sổ, đường thẳng đứng trên thông xuống dưới. 3.丶Chủ: Nét chấm, một điểm. 4.丿Phiệt: Nét phảy, nét nghiêng từ phải qua trái, chỉ động tác. 5.乙 Ất: Can thứ hai trong mười can (Giáp, ất , bính, đinh…). 6.亅 Quyết: Nét sổ có móc, cái móc.

BỘ 02 NÉT: 23 bộ

7.二 Nhị: Số hai, số của đất, thuộc về âm. 8.亠 Đầu: Không có nghĩa, thường là phần trên của một số chữ khác. 9.人 Nhân: Người, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng 仁. 10.儿 Nhân (đi): Người, như hình người đang đi. 11.入 Nhập: Vào, tượng hình rễ cây đâm sâu vào đất. 12.八 Bát: Nguyên nghĩa là phân chia, còn có nghĩa là số tám. 13.冂 Quynh: Đất ở xa ngoài bờ cõi, như vòng tường bao quanh thành lũy. 14.冖 Mịch: Khăn chùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ. 15.冫Băng: Nược đóng băng, nước đá. 16.几 Kỷ: Cái ghế, bảo thủ không biến đổi, ích kỷ. 17.凵 Khảm: Há miệng, vật để đựng đồ như máng chậu đấu… 18.刀 Đao: con dao hoặc hình thức khác 刂thường đứng bên phải các bộ khác. 19.力 Lực: Sức, như hình bàn tay đánh xuống. 20.勹 Bao: Bọc, gói, khom lưng ôm một vật. 21.匕 Tỷ (bỉ): Cái thìa. 22.匚 Phương: Đồ đựng, cái hộp, hình khoanh gỗ khoét ở giữa (nét ngang dưới). 23. 匸Hễ (hệ): Che đậy. (nét ngang trên phủ quá sang trái nét sổ vuông). 24.十 Thập: Số mười, đầy đủ,(Đông tây nam bắc trung cung đủ cả). 25.卜 Bốc: Bói, Giống như những vết nứt trên yếm rùa để xem hung cát… 26.卩 Tiết: Đốt tre, một chi tiết nhỏ trong một sự vật hoắc hiện tượng. 27.厂 Hán: Chỗ sườn núi có mái che người xưa chọn làm chỗ ở. 28.厶 Tư: Riêng tư. 29.又 Hựu: Cái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa.

Bộ 03 nét: 31 bộ.

30.口 Khẩu: Miệng (hình cái miệng). 31.囗 Vi: Vây quanh (phạm vi, gianh giới bao quanh). 32.土 Đất: Gồm bộ nhị 二với bộ cổn丨 như hình cây mọc trên mặt đất. 33.士 Sĩ: Học trò, sĩ tử,những người nghiên cứu học vấn. 34.夊Truy (Trĩ): Theo sau mà đến kịp người đi trước. 35.夂 Tuy: Dáng đi chậm. 36.夕 Tịch: buổi tối (nửa chữ nguyệt- mặt trăng vừa mọc phần dưới chưa thấy rõ). 37.大 Đại: lớn. hình người dang rộng hai tay và chân. 38.女 Nữ: Con gái. Như người con gái chắp tay trước bụng thu gọn vạt áo. 39.子 Tử: Con. Hình đứa trẻ mới sinh ra cuốn tã lót không thấy chân. 40. 宀 Miên: Mái nhà. 41.寸 Thốn: Tấc, một phần mười của thước. 42.小 Tiểu: Nhỏ bé, ít (còn nguyên thì to chia ra thì nhỏ). 43.尢 Uông: Què Hình người đững có chân không thẳng, cách viết khác:兀. 44.尸 Thi: Thây người chết, Thi thể. 45.屮 Triệt: Cây cỏ mới mọc (mới đâm chồi có hai lá và rễ cây). 46.山 Sơn (san): Núi. 47.巛 Xuyên: Sông cách viết khác 川, dòng sông có nhiều nhánh chảy vào. 48.工 Công: Việc, người thợ ( hình dụng cụ đo góc vuông). 49.己 Kỷ: Can thứ sáu trong mười can. 50.巾 Cân: Khăn (hình cái khăn cột ở thắt lưng hai đầu buông xuống). 51.干 Can: Phạm đến. 52. 幺Yêu: Nhỏ (hình đứa bé mới sinh). 53.广 Nghiễm: Nhân chỗ sườn núi làm nhà( cái chấm ở trên là nóc nhà). 54.廴 Dẫn: Đi xa ( chữ 彳- xích là bước thêm nét dài để chỉ việc đi xa). 55.廾 Củng: Chấp hai tay cung kính ( cách viết hai chữ hựu又 gộp lại). 56.弋 Dực (dặc): Cái cọc, cột dây vào mũi tên mà bắn, cọc buộc súc vật. 57.弓 Cung: Cái cung để bắn tên. 58.彐 Kệ (kí): Đầu con heo,cách viết khác: 彑. 59.彡 Sam: Lông dài (đuôi sam). 60.彳Xích: Bước ngắn, bước chân trái.

List trọn bộ 2136 chữ kanji

Download 80 bộ thủ Kanji cơ bản nhất trong tiếng Nhật tại đây

Tham khảo chi tiết về Bộ thủ Kanji tiếng Nhật ở đây

Để dễ hơn và rút ngắn thời gian hơn, mời các bạn vào học thử miễn phí cùng GoJapan nhé!

MIỄN PHÍ HỌC THỬ VỚI GIÁO VIÊN

CÁCH ĐỌC KANJI ONYOMI VÀ KUNYOMI

Có thể bạn đã biết: Kanji là từ tượng hình có thể dùng để viết 1 hay nhiều từ. 1 từ kanji có nhiều cách đọc. Ngay cả khi đứng 1 mình ở mỗi vị trí nó sẽ có cách đọc riêng, khi ghép 2 hoặc 3 kanji thành 1 từ thì nó cũng biểu nghĩa và có cách đọc đặc trưng. Để quyết định cách đọc của kanji phải dựa vào văn cảnh, dụng ý, hoàn cảnh sử dụng hay vị trí trong câu. Trong bảng kanji có thể có những kanji có đến 10 cách đọc. Với tiếng Nhật hiện đại, thông thường 1 từ có nghĩa sẽ được ghép từ 1 hoặc 2, 3 chữ kanji. Sẽ có một số trường hợp sẽ được ghép bởi nhiều hơn 3 từ kanji. Những văn tự cổ, sách, tác phẩm từ thời xa xưa còn lưu lại sẽ được viết hầu hết bởi kanji. Đối với từng trường hợp của từ cụ thể ngoài những trường hợp được cho vào quy tắc còn có những trường hợp đặc biệt không quy tắc. Chỉ có gặp và tiếp xúc qua và ghi nhớ những trường hợp đó thôi. Đặc biệt là những từ chỉ tên riêng, chỉ địa danh…

onyomi và kunyomi là gì?

Âm onyomi (Âm Độc, Âm Hán ngữ hay gọi là âm On): là âm đọc có phát âm gần giống nhất với tiếng Trung. Âm này được biên thảo khi Hán tự bắt đầu được du nhập vay mượn từ Trung Quốc Âm On được dùng để đọc những từ Hán – Nhật Âm Kunyomi ( Huấn Độc, Hòa Ngữ hay gọi là âm Kun): Là âm thuần Nhật, được dùng để đọc các kanji sát nhất với các từ tiếng Nhật. Các âm kun trong tiếng Nhật sẽ có những quy tắc nhất định. Nếu biết mặt chữ và âm hán việt bạn có thể suy luận được 70% cách đọc kunyomi của các từ kanji. Mỗi kanji có 1 hoặc nhiều cách đọc. Có khi cũng có kanji chỉ có onyomi mà không có kunyomi. Cách đọc kết hợp onyomi và kunyomi: Có nhiều từ ghép kanji sử dụng kết họp cách đọc của onyomi và kunyomi: đây là cũng là những trường hợp đặc biệt bạn chỉ có cách gặp và nhớ chúng để sử dụng. VD: 市場 : しじょう: Thị trường.    Âm kun của 場: じょう 地場: じば: Địa phương.    Trường hợp này sử dụng âm On của 場: ば kanji là gì Khi học tiếng Nhật chúng ta cần học khoảng 2000 chữ Kanji, mỗi chữ lại có ý nghĩa khác nhau. Học Kanji là điều bắt buộc nếu bạn lựa chọn học tiếng Nhật, đặc biệt là nếu bạn muốn sang Nhật để Du học hay Xuất khẩu lao động, bạn bắt buộc phải học Kanji.

Download miễn phí E-book PDF 2000 chữ Hán thường dùng ở đây

Để dễ hơn và rút ngắn thời gian hơn, mời các bạn vào học thử miễn phí cùng GoJapan nhé!

MIỄN PHÍ HỌC THỬ VỚI GIÁO VIÊN

CÁCH VIẾT KANJI

Kanji không chỉ khó đọc mà còn khó viết, khó nhớ. Nắm được quy tắc viết Kanji sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng và viết đúng chuẩn, đẹp hơn. 1. Trên trước dưới sau cach-viet-kanji 2. Trái trước phải sau cach-viet-kanji 3. Ngang trước sổ sau  cach-viet-kanji 4. Phẩy trước mác sau 6. Vào trước đóng sau 5. Vào trước đóng sau cach-viet-kanji 6. Ngoài trước trong sau cach-viet-kanji 7. Giữa trước hai bên sau cach-viet-kanji

Từ khóa » Bảng Chữ Kanji Trong Tiếng Nhật