Karaoke Karaoke - Hàn Mạc Tử - CAFE NHÀ XƯA

Trích đoạn Hàn Mạc Tử (Văn Thiên tường và 3 câu vọng cổ 4,5,6):

Nhấp vô:

https://www.youtube.com/watch?v=nZb-5nby-RU

Khuyến mãi thêm 12 câu Phụng hoàng - vọng cổ:

Nhấp vô:

https://www.youtube.com/watch?v=oIP0FJZlBNs

Hoặc:

https://www.youtube.com/watch?v=kLjut2-oEPk

Ai muốn biết thêm về Hàn Mạc tử, mời đọc:

Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, là con ông Nguyễn Văn Toản và bà Nguyễn Thị Duy, sinh ngày 22/9/1912 tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, trong một gia đình công giáo lâu đời, có 6 người con, bốn trai, hai gái (Nhân, Lễ, Nghiã, Trí, Tín và Hiếu). Cha làm thông phán phải thuyên chuyển dọc theo bờ biển Trung Việt từ Đồng Hới tới Quy Nhơn, khi ông đổi đến Sa Kỳ (1920), Trí và Tín (Nguyễn Bá Tín) mới vào trường tiểu học Quảng Ngãi.

Tháng 6/1926, sau khi cha mất, gia đình về Quy Nhơn sống với người anh cả, Trí và Tín vào trung học ở Quy Nhơn. Sau đó Trí ra Huế học trường Pellerin (1928-1930). Một lần bơi xa ngoài biển suýt chết đuối, từ đó Trí thay đổi hẳn tâm tính, trầm lặng hơn, có vẻ đau yếu, gia đình nghi Trí mắc bệnh tâm thần, ít ăn, lười tắm gội thay quần áo.

Hàn Mặc Tử bắt đầu nổi tiếng năm 1931 với bút hiệu P.T (Phong Trần). Năm 1932, làm việc ở sở đạc điền Quy Nhơn, quen với Quách Tấn. 1935 vào Sài Gòn làm báo. Tháng 5/1936 người anh cả Nguyễn Bá Nhân, cột trụ của gia đình mất. Hàn rời Sài Gòn về Quy Nhơn. Cuối năm 1936, gia đình bỏ tiền cho Hàn in Gái quê.

Ngay từ đầu năm 1935, trong nhà đã thấy xuất hiện triệu chứng bệnh phong. Năm 1936, bệnh phát rõ hơn. Nhà giấu, chữa chạy riêng, tìm đến các thày thuốc bắc. Đến giữa năm 1939, thuốc bắc vô hiệu, bệnh trở nên trầm trọng. Giữa năm 1940, phải đưa vào bệnh viện phong Tuy Hoà. Quá trễ. Thuốc của một vài ông lang băm đã huỷ hoại cơ thể. Hàn Mặc Tử mất tại trại cùi ngày 11/ 11/ 1940, 28 tuổi.

Làm thơ từ 16 tuổi (1928), bút hiệu Minh Duệ Thị. Khoảng 1930-31, đổi là Phong Trần. Từ 1935, đổi ra Lệ Thanh, sau thành Hàn Mạc Tử (Hàn Mạc là bức rèm lạnh), và sau cùng là Hàn Mặc Tử (Hàn Mặc Tử là chàng bút mực), đó là theo sự giải thích của Quách Tấn. Nguyễn Bá Tín cũng cho rằng bút hiệu của anh ông là Hàn Mặc Tử, nhưng Hàn là nghèo chứ không phải lạnh. Chế Lan Viên chọn tên Hàn Mặc Tử, vì ông bảo rằng trong lúc nói chuyện, chúng tôi gọi nhau như thế. Nhưng có những nguồn khác, như Võ Long Tê và Phạm Đán Bình, tìm lại báo cũ, thấy hai bút hiệu Hàn Mạc Tử và Hàn Mặc Tử được dùng song song trên mặt báo.

(Tiểu sử này phần lớn dựa theo thông tin của Nguyễn Bá Tín).

Người yêu: Cô Trà (Thu Yến), Mỹ Thiện, Hoàng Hoa (Cúc), Mộng Cầm (Nghệ, cháu Bích Khê), Mai Đình (Lê Thị Mai), Ngọc Sương (chị Bích Khê), Thương Thương (Trần Thanh Địch giới thiệu)…

Vấn đề văn bản Hàn Mạc Tử

Nhà phê bình văn học Trần Thanh Mại viết tác phẩm đầu tiên Hàn Mạc Tử (1912-1940), in 1942, hai năm sau khi thi sĩ qua đời. Ông tập hợp được nhiều văn bản qua tư liệu của em ông là Trần Thanh Địch và cháu ông là Trần Tái Phùng, cả hai đều là bạn thân của Hàn Mặc Tử. Nguyễn Bá Tín viết :”Tôi biết anh gửi cho Trần Thanh Địch và Trần Tái Phùng nhiều hơn hết, coi như gần đủ bộ thơ anh”[1]

Khi sách của Trần Thanh Mại ra đời tháng 2/1942, Quách Tấn kiện vì sách đã trích dẫn khá nhiều thơ Hàn Mặc Tử chưa in, “có hại” cho việc xuất bản thơ Hàn Mặc Tử sau này. Vụ kiện xẩy ra ở Huế, do Nguyễn Tiến Lãng, lúc ấy là Thừa phủ Thừa Thiên, xử. Nhờ sự dàn xếp khéo léo của Nguyễn Tiến Lãng mà mọi việc được êm đẹp[2]. Quách Tấn là người đã giúp đỡ tiền bạc để Hàn Mặc Tử chữa bệnh. Sau khi Hàn mất, gia đình chính thức giao phó việc in thơ cho ông, Nguyễn Bá Tín viết: « Khi tôi ở Lào về thì chú Hiếu[3] đã chuyển giao bút tích văn thơ tất cả cho anh Tấn. Chú sợ bị lây nên không sao chép, không kiểm nhận»[4] Nhưng Quách Tấn không làm được việc ấy, và khi chiến tranh xẩy ra, ông đã đánh mất hết toàn bộ bút tích bản thảo của Hàn Mặc Tử. Nhờ tác phẩm của Trần Thanh Mại, mà những phần hay nhất trong thơ Hàn Mặc Tử được phổ biến từ 1942.

Ngoài tập Gái quê, do chính gia đình bỏ tiền ra in năm 1936, trong suốt những năm bệnh tật và nghèo khổ, Hàn còn phải lo tìm cách in thơ, nhưng những cố gắng của Hàn đều thất bại. Hoàng Diệp viết: “Suốt ba năm kế tiếp 1937, 1938 và 1939, ngoài sự sáng tác Hàn Mặc Tử phải mất nhiều thì giờ trong việc tìm kiếm lại tất cả những bài thơ chàng đã làm, để chuẩn bị cho việc ấn hành”[5]. Hai người bạn tâm giao là Quách Tấn và Trần Thanh Địch không có đủ tiền in. “Cuối cùng Thế Lữ xuất hiện và hứa giúp chàng hoàn thành việc ấy. Thế Lữ là một thi sĩ có danh vọng bậc nhất, thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn ở Hà Nội”. Nhưng “Sau nhiều ngày theo dõi, thúc giục, Hàn Mặc Tử nhận được tin đầy tang tóc kết thúc công việc in thơ chàng. Thế Lữ vừa cho chàng biết rằng trên một chuyến tàu xuôi về Hải Phòng, tập thơ của chàng đã bị bỏ quên và không tìm lại được nữa”[6].

Các sự đánh mất thơ Hàn Mặc Tử, từ Thế Lữ đến Quách Tấn, là do định mệnh hay cái gì khác?

1942, tập Thơ Hàn Mạc Tử do Quách Tấn và Chế Lan Viên sưu tập được Đông Phương xuất bản tại Sài Gòn. 1959, Tân Việt tái bản, tập hợp thêm một số thơ khác, nhưng vẫn còn thiếu nhiều. 1944, Tập Chơi giữa mùa trăng, được Ngày Mới in ở Hà Nội[7]. Đó là tất cả những gì in trước 1945.

Ở Sài Gòn, Báo Văn làm hai số tưởng niệm Hàn Mặc Tử (1967 và 1971), Báo Văn Học, cũng có hai số đặc biệt năm 1974.

1987, Chế Lan Viên sưu tập và viết bài tựa cho Tuyển tập Hàn Mạc Tử, (nxb Văn học Hà Nội), đầy đủ hơn những tập thơ trước, gồm một số thơ Đường và thơ trích từ các tập Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Chơi giữ mùa trăng.

1993, Phan Cự Đệ soạn “Hàn Mặc Tử tác phẩm phê bình và tưởng niệm” (nxb Giáo Dục) tập hợp các bài viết về Hàn Mặc Tử, và tìm thêm được một số thơ nữa đã in trên báo cũ.

1994, Lại Nguyên Ân soạn tập thơ Hàn Mặc Tử, (nxb Hội Nhà văn), gồm các tập Gái quê, Chơi giữa mùa trăng, Đau thương và Xuân như ý.

1996, Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn Hàn Mặc Tử hôm qua và hôm nay (nxb Hội nhà văn), tập hợp ba cuốn sách của Trần Thanh Mại, Quách Tấn và Nguyễn Bá Tín và một số bài viết khác.

Tóm lại, nhờ những tác phẩm của Trần Thanh Mại, Quách Tấn, Nguyễn Bá Tín, nhờ những bài viết của các bạn thân của Hàn như Chế Lan Viên, Hoàng Diệp, Trần Tái Phùng… hoặc của những nhà nghiên cứu như Võ Long Tê, Phạm Đán Bình, v.v… mà chúng ta biết thêm về tiểu sử và tác phẩm của Hàn Mặc Tử, biết về những mối tình, những người yêu, về bệnh tật, sự nghèo đói, và những ngày sau cùng của Hàn Mặc Tử. Nhưng viết về thơ Hàn Mặc Tử, có lẽ chỉ Trần Tái Phùng, Chế Lan Viên và Võ Long Tê là hiểu thơ Hàn hơn cả.

Bút danh Hàn MặcTử

Nguyễn Trọng Trí làm thơ từ năm mười sáu tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử. “Hàn Mạc Tử” nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm Mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. “Mặt Trăng khuyết” đã được “đặt vào” chữ “Mạc” thành ra chữ “Mặc”. Hàn Mặc Tử có nghĩa là “chàng trai bút nghiên”.

Tác phẩm

Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có:

Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật) Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời) Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên_1938_chú thích SGK Ngữ Văn Nâng Cao lớp 11 tập 2) Xuân như ý Thượng Thanh Khí (thơ) Cẩm Châu Duyên Duyên kỳ ngộ (kịch thơ_1939_chú thích SGK Ngữ Văn Nâng Cao lớp 11 tập 2) Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang_1940_chú thích SGK Ngữ Văn Nâng Cao lớp 11 tập 2) Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi) Ngoài ra còn có một số bài phóng sự, tạp văn, văn tế…

Bí ẩn trong cuộc tình Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm

Mộng Cầm quá thương Hàn Mặc Tử và bà biết, người bị bệnh phong gần đàn bà sẽ mau chết, vì thế cố tránh để Hàn Mặc Tử sớm bình phục.

Người ta chỉ mới được biết về mối tình lãng mạn của Mộng Cầm - Hàn Mặc Tử qua sách báo. Nhưng bên cạnh mối tình đẹp như mơ ấy, còn có một đời thường với rất nhiều bí ẩn.

Bà Mộng Cầm, tên thật là Huỳnh Thị Nghệ, chính là người thiếu nữ trong mộng ngày xưa của Hàn Mặc Tử. Quê Mộng Cầm ở Phan Thiết, gần lầu Ông Hoàng nhưng thân sinh bà lại ra làm việc tận Nghệ An. Và ngày 17/7/1917, bà được sinh ra ở đó nên mới có tên "cúng cơm" là Huỳnh Thị Nghệ. Sau đó bà được gửi về trọ ở nhà ông cậu ở Phan Thiết học trường Pline Exercices. Mộng Cầm là cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu nên bà cũng có "máu thơ văn".

Tên Mộng Cầm xuất hiện từ khi bà làm thơ gửi đăng báo. Qua những vần thơ trên báo, Hàn Mạc Tử đã tìm đến làm quen, bày tỏ tình cảm với bà qua bài "Muôn năm sầu thảm", với câu mở đầu "Nghệ hỡi Nghệ"… Bài thơ ấy, bà Mộng Cầm vẫn thuộc nằm lòng từ đó đến nay. Hàn Mặc Tử là tình yêu đầu đời của bà.

Mộng Cầm lúc trẻ

Vào một mùa hè, Hàn Mặc Tử từ Quy Nhơn vào Phan Thiết thăm Mộng Cầm. Ông hỏi ở đâu có cảnh đẹp thì đưa ông đi thăm cho biết. Mộng Cầm đã đưa Hàn Mặc Tử lên lầu Ông Hoàng. Đó là một ngọn đồi thấp, lên đó vào những đêm trăng tỏ, có thể nhìn thấy Mũi Né và thị xã Phan Thiết mờ ảo, lấp lánh đèn hiệu hay đèn ghe chài như những viên kim cương khổng lồ. Không ngờ rằng đây lại là lần đi chơi sau cùng của hai người. Hàn Mạc Tử ra Huế, sau đó vào Quy Nhơn, điều trị bệnh phong ở bệnh viện phong Quy Hòa, và mất ở đó.

Mối tình của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm chẳng đi đến đâu. Bà bộc bạch, có thể do bà là con nhà phong kiến, cha mẹ luôn cản trở bà lấy một người Công giáo, lại là văn nhân, thi sĩ. Nhưng quan trọng hơn là lúc ấy bà quá thương Hàn Mặc Tử. Theo bà hiểu thì người bị bệnh phong gần đàn bà sẽ rất mau chết. Vì vậy, bà cố tránh để Hàn Mặc Tử mau chóng bình phục, sau đó sẽ liệu lần với cha mẹ. Nhưng tiếc là Hàn Mặc Tử không qua khỏi…

Nhiều người đọc những vần thơ hai người viết cho nhau rất thắm thiết, nhưng thật sự cho đến lúc Hàn Mặc Tử mất, giữa Mộng Cầm và Hàn Mặc Tử không hề có chuyện gần gũi. Thời ấy, mới cầm tay nhau là đã run lắm rồi. Sau này nhớ lại những kỷ niệm với cố nhân, Mộng Cầm có bài thơ "Kỷ niệm Hàn Mặc Tử ở lầu Ông Hoàng", một bài thơ chưa bao giờ phổ biến, được bà chép tay.

Mộng Cầm lúc bà ngoại (1990)

Sau khi Hàn Mặc Tử mất, bà Mộng Cầm lập gia đình và sinh được 7 người con. Người bạn đời của bà cũng biết rõ mối quan hệ của bà với Hàn Mặc Tử nhưng vẫn tôn trọng nhà thơ quá cố. Ngày 23/7/2007, bà Mộng Cầm qua đời tại số nhà số 300, Trần Hưng Đạo, Phan Thiết. Theo lời trăng trối của bà Mộng Cầm, cô con gái đã mai táng bà trên lưng đồi lầu Ông Hoàng. Và lầu Ông Hoàng từ lâu đã đi vào tâm thức bao thế hệ khi nghe những bài hát về mối tình lãng mạn này, như Hàn Mặc Tử, Mộng Cầm Ca… và cả bài ca vọng cổ Tâm sự Mộng Cầm.

Hàn Mặc Tử có mối tình đầu với một cô gái Huế tên là Hoàng Cúc. Thân sinh của Hoàng Cúc làm quan chức trong Sở Đạc điền ở Quy Nhơn. Sau khi biết Hàn Mặc Tử theo đuổi con gái mình, do không thích văn nhân, thi sĩ nên ông đã tìm cách đưa Hoàng Cúc về Huế. Thế là Hàn Mặc Tử ra Huế tìm và sau đó có bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ này tuyệt hay nhưng Mộng Cầm lại ghét cay, ghét đắng....

Ngoài Hoàng Cúc và Mộng Cầm ra, Hàn Mặc Tử còn có hai người tình nữa là Mai Đình nữ sĩ và Ngọc Sương, chị gái của thi sĩ Bích Khê. Mối tình của Mai Đình nữ sĩ không sâu đậm, chỉ là "tình văn chương", còn với Ngọc Sương thì như ngọn gió mát thoảng qua đời Hàn mà thôi.

NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG CUỘC ĐỜI HÀN MẠC TỬ

28 năm là cuộc đời quá ngắn ngủi của chàng thi si tài hoa, bạc mệnh và đó cũng là chừng ấy năm trái tim đa tình của chàng thổn thức yêu đương vì nhiều bóng hồng ngang qua cuộc đời.

Nhắc đến Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), người ta hay nghĩ đến chàng thi sĩ đa tài nhưng bạc mệnh. Và thêm một điều nữa xung quanh cuộc đời của chàng thi sĩ tài hoa này cũng được đề cập nhiều đó là tâm hồn lãng mạn, đa tình - cội nguồn cảm hứng thơ ca của ông. 1. Mối tình đầu ít ai biết của Hàn Mặc Tử gắn liền với một cô gái Huế có cái tên rất mộc mạc: Trà. Nàng Trà là con gái út người cậu họ của Hàn Mặc Tử. Lần đầu gặp Trà, Hàn Mặc Tử ấp a ấp úng không biết xưng là gì vì Trà hơn tuổi. Họ xích lại gần nhau hơn nhờ nàng dịu dàng, tự nhiên bắt chuyện và hai người có cùng sở thích thơ văn, viết báo. Theo lời ông Nguyễn Bá Tín - em trai Hàn Mặc Tử, mối tình với người đẹp tên Trà là mối tình yên lặng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của chàng thi sĩ này. Nếu như những mối tình sau này đều được "giải tỏa" bằng thơ thì với nàng Trà, Hàn Mặc Tử không làm nổi một câu thơ để tỏ tình, thành ra tình yêu của chàng thi sĩ đa tình càng thổn thức. Cho đến một ngày, một người chị họ đột ngột vào thăm nhà chàng, kể lể về đám cưới của Trà và bày tỏ nỗi tiếc nuối vì Trà rất dễ thương, thùy mị và ưng Hàn Mặc Tử nhưng chàng đã không "nói một tiếng". Vậy là mối tình đầu tan vỡ trong lặng lẽ, để lại những hối hận, tiếc thương. 2. Mối tình trong sáng và được nhắc đến nhiều nhất của Hàn Mặc Tử lại là người con gái Huế có cái tên rất đẹp: Hoàng Cúc. Năm 1933, khi đang làm việc tại Quy Nhơn, Bình Định, Hàn Mặc Tử đã có dịp quen biết với Hoàng Cúc - một cô gái gốc Huế, qua một người em con chú con bác của nàng. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu say cô gái có tâm hồn văn chương giống mình. Chàng từng sáng tác bài thơ "Hồn cúc" để bày tỏ tình yêu của mình qua những vần thơ như: "Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường/Không dám sờ tay sợ lấm hương/Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/Muốn ôm hồn cúc ở trong sương". Tuy nhiên, vốn là một cô gái kín đáo nên bề ngoài, Hoàng Cúc với Hàn Mặc Tử như hai phương trời xa lạ. Tình yêu của chàng trai đa tình cứ thế âm thầm lặng lẽ trôi qua mà không được đáp lại. Sau nhiều lần vào Sài Gòn rồi trở lại mảnh đất Quy Nhơn, tình yêu ấy không hề phai nhạt mà càng nồng nàn hơn xưa. Chỉ có điều nó là thứ tình yêu đơn phương từ phía Hàn Mặc Tử. Để rồi, khi Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ ẩn cư làm tu sĩ, Hàn Mặc Tử đã coi nàng như đã đi lấy chồng và ôm nỗi đau tuyệt vọng vì tình yêu tan vỡ. Thấy vậy, người em của Hoàng Cúc đã viết thư về cho nàng thông báo tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y và khuyên nàng nên viết thư an ủi người đã hết lòng yêu thương nàng. Đáp lại, Hoàng Cúc chỉ gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh phong cảnh có mây, nước, có chiếc đò ngang và cô gái chèo đò. Đó chính là cội nguồn cảm hứng của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nổi tiếng. Mối tình với cô gái Huế đẹp, trong sáng nhưng đượm buồn đã khép lại trong cuộc đời chàng thi sĩ đa tình như thế. Hoàng Cúc 3. Mối tình da diết nhất trong cuộc chàng thi sĩ đa tình gắn liền với cái tên Mộng Cầm (quê ở Phan Thiết, Bình Thuận). Từ một người hâm mộ tài năng của Hàn Mặc Tử, giữa hai người đã nảy sinh tình cảm qua các bức thư bàn chuyện thơ văn. Khi vào Sài Gòn làm báo, Hàn Mặc Tử cũng nhiều lần bắt xe về Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Và mối tình này đã để lại nhiều kỉ niệm khó phai ở các địa danh như Mũi Né, Lầu Ông Hoàng... Nếu các mối tình trước của Hàn Mặc Tử là tình yêu đơn phương không được đáp lại thì lần này, Mộng Cầm đã chủ động bày tỏ tình cảm và nguyện làm người "nâng khăn sửa túi" cho Hàn Mặc Tử. Hai người đã trải qua những ngày tháng hạnh phúc và tràn đầy hy vọng. Song chính Mộng Cầm đã gieo rắc vào lòng chàng trai đa sầu đa cảm này nỗi đau khôn nguôi khi quyết định lấy chồng giữa lúc thi sĩ lâm bệnh nặng. Nỗi đau về thể xác cùng với nỗi tuyệt vọng vì bị phụ tình đã khiến Hàn Mặc Tử rơi vào tâm trạng uất hận: "Làm sao giết được người trong mộng/Để trả thù duyên kiếp phũ phàng". 4. Chính trong lúc đau đớn, tuyệt vọng nhất, bóng hồng tiếp theo đã bước vào cuộc đời Hàn Mặc Tử, nàng tên Mai Đình, người ta gọi ấy là "tình văn chương". Xét về nhan sắc, vóc dáng mộc mạc, chân quê và nhỏ bé của Mai Đình thua xa vẻ đài các của Mộng Cầm hay nét yểu điệu lạnh lùng của Hoàng Cúc. Hai người quen nhau qua một người bạn văn của Hàn Mặc Tử. Năm 1937, Mai Đình đã chủ động đến Quy Nhơn tìm gặp người trong mộng. Ba bà Mộng Cầm, Mai Đình, Ngọc Sương Lúc ấy, Hàn Mặc Tử rất mặc cảm vì đang mang bệnh nặng nên không chịu gặp mặt. Nhưng càng như thế, Mai Đình càng thương xót hơn, nàng nói muốn chia sẻ bớt nỗi đau khổ của thi sĩ đa tình. Cảm kích trước tấm chân tình của người con gái này, song Hàn Mặc Tử vẫn cho rằng chuyện tình của họ sẽ chẳng có kết quả gì. Về sau, chứng kiến sự hy sinh và tình yêu lớn lao của Mai Tình, Hàn Mặc Tử mới đáp lại tình cảm của nàng. Vì tình yêu, Mai Đình đã ở bên Hàn Mặc Tử ngay cả lúc bệnh phong đã tàn tạ cả thể xác và tinh thần của chàng. Rồi khi bị mọi người hắt hủi, Mai Đình luôn là người an ủi, động viên chàng. Tuy nhiên, tình yêu ấy cuối cùng vẫn không chiến thắng nổi một "thế lực" thứ 3 - ấy là sự cưỡng ép của bố mẹ Mai Đình, ép nàng đi lấy chồng. 5. Mối tình thoáng qua khác trong cuộc đời Hàn Mặc Tử là Ngọc Sương. Ngọc Sương là chị ruột của Bích Khê - một người bạn văn của thi sĩ. Trong những ngày tháng đau đớn vì bệnh tật và tuyệt vọng vì tình yêu dang dở, sự xuất hiện của Ngọc Sương như một niềm an ủi lớn đối với Hàn Mặc Tử, nhưng tình yêu này chỉ như "gió thoảng mây bay". Mối tình trong mộng với giai nhân có cái tên đẹp và ấn tượng Thương Thương cũng là một mối tình khác trong cuộc đời chàng ca sĩ tài hoa mà bạc mệnh. Người ta kể rằng, trong những ngày nằm trong túp lều bên bờ biển, Hàn Mặc Tử đã nhận được một bức thư đề tên người gửi là Thương Thương. Bức thư bày tỏ tấm lòng của một nữ sinh xứ Huế với hồn thơ và cuộc đời bất hạnh của Hàn Mặc Tử. Chàng đã đem lòng say đắm người trong mộng, đặt cho nàng biệt danh Người lụa bến Sông Hương. Tuy hai người không gặp mặt nhưng tình yêu đó đã chắp cánh cho những vở kịch thơ ngọt ngào như Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội... Năm 1940 là năm cuối của cuộc đời Hàn Mặc Tử, định mệnh đã cướp mất sự sống của chàng thi si đa tình ở tuổi 28. Hàn Mặc Tử không chết vì bệnh phong? Chi tiết xem tại đây: http://vietbao.vn/Van-hoa/Han-Mac-Tu-khong-chet-vi-benh-phong/70085825/181/

Từ khóa » Tiểu Sử Hàn Mặc Tử Và Mộng Cầm