Kể Chuyện Cây Khế Lớp 4 Siêu Hay (6 Mẫu)
Có thể bạn quan tâm
Kể lại câu chuyện Cây khế gồm 11 mẫu hay nhất, giúp các em nắm được toàn bộ sự kiện chính trong câu chuyện Cây khế để biết cách chắt lọc những ý hay, kể lại toàn bộ câu chuyện Sự tích Cây khế, kể Sự tích Cây khế bằng lời của em, của chị dâu thêm sinh động.
Câu chuyện Cây khế đã mang lại cho chúng ta bài học quý giá về ở hiền gặp lành, để các em học tập và noi theo. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm mẫu kể chuyện Nàng tiên Ốc, Vịt con xấu xí... để kể chuyện ngày càng hay hơn.
Kể lại câu chuyện Cây khế siêu hay
- Dàn ý Kể lại câu chuyện Cây khế
- Sự kiện chính trong câu chuyện Cây khế
- Kể lại câu chuyện Cây khế hay nhất
- Kể lại câu chuyện Cây khế lớp 4
- Kể lại truyện Cây khế
- Kể lại truyện cổ tích Cây khế
- Kể lại câu chuyện Cây khế
- Kể lại câu chuyện Cây khế ngắn gọn
- Kể lại truyện Cây khế ngắn gọn
- Kể lại câu chuyện Cây khế bằng lời văn của em ngắn gọn
- Kể lại câu chuyện Cây khế bằng lời của em hay nhất
- Kể lại câu chuyện Cây khế bằng lời văn của em
- Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của người chị dâu
Dàn ý Kể lại câu chuyện Cây khế
a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện cổ tích mà em yêu thích nhất: Cây khế
b) Thân bài: Kể lại các sự việc chính của câu chuyện theo trình tự hợp lí:
- Một gia đình nọ có hai người con trai có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: người anh độc ác, gian xảo bao nhiêu thì người em hiền lành, chăm chỉ, trung thực bấy nhiêu
- Khi cha vừa qua đời, người anh đã chiếm hết toàn bộ gia sản, chỉ chia cho em một túp lều cũ và cây khế già bên cạnh
- Năm đó, cây khế già bất ngờ cho rất nhiều quả to và ngon, nên thu hút một con chim thần đến ăn
- Sau khi nghe người em than thở về hoàn cảnh của mình, chim thần liền cất tiếng nói “Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”
- Sáng hôm sau, chim đến chở người em bay đến đảo vàng, lấy đầy túi ba gang rồi chở người em về lại nhà
- Từ đó, người em trở nên giàu có, nhưng không hề kiêu ngạo mà vẫn rất gần gũi với bà con, thường xuyên giúp đỡ mọi người
- Người anh vừa biết tin em trở nên giàu có, liền lân la sang hỏi thăm bí quyết làm giàu
- Sau khi biết về chim thần và đảo vàng, hắn liền xin đổi hết gia sản của mình để lấy cây khế già của người em
- Khi đã có cây khế, hắn ta rình chờ chim thần tới ăn, liền chạy ra giả vờ than thở về hoàn cảnh khó khăn, để được chim hứa chở ra đảo
- Tuy nhiên, thay vì túi ba gang như đã hẹn, hắn ta lén mang theo một cái túi lớn gấp ba lần
- Vì thế, số vàng nặng nề mà người anh thu gom được khiến chim thần cố gắng mãi mới bay lên cao được
- Trên đường về, trời bất ngờ có bão lớn khiến chim thần và người anh cùng rơi xuống biển
- Chim thần cố gắng bay lên khỏi mặt nước được, còn người anh thì do buộc quá nhiều vàng trên người nên đã chìm xuống sâu dưới đáy đại dương
c) Kết bài: Ý nghĩa, bài học mà em học được từ câu chuyện cổ tích Cây khế
Sự kiện chính trong câu chuyện Cây khế
Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:
- Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.
- Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.
- Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho cây
- Khi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàng
- Đến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
- Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
- Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.
- Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.
Kể lại câu chuyện Cây khế hay nhất
Từ rất lâu rồi có hai anh em nghèo, cha mẹ mất sớm hai anh em chung sống cùng nhau. Đến khi người anh lấy vợ thì chia gia tài. Với tư cách người anh lớn hắn chiếm mọi tài sản cha mẹ để lại chỉ đưa cho người em duy nhất túp lều và cây khế.
Với tính cách hiền lành nên người em không phàn nàn mà chấp nhận nhường cho người anh phần lớn tài sản. Khi người anh sống sung sướng thì người em phải làm lụng vất vả.
Đến mùa, cây khế sai quả và cho rất nhiều trái ngon. Người em rất vui khi có thể đổi khế lấy gạo về dùng. Bỗng một ngày người em thấy chim đang ăn khế, người em bằng cất lời:
- Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết tôi sống bằng gì?
Con chim kì lạ này bỗng cất lời:
- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang ra mà đựng.
Với tính cách hiền lành, chàng vẫn để chim ăn khế và nghĩ rằng đây là con chim kì lạ. Những ngày sau chim vẫn đến ăn và nói lại câu cũ, thấy vậy chàng lấy những mảnh vải vụn, may một chiếc túi ba gang. Chìm sà xuống và khi chàng đã trên lưng chim cất cánh bay lên trời.
Ngồi trên lưng, chàng thấy nhiều cảnh vật thật hùng vĩ mà chưa bao giờ thấy trong đời. Chim đưa chàng đi rất lâu rồi dừng lại tại một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em ngạc nhiên vì thấy rất nhiều của cải quý giá mà chưa bao giờ thấy trong đời. Chàng lấy vàng bỏ vừa đủ túi ba gang chim cất cánh đưa về nhà. Từ khi trở về cuộc sống chàng bỗng thay đổi, từ người nghèo chàng trai bỗng trở nên giàu có và thường giúp đỡ người nghèo.
Thấy người em bỗng nhiên giàu có, người anh sang hỏi han và biết được câu chuyện chìm ăn khế trả vàng. Lúc này người anh bèn đổi của cải để đổi lấy cây khế. Cuối cùng thì mùa khế cũng đến và chim lại đến ăn khế, người anh khóc lóc nỉ năn chim đừng ăn khế. Cũng như bao lần trước chim nói: Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang ra mà đựng.
Chỉ đợi có vậy, người anh nói với vợ may túi mười hai gang để đựng thật nhiều châu báu, vàng bạc. Chim đưa người anh đến vùng đất có nhiều của cải, người anh vốn tính tham lam nên vơ vét đầy túi mười hai gang. Chim cố gắng bay nhưng vì vàng bạc quá nặng suýt rơi xuống biển, chim đề nghị người anh bỏ bớt vàng bạc nhưng vì tính tham lam nên nhất quyết không nghe lời. Tức giận chim hất người anh cùng với của cải xuống biển.
Chỉ vì bản tính tham lam của cải mà người anh phải bỏ mạng ở biển cả. Đây là bài học đắt giá cho mỗi chúng ta đó là: “không nên tham lam của cải”.
Kể lại câu chuyện Cây khế lớp 4
Các câu chuyện cổ tích không chỉ được kể để giải trí cho người nghe. Mà ẩn giấu ở bên trong đó, là rất nhiều những bài học ý nghĩa về quan niệm sống của người xưa. search Cây khế cũng là một câu chuyện cổ tích như vậy.
Câu chuyện kể về hai anh em trai có tính cách khác nhau hoàn toàn. Người anh trai lười biếng, tham lam lại xấu xa bao nhiêu, thì người em trai lại hiền lành, chăm chỉ và lương thiện bấy nhiêu. Cả hai người sau khi kết hôn, vẫn cùng sống với người cha già hạnh phúc. Nhưng một ngày nọ, người cha đột ngột qua đời mà không để lại di chúc. Nhân cơ hội đó, người anh trai cùng vợ chiếm đoạt hết toàn bộ gia sản, rồi đuổi vợ chồng em trai ra ngoài. Họ chỉ chia cho vợ chồng người em một túp lều tranh cũ kĩ và một cây khế già.
Dù cuộc sống trở nên khó khăn, vất vả, nhưng vợ chồng người em không hề oán than nửa lời. Họ vực dậy tinh thần, chăm chỉ làm việc. Ban ngày họ đi làm thuê, tối đến trở về nhà sum vầy bên mâm cơm và chăm sóc cây khế. Họ cũng rất được bà con chòm xóm yêu quý, bởi tính hiền lành, hay giúp đỡ người khác. Cuộc sống cứ thế bình đạm trôi qua. Năm đó, cây khế già cho ra rất nhiều trái. Trái nào cũng to, cũng thơm ngọt. Vợ chồng người em mừng lắm. Họ định bụng rằng sẽ thu hoạch khế rồi đem ra chợ bán, vậy là có một mùa khế ấm no. Thế nhưng, khi sắp đến ngày họp chợ, thì từ phương xa có một con chim lớn bay đến. Nó to bằng cả ba con trâu lớn trong làng gộp lại. Chim đậu bên cây khế, ăn hết trái này đến trái khác. Ngày nào cũng đến ăn một lần khiến vợ chồng người em sốt ruột vô cùng. Thế là, tuy rất sợ hãi, người em trai vẫn chủ động ra thương lượng với chim. Anh kể cho chim nghe về hoàn cảnh nghèo khó của gia đình mình, mong sao chú chim đừng đến ăn khế nữa. Ngờ đâu, con chim không chỉ hiểu được điều anh nói, vậy mà con trả lời bằng ngôn ngữ con người. Chim thần dặn người em may một cái túi ba gang, rồi đi theo chim ra đảo. Sáng hôm sau, như đã hẹn, chim thần xuất hiện, chở người em bay qua biển rộng, đến một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt vàng vừa đầy chiếc túi mang theo thì dừng lại, cùng chim trở về nhà. Từ hôm đó, gia đình người em trai trở nên giàu có. Tuy vậy, họ vẫn rất hòa đồng với xóm làng, thường xuyên giúp đỡ mọi người.
Nghe tin gia đình em trai đổi đời, vợ chồng người anh vừa ghen tị vừa tò mò. Vì vậy, đã mặt dày sang nhà em trai hỏi chuyện. Khi đã hiểu rõ vấn đề, họ liền ra sức nài nỉ em trai đổi cây khế già đó cho mình bằng toàn bộ gia sản. Khi đã được như ý, hai người đó liền dọn ra túp lều để ở, chờ đợi chim thần xuất hiện. Vừa thấy chim, người anh trai liền lao ra, bắt chước em trai mình kể lể về cuộc sống khó khăn của gia đình. Thế là chim thần lại lần nữa hứa hẹn dẫn hắn ra đảo. Tuy nhiên, lòng tham vô độ đã khiến người anh mang theo một chiếc túi mười hai gang. Đã thế, sao khi nhét đầy vàng vào túi, hắn lại còn nhét vàng vào túi áo, túi quần. Hệ quả là cả cơ thể hắn trở nên nặng trịch, làm chim thần mãi mới bay lên cao được. Ngờ đâu trên đường về, lại có bão lớn ập đến, khiến chim thần ngã xuống biển. Chú chim nhanh nhẹn đã vùng bay lên cao ngay được. Còn người anh thì do số vàng buộc lên người quá nặng, nên chỉ chớp mắt đã chìm sâu xuống đáy biển.
Trước cùng một tình huống, người anh và người em đã chọn hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy dẫn đến hai kết cục khác biệt. Đó chính là bài học mà cha ông ta gửi gắm qua câu chuyện: ở hiền gặp lành - gieo gió gặt bão.
Kể lại truyện Cây khế
Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, sau khi cha mẹ qua đời, người anh chiếm tất cả gia tài, chỉ cho em mỗi một cây khế ở góc vườn. Người em đành nhẫn nhịn, hằng ngày chăm sóc, mong cây sớm ra quả.
Đến mùa, cây khế bói rất nhiều quả to, chín mọng. Một hôm, có con chim đại bàng lớn từ đâu bay tới, đậu trên cây, ăn hết quả này đến quả khác. Người em buồn rầu than thở: “Chim ăn hết khế, ta lấy gì mà sống đây?". Nghe vậy, đại bàng liền đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng". Sau đó, chim cất cánh bay đi.
Người em lấy vải may một cái túi nhỏ. Vài ngày sau, đại bàng đến chở người em bay ra một hòn đảo vắng. Trên đảo có rất nhiều vàng bạc. Người em đựng vàng vào túi rồi cưỡi lên lưng chim bay về. Từ đó, người em trở nên giàu có và thường giúp đỡ dân nghèo.
ít lâu sau, người anh sang chơi, thấy em giàu có thì hết sức ngạc nhiên, bèn gặng hỏi. Người em thành thực kể lại mọi chuyện. Người anh nài nỉ đòi đổi gia tài của mình lấy cây khế. Người em chiều anh nên cũng bằng lòng.
Người anh ngày ngày chực sẵn bên gốc cây. Đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ phàn nàn. Chim cũng đáp lời: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Người anh may sẵn một cái túi mười hai gang. Khi chim đưa anh ta ra đảo, anh ta nhặt vàng nhét đầy vào túi, lại còn giắt thêm vào xung quanh người.
Đại bàng cố sức đập cánh bay lên. Bởi túi vàng to và nặng quá nên đến giữa biển, chim kiệt sức lảo đảo. Thế là người anh và cả túi vàng rơi tõm xuống biển sâu.
Kể lại truyện cổ tích Cây khế
Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.
Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.
Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.
Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.
Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:
- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!
Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.
Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đổ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.
Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thắt lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.
Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sắc màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.
Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.
Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.
Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.
Đại bàng cất tiếng:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.
Kể lại câu chuyện Cây khế
Ở một ngôi làng nọ, có một cặp vợ chồng khá giả sống hạnh phúc với nhau. Họ có hai người con trai đã lớn, nay người anh đã cưới vợ, còn người em trai vẫn đang sống một mình.
Bỗng một ngày, người bố và người mẹ bệnh nặng rồi qua đời. Người anh trai tham lam chiếm hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế lớn, rồi đuổi em mình ra sống dưới gốc cây khế. Vô cùng buồn bã trước hành động của anh trai, nhưng do bản tính thật thà, người em đành dọn ra sống ở túp lều. Hằng ngày, khi người anh ăn uống no say, tận hưởng tài sản bố mẹ để lại, thì người em chăm chỉ đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Đồng thời, anh cũng không quên chăm sóc cây khế - thứ tài sản duy nhất anh được nhận.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, câu khế cuối cùng cũng ra hoa kết trái. Như để không phụ lòng chăm sóc của người em, năm đó cây ra trái nhiều vô kể, trái nào cũng to, ngon ngọt. Người em vô cùng sung sướng khi nghĩ đến số tiền nhận được sau khi bán khế. Thế nhưng, từ phương xa xuất hiện một con chim lớn, đến ăn khế của anh. Nó ăn rất nhiều, nhìn cây khế chẳng mấy mà hết trái, người em đau khổ than thở với chim. Nào đâu, con chim dõng dạc trả lời anh bằng tiếng người. Dặn anh may túi ba gang để nó chở đi lấy tiền đổi khế. Đến ngày, chim chở người em đến một hòn đảo ngoài khơi xa, toàn là vàng. Người em thấy vậy, cũng chỉ lấy đủ vàng cho chiếc túi nhỏ rồi đi về chứ không lấy quá. Từ đó, người em trải qua cuộc sống hạnh phúc, giàu sang.
Thấy vậy, người anh lân la sang hỏi chuyện. Thật thà, người em giải thích hết mọi chuyện cho anh trai. Nghe xong, người anh xin đổi hết tài sản của mình để lấy cây khế. Lúc đầu, người em không đồng ý, nhưng thấy anh mình thiết tha quá nên đành phải gật đầu. Sau khi có cây khế, người anh làm y hệt những gì em trai đã làm. Tuy nhiên, khi được chim dặn may túi ba gang, thì mặt ngoài hắn gật đầu, nhưng đêm về lén may một chiếc túi mười hai gang. Đã thế, khi đến đảo vàng, hắn còn cố nhét vàng vào túi trên khắp người mình. Hậu quả là số vàng quá nặng, khiến chim rất khó khăn để bay lên. Đến lúc này, ông trời không nhìn nổi sự tham lam của người anh nữa, nên nổi bão lớn. Chim không gánh nổi, nghiêng cánh, thế là cả người anh và số vàng rơi xuống biển, mất tăm.
Kể lại câu chuyện Cây khế ngắn gọn
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.
Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.
Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.
Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nói những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam.
Kể lại truyện Cây khế ngắn gọn
“Cây khế” là câu chuyện cổ tích hay và vô cùng ý nghĩa mà tác giả dân gian sáng tác nên. Cho đến ngày nay, khi kho tàng văn học Việt Nam ngày càng trở nên phong phú và đồ sộ, thì câu chuyện này vẫn vẹn nguyên sức hấp dẫn với độc giả như thuở ban đầu.
Câu chuyện kể về hai anh em trai cùng sống trong một gia đình như tình cách trái ngược nhau. Người thân độc ác, tham lam bao nhiêu thì người em hiền lành, chịu khó bấy nhiêu. Chính tính cách đó đã khiến cuộc đời hai người rẽ sang hai hướng hoàn toàn khác nhau. Khi cha qua đời, người em chỉ nhận được một cây khế già và túp lều cũ, còn người anh thì chiếm hết gia sản. Nhưng người em không hề lo lắng, tức giận mà vẫn bình tĩnh tu chí làm ăn. Năm đó cây khế già rất sai quả, nên thu hút một con chim thần đến ăn. Con chim đó sau khi nghe người em than thở về hoàn cảnh, thì đã hứa ăn khế trả vàng. Quả đúng như vậy, khi người em theo nó ra đảo ngoài khơi xa, đã đem về đầy một chiếc túi ba gang vàng bạc châu báu. Nhờ vậy mà gia đình người em trở nên giàu có. Còn người anh, khi biết chuyện đã mặt dày đòi đổi nhà cửa lấy cây khế của em, rồi lại bắt chước em than thở với chim thần. Quả nhiên, chim đồng ý dẫn hắn ta ra đảo vàng. Tuy nhiên, do tham lam, hắn đã mang theo túi lớn những mười hai gang, nhét đầy vàng bạc. Số vàng quá nặng khiến chim thần không bay nổi trong cơn bão và rớt xuống biển. Chim thần thì kịp thời bay vọt lên, còn người anh thì bị số vàng đó kéo chìm xuống biển.
Từ câu chuyện “Cây khế”, em học được những phẩm chất tốt đẹp từ nhân vật người em. Đồng thời hiểu được bản thân phải tránh xa các tính cách tham lam, dối trá và độc ác của người anh.
Kể lại câu chuyện Cây khế bằng lời văn của em ngắn gọn
Cây khế là một câu chuyện cổ tích rất hay và ý nghĩa.
Câu chuyện kể về hai anh em có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Người anh tham lam, độc ác, còn người em hiền lành, lương thiện. Sau khi người cha không may lâm bệnh rồi qua đời. Vợ chồng người anh đã chiếm đoạt hết gia sản, chỉ để cho vợ chồng người em một túp lều nhỏ và cây khế già. Thế là trong khi người anh sung sướng hưởng thụ, thì vợ chồng người em phải vất vả đi làm thuê cuốc mướn.
Năm ấy, cây khế trong vườn rất sai quả, nên đã thu hút một con chim lớn đến ăn. Người em thấy chim ăn nhiều thì than thở với chim, vì đó sẽ là nguồn thu nhập lớn của gia đình. Ngờ đâu, đó là chim thần, đã chở người em ra đảo lấy vàng để trả cho những quả khế mình ăn. Nhờ vậy, gia đình người em trở nên giàu có, đủ đầy. Người anh tham lam thấy thế, liền xin đổi nhà cửa lấy cây khế của em. Rồi bắt chước em than thở với chim. Tuy nhiên, do lòng tham vô đáy, hắn đã mang một cái túi rất lớn, chất đầy vàng bạc lên cả áo quần, nên quá nặng, chim không chở được. Khi bay qua biển, gặp bão, chim đã đánh rơi hắn xuống biển lớn.
Qua câu chuyện, chúng ta nhận được bài học ý nghĩa mà ông cha gửi gắm “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”. Câu chuyện cổ tích ấy không chỉ để giải trí mà còn là những bài học giáo dục đầu đời của bao thế hệ trẻ em nước ta.
Kể lại câu chuyện Cây khế bằng lời của em hay nhất
Ngày xưa, gia đình nọ có hai anh em phải ra ở riêng do cha mất sớm và người anh đã có vợ.
Vợ chồng người anh tham lam, giành hết của cải với lí do phải lo hương hỏa cho cha. Họ chỉ chia cho em khoảnh đất nhỏ có trồng một cây khế. Người em hiền lành và siêng năng, ngày ngày chăm chút cho cây. Đến ngày thu hoạch, người em buồn rầu vì một đàn chim lạ đến ăn gần hết những quả khế ngọt mà chàng đã dày công vun trồng. Đang ngồi bó gối ủ rũ, giọt ngắn giọt dài khóc lóc cho số phận hẩm hiu của mình, người em nghe văng vẳng tiếng nói phát ra từ trên cành khế: “Chúng tôi không phải chim thường đâu. Ăn khế trả vàng. May túi ba gang, mang theo mà đựng”.
Y lời hẹn, sáng sớm hôm sau, Chim Thần dịu anh trên lưng và bay ra một hòn đảo xa tít ngoài khơi. Trên đảo không một bóng người, không có dấu hiệu của sự sống, chỉ toàn vàng bạc châu báu. Bản chất thật thà, người em làm đúng lời dặn của Chim Thần. Chim mang chàng về nhà với túi ba gang đầy vàng bạc đủ sống cả đời.
Cuộc sống người em thay đổi. vẫn lao động chăm chỉ, thêm của cải trời cho, chẳng bao lâu, người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin tìm đến để rõ ngọn nguồn.
Sau khi nghe em kể đầu đuôi câu chuyện, người anh đề nghị đổi cả gia tài để lấy mảnh đất nhỏ có cây khế. Người anh cũng gặp và được Chim Thần hứa trả vàng sau khi ngồi khóc than, kể lể. Vốn tính tham lam, thêm nghe lời vợ xúi, người anh đã may ba bao, mỗi bao dài bảy gang, trái hẳn với lời dặn của Chim Thần. Dọc đường bay về, vì số của cải quá nặng, Chim Thần kêu người anh bỏ bớt nhưng vì tham lam, tiếc của, hắn không nghe. Kết quả, chim đuối sức, chao cánh và kẻ tham lam bị rơi xuống biển cùng số của cải.
Kẻ tham lam và tàn nhẫn với máu mủ ruột thịt có một kết cục bi đát. Một câu chuyện thật hay, để lại cho chúng ta một bài học quý giá trong cuộc đời, đó là “Tham thì thâm”.
Kể lại câu chuyện Cây khế bằng lời văn của em
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam, em thích nhất là câu chuyện Cây khế. Vì câu chuyện không chỉ hay mà còn chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc.
Câu chuyện Cây khế, kể về hai người anh em trai nhưng lại có tích cách đối lập hoàn toàn. Người anh thì tham lam lại lười biếng, còn người em đã chăm chỉ lại còn hiền lành, tốt bụng. Sau khi kết hôn hai anh em vẫn chung sống hòa thuận cùng cha. Tuy nhiên năm đó, cha không may lâm bệnh nặng rồi qua đời. Trước khi mất, cha có để lại một khối tài sản lớn cho hai anh em. Tuy nhiên người anh tham lam đã dành hết tất cả tiền bạc, đất đai, chỉ để lại cho người em một túp lều nhỏ và cây khế già ở cạnh đó.
Tuy bị anh đối xử tệ bạc, người em vẫn không hề oán hận, mà cùng vợ dọn ra sống trong túp lều nhỏ. Hằng ngày, hai vợ chồng vất vả đi làm thuê ở khắp nơi mới đủ ăn. Nhưng họ vẫn rất lạc quan, thường xuyên giúp đỡ bà con trong vùng. Mùa hè năm đó, cây khế ngọt cạnh túp lều của người em rất sai trái. Quả nào cũng to và ngọt lịm. Chắc mẩm sẽ có nhiều khế đem ra chợ bán, hai vợ chồng vui lắm. Ngờ đâu khi đến ngày thu hoạch, từ đâu có một con chim rất lớn bay đến. Ngày nào, nó cũng ăn một lượng lớn trái khế, khiến cây vơi đi trông thấy. Nhìn tình cảnh đó, người em tuy lo sợ nhưng vẫn quyết ra trò chuyện cùng chim. Sau khi anh kể khổ, chim bỗng nhiên cất tiếng người, trả lời anh:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng.
Theo lời chim, người em dặn vợ may một chiếc túi ba gang, đứng sẵn chờ chim đến. Sau khi cùng chim vượt qua những ngọn núi cao, biển rộng, người em được đưa đến một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc đá quý. Nhưng người em vẫn chỉ nhặt đủ trong chiếc túi con mình mang theo rồi cùng chim về nhà. Nhờ số vàng đó, gia đình người em có cuộc sống sung sướng và hạnh phúc.
Còn phía người anh, thấy em mình bỗng nhiên giàu có liền chạy sang mặt dày hỏi chuyện. Biết được ngọn ngành sự việc, hắn liền xin đổi gia sản lấy cây khế già. Thoạt đầu người em không đồng ý, nhưng do người anh nài nỉ quá nên đành chấp nhận. Mọi chuyện vẫn diễn ra y hệt như những gì xảy ra với người em. Chỉ khác là, trong đêm trước khi cùng chim ra đảo, người anh trai đã dặn vợ may một chiếc túi mười hai gang, lớn hơn hẳn bốn lần chim dặn. Khi đến đảo, người anh tham lam đã nhặt vàng bạc cho đầy vào chiếc túi mười hai gang, rồi còn nhét vào áo quần nữa. Vậy nên ì ạch mãi hắn mới bò lên được lưng chim. Thế nên, khó nhọc vô cùng chim mới cất cánh được. Ngờ đâu, trên đường về lại có một cơn dông lớn quét qua, khiến chim rơi thẳng xuống biển. May sao, chim vùng cánh bay lên lại được, còn người anh tham lam thì vì buộc quá nhiều vàng bạc trên người nặng nề nên đã bị sóng cuốn đi mất. Thật đáng đời cho kẻ như hắn ta.
Qua hai kết cục khác biệt của người anh và người em trong câu chuyện Cây khế. Tác giả dân gian đã răn dạy cho người đọc bài học về cách sống. Rằng không được tham lam, ích kỉ, lười biếng. Mà phải biết sống giàu tình yêu thương, luôn chăm chỉ làm việc.
Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của người chị dâu
Thế là đã mấy năm rồi, tôi ở một mình chờ đợi chồng đi lấy vàng trở về. Nhưng đợi mãi, đợi mãi mà không thấy đâu. Có lẽ đây chính là sự trừng phạt dành cho vợ chồng tôi.
Gia đình chồng tôi, bố mẹ mất sớm chẳng để lại được gì cho các con. Nhờ chăm chỉ làm ăn mà hai anh em cũng đủ ăn. Không lâu sau, tôi về làm dâu trưởng trong nhà. Rồi cậu em cũng lấy vợ. Nhưng không hiểu sao, từ khi có gia đình riêng tình cảm giữa hai anh em lạnh nhạt dần. Đến một ngày, do ích kỉ, vợ chồng tôi quyết định chia gia tài. Chúng tôi chỉ chia cho cậu em một căn nhà tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế. Ấy thế mà hai vợ chồng em không kêu ca điều gì. Bẵng đi một thời gian, chúng tôi không hề quan tâm đến cậu em ngốc nghếch đấy nữa. Sống trong sung sướng, hưởng thụ vợ chồng tôi quên đi mất người em. Nhưng có một tin làm chúng tôi tò mò, phải để ý. Tự nhiên trong vùng ai cũng bàn tán chuyện em tôi giàu có lạ thường. Băn khoăn và ghen tỵ, tôi giục chồng sang nhà em chơi và dò hỏi. Câu chuyện được nghe lại khiến tôi cũng muốn được giàu có nhanh chóng. Vốn là nhờ cây khế của cậu em. Nhờ công chăm sóc, vun trồng, nó lớn nhanh và ra hoa kết trái. Những chùm quả ngon ngọt được mọi người khen và biết đến. Một hôm, có con chim lạ bay đến. Cứ như thế trong suốt gần một tháng. Cậu em tôi hỏi thì được chim trả lời: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hôm sau, chim lạ giữ đứng lời hứa đưa em tôi đi lấy vàng. Từ đó, vợ chồng người em trở nên giàu có. Biết chuyện, tôi vội vàng cùng chồng bàn mưu kế. Chúng tôi đổi hết gia tài của mình cho người em để lấy căn lều với cây khế. Hai vợ chồng chỉ có một việc là ngồi chờ chim thần đến. Chờ đợi mãi rồi chim thần cũng xuất hiện. Vợ chồng tôi làm y như những gì cậu em kể lại và quả nhiên được chim thần trả lời. Nhưng vì lòng tham mà vợ chồng tôi bàn nhau may một cái túi thật lớn, thật dài. Trong suy tính của tôi thì chỉ nghĩ làm sao cho lấy được nhiều vàng. Và ngày hôm sau, chim thần đến đưa chồng tôi đi. Nhìn theo chồng, tôi gửi gắm bao nhiêu ước vọng…
Một ngày, hai ngày, ba ngày rồi nhiều ngày trôi qua…tôi đợi mãi mà không thấy chồng trở về. Tôi bất an và lo sợ, không biết có chuyện gì xảy ra. Rồi cứ như thế, tôi đợi đã mấy năm nay và chồng tôi thì mãi không về nữa…
Từ khóa » Tả Câu Chuyện Cây Khế Lớp 5
-
Kể Lại Câu Chuyện Cổ Tích "Cây Khế" | Văn Mẫu Lớp 5
-
Kể Lại Câu Chuyện Cây Khế Bằng Lời Của Nhân Vật Trong Truyện
-
Kể Lại Câu Chuyện Cây Khế Bằng Lời Văn Của Em
-
Kể Lại Câu Chuyện Cây Khế Lớp 5 Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai
-
Văn Mẫu Lớp 5: Viết Bài Văn Về Câu Chuyện Cây Khế
-
Bài Văn: Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết Theo Lời Nhân Vật ...
-
Kể Lại Truyện Cổ Tích Cây Khế Bằng Lời Của Nhân Vật Trong Truyện
-
Top 9 Kể Lại Câu Chuyện Cây Khế Lớp 5 Ngắn Gọn 2022 - Học Tốt
-
Top 5 Kể Lại Câu Chuyện Cây Khế Bằng Lời Văn Của Em Siêu Hay
-
Kể Chuyện Cổ Tích "Cây Khế" Bằng Lời Của Nhân Vật | Văn Hay Lớp 5
-
Đề Bài: Kể Lại Truyện Cổ Tích Cây Khế Bằng Lời Văn Của Em
-
Kể Lại Truyện Sự Tích Cây Khế Theo Lời Kể Của Chim Thần
-
Kể Chuyện Hấp Dẫn đặc Sắt Nhất - Câu Chuyện Cây Khế Lớp 4