Kanji N5: Tổng Hợp Hán Tự N5 Với Cách đọc âm On Và âm Kun Siêu ...

Khi bắt đầu học chữ Hán (Kanji), hầu hết người học đều thắc mắc tại sao một chữ Kanji lại có nhiều cách đọc đến thế. Nhưng đừng quá lo lắng, tất cả đều có hướng giải quyết.

Trong bài viết này, EMG Online đã tổng hợp Kanji N5 với cách đọc âm On và âm Kun siêu dễ nhớ dành cho bạn. Đừng bỏ qua nhé!

I. ÂM ON VÀ ÂM KUN ĐƯỢC DÙNG TRONG KANJI N5

Mỗi một chữ Kanji N5 có rất nhiều cách đọc. Ít thì cũng đến 2,3 cách đọc còn nhiều thì có thể lên đến gần 20 cách đọc. 

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm học tiếng Nhật, Xem ngay Kinh nghiệm học tiếng nhật cho người mới bắt đầu được chia sẻ từ sensei tại đây nhé.

Khác với chữ Hán (chữ giản thể) của Trung Quốc chỉ có 1 cách đọc thì mỗi chữ Kanji (chữ phồn thể) được chia làm 2 hướng: cách đọc âm On và cách đọc âm Kun

Chữ Kanji N5 và Kanji các cấp độ khác có nguồn gốc là chữ Hán của Trung Quốc. Thông qua con đường buôn bán với Triều Tiên, mà chữ Hán được du nhập vào Nhật Bản. 

Trong quá trình du nhập, có 2 vấn đề đã xảy ra:

– Thứ nhất, có nhiều Hán tự mang nghĩa mới mà tiếng Nhật chưa có;

– Thứ hai, có nhiều từ tiếng Nhật chưa thể phiên âm bằng Hán tự. 

=> Vì 2 vấn đề này mà mới nảy sinh ra âm On và âm Kun trong tiếng Nhật. 

>>> Có phải bạn đang loay hoay tìm cho mình 1 cách học Kanji phù hợp? Nhớ cách viết, cách đọc như thế nào để nhớ lâu? Cùng EMG Online chinh phục Hán tự với 8 cách học Kanji hiệu quả nhất nhé. 

II. KHÁI QUÁT VỀ ÂM ON

2.1. Âm On là gì?

*** Âm On (viết tắt của Onyomi – 音読み): là âm Hán Nhật dùng để đọc các từ vay mượn từ Trung Quốc. Vì đây là những từ mang nghĩa hoàn toàn mới, chưa từng có trong tiếng Nhật nên sẽ được chuyển thành âm gần giống để mô phỏng phát âm gốc của tiếng Trung.

*** Âm On không đi kèm với hậu tố Okurigana (chữ Hiragana) mà thường đi kèm với một hoặc nhiều từ Kanji khác. 

Ví dụ: 中国(ちゅうごく)Trung Quốc、韓国(かんこく)Hàn Quốc、日本語(にほんご)Tiếng Nhật.

Tuy nhiên cũng có ngoại lệ nên các bạn hãy chú ý và ghi nhớ kỹ nhé

Ví dụ: 花火(はなび)hanabi : pháo hoa (HOA HỎA).

=> Chữ Hoa 花 có âm On  là カ、ケ và âm Kun là はな. Thế nhưng ở đây khi ghép với một Hán tự khác thì nó lại được đọc theo âm Kun là はな (hana). Trường hợp như này không quá nhiều nên chỉ cần học thuộc thôi nhé.

2.2. Cách đọc âm On

Trong các tài liệu học Kanji N5 hay bất kỳ cấp độ nào, các bạn thường sẽ thấy âm Onyomi và âm Kunyomi được liệt kê rõ ràng.

Âm On được biểu thị cách đọc bằng Katakana vì là phiên âm từ tiếng nước ngoài, còn âm Kun được biểu thị cách đọc bằng Hiragana vì là từ thuần Nhật.

Một lời khuyên dành cho bạn, đó là: không nên học riêng lẻ từng chữ một. Hoặc đừng chăm chăm vào cách đọc âm On hay âm Kun của từ Kanji đó. Khi bạn đã học được tương đối 1 lượng Hán tự (khoảng 2-3 trăm chữ trở lên), bạn nên học bằng cách ghép các chữ lại với nhau. 

Ví dụ: Khi học chữ “校” bạn có thể học các từ ghép khác nhau như: 学校 (trường học), 高校 (trường trung học phổ thông), 校長 (hiệu trưởng), 校則 (nội quy nhà trường), 校庭 (sân trường)… 

>>> Bạn có thắc mắc tại sao tiếng Nhật lại có đến 3 bảng chữ cái không? Chắc chắn là sự xuất hiện của mỗi bảng chữ cái sẽ có những ích lợi riêng cho tiếng Nhật. Hôm nay, EMG Online sẽ cùng bạn học thuộc bảng chữ cái Katakana chỉ trong 24 giờ nhé. 

>>> Kính ngữ tiếng Nhật là gì? Kính ngữ được sử dụng trong trường hợp như thế nào? Cùng EMG Online tìm hiểu về kính ngữ tiếng Nhật và tuyệt chiêu nhớ kính ngữ chỉ trong vòng 1 tiếng nhé. 

III. MỘT SỐ QUY TẮC ĐỌC ÂM ON ĐƯỢC ÁP DỤNG VỚI KANJI N5 CÙNG CÁC CẤP ĐỘ KHÁC

Những quy tắc này có thể giúp bạn học Kanji N5 và bất kỳ cấp độ Kanji nào dễ dàng hơn. 

Bạn sẽ quan tâm CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI NHẬT: ÍT THÀNH TÍCH, TRỌNG NHÂN PHẨM!

3.1. Quy tắc 1: Chuyển âm Hán Việt sang âm On

>>> Bạn có thể download FULL Quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm On ở đây nhé. 

3.2. Quy tắc 2: Phân biệt âm đọc ngắn – dài thông qua âm Hán – Việt

3.2.1. CÁCH THỨ NHẤT

Trước đây người Việt cũng từng sử dụng chữ Hán để làm văn tự của mình. Hiện nay dù đã chuyển sang hệ chữ Latinh nhưng vẫn còn 1 số từ vựng được sử dụng theo âm Hán – Việt.

Tiếng Nhật cũng vậy, không ít chữ Kanji được đọc theo âm Hán – Nhật (Onyomi) gần giống với Hán – Việt của tiếng Việt cho dù là từ đơn hay từ ghép. 

Ví dụ: 

=> Từ ví dụ trên, bạn có thể thấy, nếu thuộc âm Hán – Việt, người học có thể suy ra cách đọc Kanji theo âm Onyomi. Điều quan trọng hơn là, nếu thuộc được âm Hán – Việt của chữ Kanji, ở mức độ nào đó sẽ tránh được phát âm sai hoặc chọn sai từ khi làm bài. 

Ví dụ: Từ「主人」phát âm là “shujin nghĩa là “chồng tôi”. Nhưng nếu “lỡ” phát âm thêm 1 âm tiết thành “shuujin” sẽ trở thành 1 từ khác nghĩa hoàn toàn (tù nhân). 

Hoặc từ「喪失」nếu đọc đúng “sooshitsu” thì sẽ có nghĩa là “mất mát, thiệt hại”. Nhưng khi đọc sai thành âm ngắn “soshitsu” sẽ chuyển thành từ có nghĩa là “tố chất”…

Cách tìm ra chữ Kanji có âm đọc theo âm dài hay âm ngắn

Nếu những chữ Kanji có âm Hán – Việt mà phía sau những phụ âm đơn hoặc phụ âm kép có 2 âm tiết trở lên thì âm On trong tiếng Nhật sẽ đọc theo âm dài. Khi chỉ có 1 âm tiết thì sẽ có âm ngắn. 

Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây nhé: 

>>> Thứ, ngày, tháng, năm trong tiếng Nhật là một trong những kiến thức cơ bản nhất bạn cần học khi bắt đầu làm quen với ngôn ngữ này. Vậy nói ngày tháng trong tiếng Nhật như thế nào? Phải nói như thế nào mới gọi là “chuẩn Nhật”? Cùng EMG Online tìm hiểu nhé.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ

Ví dụ, âm Hán – Việt của chữ “注” là “chú”, nếu theo quy tắc trên thì chữ Kanji này phải đọc là “ちゅ” bởi sau chữ “CH” chỉ có một âm tiết “u” nhưng nó lại được đọc theo âm dài là “ちゅう”.

Vẫn chưa tìm được quy luật chính xác của những trường hợp ngoại lệ này. Theo khảo sát thực tế, những chữ Kanji có nguyên âm u trong âm Hán – Việt thường sẽ không tuân theo quy tắc trên. Và nhiều nhất ở hàng “しゅ;しゅう” trong tiếng Nhật.

Ví dụ: 

秀 (しゅう): Tú

秋 (しゅう): Thu

宙 (ちゅう): Trụ 

柔 (にゅう): Nhu

Mới nhiêu đây có làm bạn cảm thấy gian nan trong tiếng Nhật?

Thực ra không khó lắm đâu nếu bạn có sự hướng dẫn bài bản, đúng cách từ những giáo viên nhiều kinh nghiệm và biết cách giảng dạy.

EMG Online chắc chắn rằng bạn sẽ học được, và sẽ hỗ trợ hết mình giúp các bạn học tập tốt hơn. Nếu bạn cần sự trợ giúp về lộ trình học sao cho hiệu quả, đừng ngại ngần inbox cho chúng mình tại đây để được tư vấn miễn phí nhé.

3.2.2. CÁCH THỨ HAI

Đây là cách học thuộc theo từng hàng phụ âm kết hợp với âm Hán – Việt. Cách này khá mất thời gian, nhưng lại mang lại lợi ích cao hơn cho người học. 

Dưới đây là cách nhớ, cách đọc âm ngắn hoặc âm dài được xếp theo 50 âm trong tiếng Nhật. Tài liệu được lấy từ cuốn “漢和辞典” do nhà xuất bản 三省堂 phát hành năm 1996 và “Bảng tra chữ Hán tự và cách đọc theo âm Hán – Nhật” do Nhà xuất bản TÂN VĂN phát hành.

>>> Tiếng Nhật được đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó và đặc biệt nhất thế giới khi có đến 3 bảng chữ cái sử dụng cho từng trường hợp ngữ cảnh khác nhau. Học tiếng Nhật có khó không? là câu hỏi của rất nhiều người khi nhắc đến ngôn ngữ này. Cùng EMG Online đi tìm câu trả lời nhé!

Dĩ nhiên là vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ

Có thể bạn sẽ bắt gặp những chữ Kanji đọc không đúng với cách này. Tuy nhiên, đó là những chữ Kanji không nắm trong 1945 chữ Kanji thông dụng theo quy định của Nhật. Hoặc nó không thuộc cách đọc đặc biệt.

Ví dụ, chữ “富:ふ”âm Hán-Việt là “phú” nên đọc theo âm ngắn là đúng với qui tắc. Song có trường hợp khi ghép thành một từ, chữ này lại có cách đọc theo âm dài là “ふう”.

Chữ “喪:Tang” trong từ điển có cả cách đọc là “も”nhưng đây không phải là cách đọc theo “Onyomi” mà là cách đọc theo “Kunyomi”.  Hoặc chữ “柔:Nhu”có hai cách đọc là “じゅ”và “にゅう”.

Như vậy, nếu đọc theo cách một là đúng với quy tắc suy cách đọc theo âm Hán-Việt. Những điểm nêu trên có lẽ chính là nguyên nhân của những trường hợp không theo quy tắc của âm Hán-Việt.

A. HÀNG “か”

ア.「きゅ」và 「ぎゅ」Tất cả các chữ ở hàng này đều là âm dài “Kuu” nên không cần để ý đến âm Hán-Việt.

イ.「きょう」と「ぎょう」Ở hàng này vì không thấy có trường hợp ngoại lệ nên cũng dễ nhớ.

Ví dụ: 居 (Cư) Kyo, 巨 (Cự) Kyo, 挙 (Cử) Kyo, 御 (Ngự) Gyo

京 (Kinh) Kyoo, 興 (Hưng) Kyoo, 協 (Hiệp) Kyoo

教 (Giáo) Kyoo, 業 (Nghiệp) Gyoo, 仰 (Ngưỡng) Goo

ウ.「こ」「こう」と「ご」「ごう」 Trong cách đọc âm ngắn, có lẽ chỉ có chữ「誇:こ」là trường hợp ngoại lệ vì âm Hán – Việt “Khoa” có hai âm tiết ở đằng sau. Trong cách đọc âm dài không có trường hợp ngoại lệ. 

Ví dụ: 口 (koo) Công, 工 (koo) Công, 鋼 (koo) Cương 

効 (koo) Hiệu, 号 (goo) Hiệu, 豪 (goo) Hào, 郷 (goo) Hương…

B. HÀNG “さ”.

ア.「しゅ」「じゅ」Trong cách đọc âm ngắn có 3 từ không theo qui tắc là 朱(しゅ)Chu, Châu;種(しゅ)Chủng;  酒(しゅ)Tửu.

Trong âm dài 「しゅう」「じゅう」cũng có một số từ không theo quy tắc và điều thú vị là những từ này đều có nguyên âm “u” trong âm Hán – Việt. 

Ví dụ: 秀 (Tú), 修 (Tu), 囚 (Tù), 秋 (Thu), 酬 (Thù), 醜 (Xú), 住 (Trú), 柔 (Nhu).

イ.「しょ」「じょ」と「しょう」「じょう」 Không có trường hợp ngoại lệ nên chỉ cần căn cứ vào âm Hán-Việt.

ウ.「そ」と「そう」Cũng không có trường hợp ngoại lệ, nhớ cách đọc theo âm Hán-Việt.

>>> Phương pháp học tiếng Nhật hay cách học tiếng Nhật hiệu quả nhất mà bạn đang áp dụng là gì? Và làm thế nào để tìm ra thời gian học trong khi bạn quá bận rộn? Cùng tìm hiểu cách học tiếng Nhật hiệu quả và nhanh nhất với mọi trình độ nhé.

C. HÀNG “た”

ア.「ちゅ」と「ちゅう」Không có cách đọc âm ngắn.

イ.「ちょ」と「ちょう」 Âm ngắn chỉ có 3 từ là 「著」「緒」「貯」còn lại đều đọc theo âm dài.

ウ.“と”と“とう”

Ở hàng này, các chữ được phát âm ngắn hoặc dài đều theo quy luật âm Hán – Việt, nhưng chỉ có chữ “登” là chữ duy nhất có cả hai cách đọc theo âm ngắn – dài. Tuy nhiên, chỉ có một từ duy nhất có cách đọc theo âm ngắn khi đi với chữ “登” đó là chữ “登山” còn lại đều đọc theo âm dài.

D. HÀNG “な”

ア.“にゅ” Hàng này không có từ nào đọc theo âm ngắn.

イ.“にょ” Đọc theo âm ngắn chỉ có hai chữ “如”と“女”.

ウ.“の”    Ở hàng này chỉ có duy nhất một chữ “野”.

エ.“のう” Có 6 chữ đọc theo âm dài “脳;能;農;濃;悩;納.

E. HÀNG “は”

ア.“ひゅ”と“ひゅう”Ở hàng này không có chữ Kanji nào.

イ.“ひょう” Không có chữ nào đọc theo âm ngắn.

ウ.“ふ”と“ふう”Trong các chữ đọc theo âm ngắn, có từ “不” không theo quy tắc âm Hán – Việt. Chữ “富” có hai cách đọc nhưng chỉ khi ghép thành từ “富貴” mới đọc theo âm dài “fuuki”. Chữ đọc theo âm dài chỉ có 2 chữ là “風”;“封”.

エ.“ほ”と“ほう”Có 2 chữ ngoại lệ đọc theo âm ngắn đó là: “帆:phàm”;“保:bảo”.

G. HÀNG “ま”

ア.“みゅ”Không có chữ Kanji nào, tất cả đọc theo âm dài.

イ.“みょ”Không có chữ Kanji nào đọc theo âm ngắn.

ウ.“も” Trong cách đọc này, chỉ có 2 từ là “摸”と“茂”

エ.“もう”Không có trường hợp ngoại lệ.

>>> Tiếng Nhật có đến 3 bảng chữ cái nhưng với nhiều người thì sự khởi đầu này lại là nguyên nhân khiên họ từ bỏ. EMG Online sẽ chia sẻ đến bạn mẹo nhớ bảng chữ cái nhanh, hiệu quả, đánh bay nỗi sợ học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu!

H. HÀNG “ら”

ア.“りゅ” Không có chữ Kanji nào, tất cả đều đọc theo âm dài.

イ.“りょ”Chỉ có 4 chữ Kanji đọc theo âm ngắn là:

慮:Lự  侶:Lữ  虜:Lỗ   旅:Lữ

ウ.“ろ” Chỉ có 3 từ đọc theo âm ngắn và đúng với quy tắc

炉:Lô  路:Lộ  露:Lộ

Tìm xem từ Kanji N5 nào thuộc những trường hợp này nào?

3.3. Quy tắc 3: Các chữ Kanji N5 cùng bộ có cách đọc âm On giống nhau

Khi học được vượt ngưỡng Kanji N5, nhiều chữ Kanji hơn (khoảng 500 – 2000 chữ), bạn sẽ thấy các chữ Kanji có cùng bộ sẽ có cách đọc âm On giống nhau. 

>>> Trọn bộ Chữ Hán cùng bộ có cách đọc âm On giống nhau

IV. KHÁI QUÁT VỀ ÂM KUN

4.1. Âm Kun là gì?

*** Âm Kun (viết tắt Kunyomi – 訓読み): là âm thuần Nhật dùng để đọc những chữ Nhật gốc được viết bằng chữ Hán có ý nghĩa tương tự. 

Ví dụ: Kanji N5 có từ 国 nghĩa là quốc gia, trong tiếng Nhật đã có sẵn từ quốc gia là くに, nên chữ 国 sẽ được đọc là くに.

*** Âm Kun thường là những chữ Kanji đừng một mình. Ví dụ: 本(ほん)、人(ひと)hoặc phía sau có hậu tố okurigana(食べる、飲む). 

Okurigana (送り仮名/おくりがな) là các ký tự đi kèm, hay hậu tố kana (い, し, る…) theo sau các ký tự Kanji trong văn viết tiếng Nhật.

4.2. Cách đọc âm Kun

Ví dụ:

情け (nasake):  sự cảm thông, 赤い (akai): đỏ, 新しい (atarashii): mới

見る (miru): nhìn, 必ず (kanarazu): nhất định, nhất quyết

(* け, い, る, ず trong các ví dụ trên chính là Okurigana)

Cách nhớ âm Kun đơn giản nhất là học thuộc luôn nghĩa của chữ Kanji đó. Ví dụ chữ 国 có âm Kun là くに ( kuni) . Chúng ta học luôn nghĩa くに là đất nước. Vậy là chúng ta đã nhớ âm Kun của chữ đó.

V. TÓM TẮT TỔNG HỢP

Nếu bạn thấy hệ thống âm On và âm Kun phức tạp, bạn có thể bỏ qua không học âm On và âm Kun cũng không sao. Thay vào đó, bạn chỉ cần biết cách đọc của chữ Kanji đó khi đứng một mình. Tiếp theo là nhớ những từ ghép có chữ Kanji đó là được.

Không có quy tắc chung nào để biết khi nào dùng âm On khi nào dùng âm Kun hay khi nào đọc âm On khi nào đọc âm Kun. Chúng ta chỉ cần học những từ thông dụng của chữ Kanji đó, sau đó đối chiếu xem cách đọc của nó là Onyomi hay Kunyomi. Khi đó chúng ta sẽ biết là khi dùng chữ Kanji đó trong từ đó thì có cách đọc là On hay Kun.

Có một số âm On và âm Kun khó, thường để cho các trình độ cao hơn. Các bạn chỉ cần học những âm phù hợp với trình độ mình đang học. Học Kanji theo cấp độ các bậc N là một phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất.

VI. Tổng hợp tài liệu pdf học Kanji N5 cùng các trình độ khác

=> Bộ tài liệu Kanji N5 pdf

=> Bộ tài liệu Kanji N4 pdf

=> Bộ tài liệu Kanji N3 pdf

=> Bộ tài liệu Kanji N2 pdf

=> Bộ tài liệu Kanji N1 pdf

Đừng ép mình nhớ tất cả âm On-Kun của mỗi chữ. Không nên tập trung quá nhiều thời gian vào việc học hết tất cả âm On và Kun của mỗi chữ, vì có rất nhiều âm On-Kun không hay được sử dụng. Thay vì học riêng lẻ từng chữ, hãy cố gắng học theo từ mới liên quan đến chữ Kanji đó, dần dần bạn sẽ rút ra được quy luật đọc của chữ. 

VII. TỔNG HỢP KANJI N5 CÙNG CÁCH ĐỌC ÂM ON VÀ ÂM KUN

Bạn cảm thấy nản khi học mãi tiếng Nhật mà vẫn chẳng được chữ nào vào đầu?

Đừng để tiếng Nhật làm khó mình như thế nữa!

Khoá học vỡ lòng hoàn toàn mới với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên cố vấn hàng đầu tại EMG Online sẽ giúp bạn chinh phục mục tiêu N5 một cách hiệu quả nhất. Chi phí rẻ nhất Việt Nam chỉ 19k/buổi, cam kết “phá đảo” N5 chỉ sau 3 tháng.

“Không học thì thôi, đã học thì học cho chất!”

Hãy cùng bọn mình thổi bay tiếng Nhật N5 một lần và mãi mãiNGAY TẠI ĐÂY!

Từ khóa » Cách đọc âm On Và âm Kun Trong Tiếng Nhật