Karik Mắc Bệnh Rối Loạn Lưỡng Cực, Dấu Hiệu Bệnh Cực Dễ Bỏ Qua

2 ngày gần đây, Karik khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng khi thừa nhận bản thân đang mắc bệnh rối loạn lưỡng cực suốt 12 năm qua. Nam ca sĩ tiết lộ bản thân mình vô cùng nhạy cảm với các thái độ ngược lại với mình.

Thậm chí, anh còn gây hoang mang trước dòng bình luận tiêu cực: "Chuẩn bị ăn đám tang tui tới nơi, tui cảm nhận tui sắp hết nhiệm vụ của mình ở hành trình cuộc đời này rồi nên tranh thủ đi".

saostar-01eaux5mdjqclbp3.jpeg

Thực tế, căn bệnh rối loạn lưỡng cực mà Karik mắc phải là một trong những chứng bệnh tâm thần. Bệnh gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm).

Bệnh có tính chất chu kỳ, người bệnh biểu hiện tâm trạng từ lạc quan, bay bổng xen giữa bi quan, chán ghét cuộc sống. Người mắc chứng bệnh này khó duy trì quan hệ xã hội, có đôi khi bị mọi người xa lánh.

Những nguyên nhân nào có thể khiến 1 người bị rối loạn lưỡng cực?

Thông thường, sẽ có 3 nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực phổ biến nhất:

1. Di truyền: Nếu trong nhà từng có người mắc bệnh này thì chắc chắn sẽ di truyền lại cho con cháu đời sau.

2. Tâm lý xã hội tác động: Người bệnh này sẽ bị một số thứ trong cuộc sống tác động như bị chỉ trích, thất vọng trong tình cảm, công việc, học vấn...

3. Yếu tố tâm lý cá nhân: Người đã từng mắc bệnh trầm cảm thì rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra.

benh-tram-cam.jpeg

Rối loạn lưỡng cực rất nguy hiểm bởi nó gây ra ảo giác cùng suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bệnh nhân chán nản, muốn chết hoặc tự tử theo nhiều cách khác nhau. Đáng nói là, các dấu hiệu của bệnh thường vặt vãnh, dễ bị bỏ qua vì thế không phải ai cũng phát hiện ra tình trạng của mình để kịp thời điều trị.

Khi bị rối loạn lưỡng cực, một người sẽ có những dấu hiệu gì?

Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực có thể thay đổi từ người này sang người khác, các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian.

* Ở giai đoạn hưng cảm

- Thái độ lạc quan bất thường

- Năng lượng tăng vọt

- Dễ bị kích động

- Có những ý nghĩ hoang tưởng

- Dễ bị phân tâm

tram-cam-nang-3-1.jpeg

* Ở giai đoạn trầm cảm

- Chán nản

- Mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động

- Tăng hoặc giảm cân đáng kể

  • 1 món ăn có giá đắt hơn thịt, được ví "tốt ngang tổ yến": F0 hậu COVID-19 tìm mua ăn để tăng sức đề kháng nên nhớ có 2 đối tượng tránh dùng

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

- Luôn có cảm giác bồn chồn

- Mất năng lượng

- Luôn cảm thấy bản thân không có giá trị và mang cảm giác tội lỗi

- Thiếu tập trung

- Suy nghĩ, lên kế hoạch tự tử

- Lo lắng, đau khổ

- U sầu

- Rối loạn tâm thần

tram-cam-noi-sinh-2-1.jpeg

Bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực thường khó để chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể làm giảm triệu chứng bằng các loại thuốc hướng tâm thần và liệu pháp tâm thần.

Nếu điều trị sớm và đúng phác đồ, người bệnh sẽ thuyên giảm triệu chứng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ để người bệnh tiếp xúc với một vài liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn hành vi và cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được yêu cầu phải ngủ đủ giấc, tránh xa các chất kích thích, có lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng...

Để phòng tránh rối loạn lưỡng cực, mỗi người nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học, làm việc - nghỉ ngơi cân bằng, sức khỏe thể chất luôn đảm bảo, sống hòa đồng với bạn bè, thân thiết với gia đình... Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi cần thông báo với bác sĩ khi nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của rối loạn lưỡng cực.

Từ khóa » Karik Rối Loạn