Karate – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Văn phong và cách dùng từ trong bài hoặc đoạn này không bách khoa. Xin vui lòng giúp biên tập lại. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Japanese martial artBản mẫu:SHORTDESC:Japanese martial art
Karate空手
Hanashiro Chōmo, k. 1938Hanashiro Chōmo, k. 1938
Tên khácKarate Do (空手道)
Trọng tâmStriking
Mức độ bạo lựcFull-contact, semi-contact, light-contact
Xuất xứVương quốc Lưu Cầu (ngày nay là Tỉnh Okinawa, Nhật Bản)
Ảnh hưởng từVõ thuật bản địa của quần đảo Ryukyu, Võ thuật Trung Hoa[1][2]
OlympicDebuted in 2021
Karate
Karate World Championship 2006 trong Tampere, Phần Lan; Chung kết hạng nặng nam
Cơ quan quản lý cao nhấtLiên đoàn Karate Thế giới
First developedVương quốc Lưu Cầu, ca. 17th century
Đặc điểm
Va chạm
Giới tính hỗn hợpKhông
Hình thứcVõ thuật
Hiện diện
Quốc gia hoặc vùngToàn cầu
OlympicRa mắt trong 2021]]
Karate
"Karate" trong kanji
Tên tiếng Nhật
Kanji空手
Hiraganaからて
Katakanaカラテ
Chuyển tự
Rōmajikarate

Karate (空手 (からて) (Không Thủ), Karate?) hay Karate-dō (空手道  (からてどう) (Không Thủ Đạo), Karate-dō?) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Xuất xứ tên gọi "Karate"

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, khi mới chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tōsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Trung Quốc", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo...), Karate được gắn thêm vĩ tố "đạo" (道), phát âm trong tiếng Nhật là "do". Vì thế, có tên Karate-do. Đa phần người tập Karate đều hướng tới chữ "do" này muốn học trò của mình có đạo đức nhân cách.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Itosu Anko, cha đẻ của Karate hiện đại

Những nghiên cứu gần đây cho thấy Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào của Vương quốc Lưu Cầu xưa ghi chép về môn võ này. Người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate.

  • Xuất phát từ các điệu múa vùng nông thôn Lưu Cầu, một môn võ (người Ryukyu gọi là dei và viết bằng chữ Thủ 手) hình thành và phát triển thành Todei (唐手). Đây là giả thiết do Azato Anko đưa ra.
  • Do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư sang Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha và truyền các môn võ thuật Trung Quốc tới đây. Vì thế mà có tên gọi là tote (唐手) với chữ to (唐 - Đường) chỉ Trung Quốc, còn te (手 - Thủ) nghĩa là "võ", tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa.
  • Theo con đường thương mại tới Okinawa. Vương quốc Lưu Cầu xưa có quan hệ thương mại rộng rãi với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Các môn võ thuật có thể từ các miền đất này theo các thuyền buôn và truyền tới Okinawa.
  • Bắt nguồn từ môn vật của Okinawa có tên là shima.

Du nhập Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Võ sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt đầu tiên đem những phái võ Nhật Bản gồm có nhu đạo, Karate, kendo và aikido về Sài Gòn, Việt Nam năm 1947. Trong khi đó ở Huế có Suzuki Choji, một viên sĩ quan trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản, sau Đệ nhị Thế chiến chọn ở lại Việt Nam, định cư ở Huế và mở võ đường, lúc đầu dạy Judo, đến năm 1963 thì chuyển sang dạy Karate. Địa điểm võ đường là số 8 đường Võ Tánh.[3]

Phương pháp luyện tập

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Kata, Karate Bài chi tiết: Kumite, Karate

Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata") và tập luyện giao đấu ("Kumite")

Kỹ thuật cơ bản (Kihon) (基本) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ thuật đấm, động tác chân, các thế tấn), thân pháp, nhãn pháp, hơi thở trong từng kĩ thuật của môn võ. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận, ví dụ những bước thực hành đòn đấm.

Kata (型) nghĩa là "bài quyền" hay "khuôn mẫu" "bài hình", tuy nhiên nó không phải là các động tác múa. Các bài kata chính là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của môn sinh, mỗi hệ phái Karate-do lại có một kĩ thuật khác nhau vì thế mà trong luật thi đấu của liên đoàn Karate thế giới phải tuân theo kĩ thuật của 4 hệ phái lớn.

Các lưu phái Karate

[sửa | sửa mã nguồn]

Karate có nhiều lưu phái. Giữa các lưu phái có sự khác nhau ít nhiều về bài quyền, phương pháp huấn luyện, quy cách thi đấu. Trước hết, Karate chia thành Karate truyền thống và Full Contact Karate.

Karate truyền thống

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Karate truyền thống

Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái tuân theo quy tắc sundome (寸止め). Quy tắc sundome tức là chấp hành cách đánh khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất định. Karate truyền thống theo nghĩa rộng chỉ tất cả các lưu phái, tổ chức tham gia Liên minh Karatedo Toàn Nhật Bản (trong nước Nhật) và Liên minh Karatedo Thế giới (quốc tế).

Karate truyền thống có một số đặc trưng sau:

  • Coi trọng lễ tiết, triết học
  • Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển
  • Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại
  • Ít tổ chức thi đấu
  • Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các lưu phái, song nhìn chung đều lâu.

Karate truyền thống gồm các nhóm lưu phái sau:

  • Karate cổ truyền: Đây là các lưu phái Karate không bị thể thao hóa hay hình thức hóa. Các lưu phái này coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và luyện tập như nguồn gốc ở Okinawa. Đó là các hệ phái Kojou-ryū (hoặc Kogusuku-ryū theo phương ngôn Okinawa), Honbu-ryū, Shintō-ryū, v.v…
  • Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái đi theo dòng Karate thể thao hóa nhưng áp dụng quy tắc sundome, bao gồm bốn hệ phái chính là Gōjyu-ryū, Shōtōkan-ryū, Wadō-ryū, Shitō-ryū
  • Karate Okinawa: Các lưu phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa như Okinawa Gōjyu-ryū, Shōrin-ryū (Tiểu Lâm Lưu), Shōrin-ryū (Thiếu Lâm Lưu), Shōrinji-ryū (Thiếu Lâm Tự Lưu), Gensei-ryū, Hojo-ryū, Isshin-ryū, Makiwara, Ryu-te, Ryuei-ryū, Shuri-ryū, Shōei-ryū, v.v…

Karate hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ yếu phục vụ cho thi đấu thể thao gồm 2 phần Kata và Kumite. Về Kata(biểu diễn quyền) trong hơn 100 hệ phái của Karate thì có 8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính được đưa vào sử dụng, đó là các hệ phái: GOJU-RYU, WADO-RYU, SHOTOKAN, SHITO-RYU. Cụ thể 8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính như sau:

Goju: (2 bài: Seipai và Saifa)

Shotokan: (2 bài: Jion và Kankudai) Shito: (2 bài: Bassaidai và Seienchin) Wado: (2 bài: Seishan và Chinto)

  • Ngoài 8 bài quyền bắt buộc 4 hệ phái này còn có các bài quyền tự chọn như sau:

GOJU-RYU có 10 bài, WADO-RYU có 10 bài,SHOTOKAN 21 bài, SHITO-RYU 43 bài.

Full Contact Karate

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Full Contact Karate

Full Contact Karate (romaji: Furu Kontakuto Karate) lại áp dụng quy tắc sử dụng đòn đánh trực tiếp vào đối phương khi thi đấu không hạn chế cường độ. Khi thi đấu có thể sử dụng hoặc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như mũ, áo giáp, găng tay, v.v… Tuy được phân biệt với Karate truyền thống ở chỗ sử dụng quy tắc trên, song chính quy tắc đánh trực tiếp vào người đối phương không hạn chế cường độ mới là quy tắc của Karate nguyên thủy ở Okinawa. Chính vì thế, lưu phái lớn nhất trong Full Contact Karate lấy tên là Kyokushin Karate (極真カラテ hay Cực chân Karate, Karate chính cống). Full Contact Karate phổ biến ở nước ngoài nhất là Mỹ hơn là ở Nhật Bản.

Thi nâng đẳng nâng đai trong Full Contact Karate ngoài dựa vào biểu diễn các bài kata còn dựa vào kết quả đấu kumite giữa những người cùng đăng ký thi lên đẳng.

Các Hệ phái Full Contact Karate chủ yếu là:

  • Kyokushin Karate (bao gồm các phân phái nhỏ là Kyokushin Kaikan ở Nhật Bản, The World Oyama Karate Organization ở Mỹ, WKO Shinkyokushinkai, Seido Kaikan ở Nhật, Ashihara Kaikan với ảnh hưởng quan trọng tới huấn luyện võ thuật của quân đội và cảnh sát ở Nhật, v.v…). Ở phương Tây, Kyokushin Karate còn được gọi là Knock-down Karate. Các phái này cho đánh trực tiếp vào người đối phương khi thi đấu, nhưng không được đánh vào đầu.
  • Các lưu phái cho phép đánh cả vào đầu đối phương khi thi đấu bao gồm ShinKarate, Zendokai, Daido Juku (hiện đã tách thành môn võ riêng tên Kudo) v.v…
  • Ngoài ra còn có một số môn phái Karate ở Mỹ trong đó Karate Chuyên nghiệp Toàn Mỹ mà thực chất là Karate kết hợp với các môn boxing, kickboxing nên có khi gọi là Karate tổng hợp.

Đẳng cấp, màu đai và danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924.

Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có qua quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai đỏ, đai nâu, đai tím, v.v … Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này.

Trang phục

[sửa | sửa mã nguồn]
Trang phục Karate của một võ sinh với bài quyền kata
Trang phục của một võ sĩ Karate ngày nay.

Nguyên thủy, người luyện tập và đấu Karate để mình trần và mặc khố fundoshi. Ngày nay, người luyện tập Karate mặc áo màu trắng là học theo áo của môn Judo. Karate truyền thống thường mặc áo mà tay áo dài đến cổ tay, ống quần cũng dài đến cổ chân. Trong khi đó, Full Contact Karate mặc áo quần có ống tay áo ngắn hơn và ống quần dài hơn.

Thay đổi trong phương pháp huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Cảnh huấn luyện Karate trong thành Shuri ở Naha.

Khác với các môn võ khác của Nhật Bản được truyền thụ bằng tài liệu, Karate vốn được truyền thụ bằng miệng (khẩu truyền) và biểu diễn mẫu. Tuy nhiên, từ thời kỳ Taisho các cao thủ Karate ở Okinawa thành lập Câu lạc bộ Đường thủ Karate để cùng nhau nghiên cứu, trao đổi về Karate, thì bắt đầu xuất hiện các tài liệu hướng dẫn tập luyện Karate.

Các điều luật lệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo tiếng Nhật gọi là Dojo kun, là một bộ các điều được đưa ra để các võ sinh Karate tuân theo. Những điều lệ này được áp dụng trong dojo hay còn gọi là phòng tập và trong cả cuộc sống đời thường.

Năm điều huấn thị của võ sư Funakoshi

[sửa | sửa mã nguồn]

Võ sư Funakoshi Gichin (tiếng Nhật: 船越 義珍) (1868-1957) đưa ra năm điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.

  1. Nỗ lực hoàn thiện nhân cách, tiếng Nhật: ―、人格完成に努ろこと, phiên âm: Hitotsu, jinkaku kansei ni tsutomuru koto.
  2. Luôn luôn chân thành, tiếng Nhật: ―、誠の道を守ること, phiên âm: Hitotsu, makoto no michi wo mamoru koto.
  3. Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực, tiếng Nhật: ―、努力の精神を養うこと, phiên âm: Hitotsu, doryoku no seishin wo yashinau koto.
  4. Trọng lễ nghĩa, tiếng Nhật: ―、礼儀を重んずること, phiên âm: Hitotsu, reigi wo omonzuru koto.
  5. Kiềm chế các hành vi nóng nảy, tiếng Nhật: ―、血気の勇を戒むる, phiên âm: Hitotsu, kekki no yu wo imashimuru koto.

Hai mươi điều về Karate của sư tổ Funakoshi

[sửa | sửa mã nguồn]

1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.

2. Karate không nên ra đòn trước.

3. Karate phải giữ nghĩa.

4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.

5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.

6. Cần để tâm thoải mái.

7. Khinh suất tất gặp rắc rối.

8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về Karate.

9. Rèn luyện Karate cả đời không nghỉ.

10. Biến mọi thứ thành Karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.

11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.

12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.

13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.

14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.

15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.

16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.

17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.

18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.

19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.

20. Luôn chín chắn khi dùng võ.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Higaonna1
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên okinawa history
  3. ^ "Không thủ đạo..."
  4. ^ “Võ Karate là gì? Học võ Karatedo bạn nên biết những điều này!”. WikiSport. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Liên đoàn Karate Thế giới (World Karate Federation), có tài liệu về Karate.
  2. Japan Karate Association, có tài liệu về Karate.
  • x
  • t
  • s
Môn thể thao Thế vận hội Mùa hè
Nội dung thi đấutruyền thống
  • Dưới nước
    • Bơi
    • Bơi nghệ thuật
    • Nhảy cầu
    • Bơi Marathon
    • Bóng nước
  • Bắn cung
  • Điền kinh
  • Cầu lông
  • Bóng rổ
    • 3x3
    • 5x5
  • Quyền Anh
  • Chèo xuồng canoe
    • Dích dắc
    • Nước rút
  • Xe đạp
    • BMX
    • BMX tự do
    • Địa hình
    • Đường trường
    • Lòng chảo
  • Cưỡi ngựa
    • Biểu diễn
    • Toàn năng
    • Nhảy ngựa
  • Đấu kiếm
  • Khúc côn cầu trên cỏ
  • Bóng đá
  • Golf
  • Thể dục dụng cụ
    • Nghệ thuật
    • Nhịp điệu
    • Nhào lộn
  • Bóng ném
  • Judo
  • Năm môn phối hợp hiện đại
  • Chèo thuyền
  • Bóng bầu dục bảy người
  • Lướt thuyền buồm
  • Bắn súng
  • Bóng bàn
  • Taekwondo
  • Quần vợt
  • Ba môn phối hợp
  • Bóng chuyền
    • Bóng chuyền bãi biển
  • Cử tạ
  • Đấu vật
    • Tự do
    • Cổ điển
Nội dung thi đấubổ sung (từ 2020 trở đi)
  • Breakdance
  • Bóng chày
    • Bóng mềm
  • Karate
  • Trượt ván
  • Leo núi thể thao
  • Lướt sóng
  • Xem thêm: Môn thể thao Paralympic và Thế vận hội Mùa đông
  • x
  • t
  • s
Võ thuật
  • Danh sách các môn phái
  • Lịch sử
  • Niên biểu
  • Cương và nhu
Nguồn gốc theo khu vực
  • Trung Quốc
  • Châu Âu
  • Ấn Độ
  • Indonesia
  • Hoa Kỳ
  • Nhật Bản
  • Triều Tiên
  • Philippines
  • Việt Nam
  • Campuchia
Kỹ thuật tay không
  • Cận chiến
  • Ghì chặt
  • Đòn cùi trỏ
  • Húc đầu
  • Đòn nắm
  • Đòn chân (cước, phi cước)
  • Đòn đầu gối
  • Khoá khớp
  • Đòn tay (dọc trúc, thôi châu, thôi sơn)
  • Đòn quét
  • Takedown
  • Đòn ném
  • Quyền thuật/Quyền cước
  • Tấn pháp (đinh tấn, kiềm dương tấn, trung bình tấn)
Vũ khí
  • Bắn cung
  • Đấu dao
  • Vũ khí cận chiến
  • Bắn súng
  • Đấu gậy
  • Đấu côn
  • Đấu kiếm
  • Đao thuật
  • Thương thuật
  • Kiếm thuật
Luyện tập
  • Kata
  • Vũ khí luyện tập
  • Bao tập đấm
  • Thôi thủ
  • Randori
  • Đấu tập
  • Mộc nhân thung
  • Mai hoa thung
  • Võ phục
  • Đai đen
Vật lộn
  • Nhu thuật Brazil
  • Judo (Nhu đạo)
  • Jujutsu (Nhu thuật)
  • Sambo Nga
  • Sumo
  • Đấu vật
Đòn đánh
  • Kun Lbokator
  • Kun Khmer (Quyền Khmer)
  • Quyền Anh
  • Capoeira
  • Karate (Không Thủ Đạo)
  • Kickboxing (Quyền cước)
  • Muay Thái (Quyền Thái)
  • Lethwei
  • Tán thủ
  • Savate
  • Taekwondo (Đài Quyền Đạo)
  • Việt Võ Đạo (Vovinam)
  • Võ Thiếu Lâm
  • Túy quyền
Khí
  • Aikido (Hợp Khí Đạo)
  • Aikijutsu
  • Bát quái chưởng
  • Thái cực quyền
  • Hình ý quyền
  • Khí công
Trực chiến /Đối kháng
  • Kun Khmer chuyên nghiệp
  • Quyền Anh chuyên nghiệp
  • Kickboxing chuyên nghiệp
  • Karate trực chiến
  • Võ thuật tổng hợp
  • Đấu vật chuyên nghiệp
Tự vệ / Chiến đấu tổng hơp
  • Võ gậy (Arnis)
  • Bartitsu
  • Hapkido (Hiệp Khí Đạo)
  • Kajukenbo
  • Krav Maga
  • MCMAP
  • Pencak Silat
  • Systema
  • Vịnh Xuân quyền
  • Phương diện luật pháp
Chiết trung / Hỗn hợp
  • Kenpo Hoa Kỳ
  • Chun Kuk Do
  • Triệt quyền đạo
  • Kuk Sool
  • Shooto
  • Shorinji Kempo
  • Unifight
Giải trí
  • Chiến đấu trên sân khấu
  • Đấu vật chuyên nghiệp
  • Phim võ thuật (Chanbara)
  • Trò chơi điện tử đối kháng
  • Võ hiệp (Phim võ hiệp)
Cổng thông tin Chủ đề Võ thuật

Từ khóa » đai đen Karate Gồm Bao Nhiêu đẳng