Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Dạ Dày - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày là gì?
- Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày
- Khi nào đến gặp bác sĩ?
Viêm dạ dày là vấn đề phổ biến ở đường tiêu hóa. Người bệnh thường chủ quan chỉ cần uống thuốc bệnh sẽ khỏi. Đây là suy nghĩ sai lầm, trong quá trình điều trị cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày đúng cách. Để có một kế hoạch chăm sóc người bệnh hoàn hảo, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên nhé.
Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày thường mô tả tình trạng viêm ở lớp niêm mạc dạ đày. Đây là kết quả của sự xâm nhập vi khuẩn hay uống rượu bia nhiều hay dùng thuốc giảm đau,… Viêm dạ dày là hiện tượng niêm mạc bị viêm, sưng hay loét. Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hay diễn biến âm thầm (viêm dạ dày mãn tính).
Viêm dạ dày có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào sở hữu yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy, chúng ta cần biết những nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ngừa và có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày.
- Nhiễm khuẩn: nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là vi khuẩn làm mất chức năng chống axit của niêm mạc. Vi khuẩn này chui vào lớp nhầy và tiết chất gây hại cho dạ dày.
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh thường xuyên: khi dùng thuốc giảm đau thường xuyên hay quá mức thì cơ thể có thể sẽ ngừng tổng hợp protaglandin. Đây là chất quan trọng để chống lại vi khuẩn có hại trong dạ dày.
- Ăn quá no hay để bụng đói, nhịn ăn: việc không dùng bữa vì bận công việc hay giảm cân đều có thể gây viêm loét dạ dày. Xuất hiện các cơn đau kéo dài từ 1h – 2h. Song song, nếu ăn quá no cũng gây hậu quả khôn lường.
- Uống rượu, bia quá mức: Thức uống có cồn làm kích ứng và xói mòn niêm mạc dạ dày. Tăng cơ hội cho dịch tiêu hóa làm tổn thương.
- Căng thẳng: tình trạng căng thẳng về thể chất cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày.
- Tuổi tác: Người càng lớn tuổi, lớp niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng đi. Nguy cơ nhiễm H. pylori và rối loạn miễn dịch cũng cao hơn người trẻ.
- Vấn đề sức khỏe khác: mắc các bệnh lý như HIV/AIDS, nhiễm ký sinh trùng,… tăng nguy cơ viêm dạ dày.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày
Chế độ ăn uống
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không nhịn đói.
- Ăn đủ, tránh ăn quá no.
- Hạn chế ăn khuya.
- Nếu bị khó tiêu, bạn có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm bớt tác động của axit dạ dày.
- Tránh ăn thực phẩm gây kích thích dạ dày: đồ cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ hay chất béo.
- Hạn chế rượu, bia, thức uống có cồn gây kích thích niêm mạc.
Chế độ sinh hoạt
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày, bạn đừng bỏ quên các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Những hoạt động này ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn.
- Duy trì đồng hồ sinh học hợp lý: Ngủ đủ giấc, đúng giờ và tránh thức khuya. Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh tình trạng cơ thể kiệt sức.
- Hạn chế căng thẳng: Tình trạng lo lắng, áp lực làm bệnh viêm dạ dày càng thêm trầm trọng, nặng có thể gây xuất huyết, viêm loét.
- Vệ sinh thân thể và môi trường: giúp giảm nguy cư tác nhân gây bệnh từ bên ngoài và các biến chứng phát sinh.
- Kiểm soát cảm xúc: cảm xúc thay đổi thất thường (quá vui hay quá buồn) cũng là cơ hội viêm dạ dày tái phát.
- Nâng cao sức khỏe: tập luyện những bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền,… giúp tăng cường sức khỏe.
Giảm đau dạ dày bằng các biện pháp tự nhiên
Uống mật ong và nghệ vào buổi sáng
Cách dùng rất đơn giản, uống vào buổi sáng lúc bụng còn trống rỗng. Pha 1 muỗng mật ong nguyên chất và nửa muỗng cafe bột nghệ, hòa tan với nước ấm và uống. Đây là phương pháp hiệu quả chữa viêm loét dạ dày.
Uống nước mạch nha
Kết hợp mạch nha với hanh bì (tỉ lệ 3:1) để nấu lấy nước uống. Nấu trong khoảng 20 phút để nguyên liệu ra hết chất và chia ra từng phần uống trong ngày.
Nước phật thủ
Chỉ cần rửa sạch phật thủ rồi cho vào bình giữ nhiệt với nước nóng. Để hãm khoảng 20 phút rồi dùng uống trong ngày như trà. Có thể thêm đường phèn cho dễ uống.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên theo dõi diễn tiến của các triệu chứng có tự mất đi không. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài và có khuynh hướng càng trầm trọng, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Đặc biệt, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ nếu:
- Nôn ói kéo dài liên tục 12 tiếng.
- Sốt cao kèm đau bụng dữ dội ở thượng vị.
- Đi ngoài ra máu.
- Đau bụng dữ dội khi mang thai.
- Cân nặng giảm mạnh.
- Dấu hiệu mất nước.
Trên đây là kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày. Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám. Bởi bệnh càng kéo dài, lâu ngày dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…
Từ khóa » Phiếu Chăm Sóc Bệnh Nhân Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
-
[Hướng Dẫn] Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Loét Dạ Dày
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Loét Dạ Dày Tá Tràng Khi Xuất Viện
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Bị Viêm Dạ Dày Cấp [DỄ ÁP DỤNG]
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
5 Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Do Loét Dạ Dày
-
Chăm Sóc Người Bị Loét Dạ Dày Tá Tràng | TCI Hospital
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Thiếu Máu Như Thế Nào Thì Tốt?
-
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦNG DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
-
[PDF] CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
-
Chăm Sóc Người Bệnh đau Dạ Dày Tá Tráng - Trạm Y Tế Xã Tân Túc