Kê Biên Tài Sản Là Gì? Quy định Pháp Luật Về Kê Biên Tài Sản Trong Thi ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Kê biên tài sản là gì?
- 2 2. Quy định pháp luật về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự:
- 2.1 2.1. Nguyên tắc tiến hành kê biên tài sản:
- 2.2 2.2. Trình tự, thu tục kê biên tài sản thi hành án dân sự:
- 3 3. Các trường hợp kê biên tài sản:
1. Kê biên tài sản là gì?
Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo việc thi hành án. Trong thời gian kê biên, đối tượng bị áp dụng bị hạn chế quyền về tài sản. Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng với đối tượng là với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải tất cả các tài sản của những người thuộc các đối tượng trên đều bị kê biên.
Kê biên tài sản tiếng anh là “Property distraint”.
2. Quy định pháp luật về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự:
2.1. Nguyên tắc tiến hành kê biên tài sản:
Khi tiến hành kê biên phải tuân theo các nguyên tắc sau:
– Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
– Trong trường hợp có thể bị tịch thu toàn bộ tài sản thì kê biên vẫn phải để lại một phần tư liệu sinh hoạt tối thiểu, cần thiết cho gia đình bị can, bị cáo có điều kiện sinh sống như lương thực, thuốc, đồ đạc, dụng cụ sản xuất, chăn, màn, quần áo…
– Chỉ kê biên phần tài sản thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn, bị đơn hoặc người có trách nhiệm bồi thường.
2.2. Trình tự, thu tục kê biên tài sản thi hành án dân sự:
– Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa Điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
– Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
3. Các trường hợp kê biên tài sản:
– Kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm
Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký.
Sau khi kê biên, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản đó để xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 178 của Luật này.
– Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp
Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Luật này.
– Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án; trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án.
Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.
– Kê biên vốn góp
Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án. Đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án.
– Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói
Khi kê biên đồ vật đang bị khóa hoặc đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khóa, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá khóa hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khóa, phá khóa, mở gói.
Trường hợp cần thiết, sau khi mở khóa, phá khóa, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 của Luật này.
Việc mở khóa, phá khóa, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.
– Kê biên tài sản gắn liền với đất
Khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó.
– Kê biên nhà ở
Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.
Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.
Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết.
Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.
Việc kê biên nhà ở bị khóa được thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
– Kê biên phương tiện giao thông
Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có.
Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp.
– Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao thông.
– Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.
Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.
– Kê biên hoa lợi
Trường hợp người phải thi hành án có tài sản mang lại hoa lợi, Chấp hành viên kê biên hoa lợi đó để bảo đảm thi hành án. Đối với hoa lợi là lương thực, thực phẩm thì khi kê biên, Chấp hành viên phải để lại một phần để người phải thi hành án và gia đình họ sinh sống theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 87 của Luật này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Luật Thi hành án dân sự năm 2019.
Từ khóa » Kê Biên Tài Sản Tiếng Anh Là Gì
-
Kê Biên Tài Sản | Vietnamese To English | Law (general)
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'kê Biên' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Kê Biên Tiếng Anh Là Gì - Top Game Bài
-
Englishforlawvn - Một Số Thuật Ngữ Tiếng Anh Trong Lĩnh... | Facebook
-
Kê Biên Tiếng Anh Là Gì
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì? Trình Tự Kê Biên Tài Sản Thi Hành án
-
Một Số Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Luật Thông Dụng
-
Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Luật
-
Khoảng Trống Pháp Luật Trong Kê Biên Tài Sản Bảo đảm Thi Hành án
-
Kê Biên Tài Sản Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì? Quy định Về Kê Biên Tài Sản Trong Tố Tụng Hình Sự
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì ? Đối Tượng, Thẩm Quyền Ra ... - Luật Minh Khuê
-
Kê Biên Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Kê Biên Tiếng Anh Là Gì - Mni