KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC Phát Triển Trường Mầm Non Tuổi Thơ Giai ...

MẦM NON TUỔI THƠ ×

Chia sẻ tin bài

Thu các khoản KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC Phát triển trường Mầm non Tuổi Thơ giai đoạn 2020 - 2025 Thứ hai, 8/3/2021, 14:2 Lượt đọc: 18449

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 232/KH- MNTT

Quận 8, ngày 7 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

Phát triển trường Mầm non Tuổi Thơ

Giai đoạn 2020 - 2025

A. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2019;

- Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

- Căn cứ Văn bản số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp nhất Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010; Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non.

- Căn cứ Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;

- Căn cứ Kế hoạch 189/KH-UBND ngày 26/8/2020 về Kế hoạch phát triển Giáo dục và đào tạo, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Ké hoạch 5 năm 2021-2025;

Trường Mầm non Tuổi Thơ xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025 như sau:

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRUỜNG:

Trường Mầm non Tuổi Thơ được thành lập theo quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, trường có 01điểm: Số 197B/1 đường Bùi Minh Trực, Phường 5, Quận 8) với 20 phòng học. Trường được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

1. Về đội ngũ:

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường trong năm học 2019-2020 hiện có: 40

Trong đó: Cán bộ quản lý: 03; giáo viên: 28; nhân viên: 09 (01 kế toán, 01 y tế kiêm văn thư, 02 bảo vệ, 01 phục vụ, 4 cấp dưỡng)

  • Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn

    Đạt chuẩn: 28/28 GV tỉ lệ 100%

    Trên chuẩn: 15/28 GV tỉ lệ 53.5%

    - Tổng số đảng viên: 18. Đoàn Thanh niên CSHCM: 11

    - Đội ngũ giáo viên, nhân viên đa số có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, tâm huyết trách nhiệm luôn có ý thức tự học tự rèn để khẳng định mình.

    - BGH: nhiệt tình, có trách nhiệm cao, luôn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, được sự tín nhiệm của cán bộ giáo viên nhà trường, nhân dân địa phương.

    2. Về học sinh:

    Tr­ường tiếp nhận số l­ượng trẻ năm học 2020-2021 nh­ư sau:

    Số lớp : 18 lớp - Số trẻ: 505 trẻ.

    Trong đó: 3 nhóm trẻ (từ 18 tháng đến 36 tháng): 71 trẻ; 16 lớp MG: 434 trẻ .

    3. Về cơ sở vật chất:

    - Nhà trường có tổng diện tích đất là 4.642m2

    + Phòng học: 20

    + Phòng hiệu trưởng: 01

    + Phòng phiệu trưởng: 02

    + Phòng y tế: 01

    + Phòng hành chính quản trị: 01

    + Văn phòng: 01

    + Phòng giáo dục nghệ thuật: 01

    + Phòng giáo dục thể chất: 01

    + Phòng giặt: 01

    + Phòng bảo vệ: 01

    + Phòng nghỉ nhân viên: 01

    + Nhà bếp: 01

    + Phòng Thư viện: 01

    + Phòng Hội trường: 01

    II. Phân tích cơ hội - thách thức và các điểm mạnh - điểm yếu

    1. Thời cơ

    - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các hoạt động của nhà trường và sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh nên chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ được nâng lên, thu hút trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

    - Đội ngũ cán bộ giáo viên đa số nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá, tốt và nhiều giáo viên tự phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

    - Các bậc phụ huynh ngày càng nhận rõ hơn vai trò, trách nhiệm cùng nhau tham gia xây dựng, phát triển giáo dục bền vững.

    2. Thách thức

    - Yêu cầu của xã hội ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi:

    + Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và liên tục được nâng cao.

    + Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, nhân viên.

    + Cần huy động sự đầu tư, đóng góp của xã hội đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện dạy học thích ứng với nhu cầu xã hội.

    - Sự phát triển của các nhóm trẻ tư thục ngày càng nhiều, càng có nhiều sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng chăm sóc, thu hút phụ huynh đưa trẻ trong độ tuổi trên địa bàn ra lớp đạt chỉ tiêu hàng năm.

    3. Điểm mạnh

    - Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương về các hoạt động của trường.

    - Trường có Chi bộ nên thuận tiện cho việc lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

    - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng nổ trong công tác, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Có nhiều kinh nghiệm và vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.

    - Tham gia tốt các phong trào, hội thi của ngành tổ chức..

    - Các lĩnh vực khác về tổ chức quản lý tài chính, thanh tra – thi đua, Công đoàn, Chi đoàn trong nhà trường hoạt động đều tay, đạt hiệu quả.

    - Phối hợp tốt với phụ huynh trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

    4. Điểm yếu

  • Chưa có phòng cho trẻ làm quen ngoại ngữ.

- Một số ít giáo viên chưa thông thạo với việc sử dụng CNTT trong giảng dạy.

- Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường còn hạn chế, chưa huy động được nhiều sự đầu tư, đóng góp của các cá nhân, lực lượng xã hội cho nhà trường.

- Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động của trường.

5. Xác định vấn đề ưu tiên

- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, tăng cường bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT tốt để hỗ trợ cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Nâng cao hiệu quả chăm sóc- giáo dục trẻ. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm và đánh giá trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của từng trẻ.

- Tăng cường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường.

III. XÁC ĐỊNH SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ VÀ TẦM NHÌN

1. Tầm nhìn:

- Năm học 2020-2021: trường xây dựng mới và thực hiện đăng ký đáng giá ngoài kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

2. Sứ mệnh:

Tạo được môi trường học tập thân thiện, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, phát triển tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

- Tinh thần trách nhiệm

- Tính đoàn kết

- Tính trung thực

- Tính sáng tạo

- Lòng tự trọng

IV. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.

  1. Mục tiêu:

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là môi trường giáo dục hiện đại, là điểm sáng của giáo dục mầm non.

2. Chỉ tiêu chiến lược:

2.1 Chất lượng giáo dục:

Các chỉ tiêu

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

Tổng số lớp

18

18

19

19

20

Bé ngoan

80%

83%

85%

87%

89%

Cháu ngoan

40%

41%

43%

44%

45%

Bé chuyên cần

95%

95%

96%

98%

98%

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và nhẹ cân

Dưới 1%

Dưới 1%

Dưới 1%

Dưới 1%

Dưới 1%

Trẻ học bán trú và 2 buổi

100%

100%

100%

100%

100%

Số GV dạy giỏi cấp quận

02

03

04

05

06

Số giáo viên dạy giỏi cấp TP

01

01

Số giáo viên dạy giỏi cấp trường

18

19

20

21

22

Tỷ lệ GV đạt chuẩn

100%

100%

100%

100%

100%

Tỷ lệ GV đạt trên chuẩn

20/36

24/36

25/36

26/36

30/38

Số CSTĐ TP

CB-GV-NV

01

01

02

02

Số CSTĐ cơ sở

CB-GV-NV

05

07

07

08

08

Tỷ lệ

CB-GV-NV

đạt LĐTT cả năm

90%

90%

91%

92%

92%

2.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

* Số lượng lớp, trẻ

Lớp

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Nhà trẻ

70

3

70

3

70

3

70

3

90

4

Lớp Mầm

100

4

100

4

125

5

125

5

125

5

Lớp Chồi

150

5

150

5

150

5

150

5

150

5

Lớp Lá

210

6

210

6

210

6

210

6

210

6

Tổng

530

18

530

18

555

19

555

19

575

20

* Số lượng CBGVNV

Các bộ phận

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

Cán bộ quản lý

03

03

03

03

03

Giáo viên

36

36

40

40

43

Cấp dưỡng

10

10

11

11

11

Nhân viên VP

03

03

03

03

03

Nhân viên phục vụ

01

02

02

02

02

Bảo vệ

04

04

04

04

04

Nhân viên nuôi dưỡng

16

18

19

19

20

Tổng

73

75

81

81

85

  • Mục tiêu phát triển đến năm 2025 đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phấn đấu đạt:

- Cán bộ quản lý có trình độ Đại học sư phạm mầm non 03/03, tỷ lệ 100%.

+ Trình độ tin học, ngoại ngữ: chứng chỉ B 03/03, tỷ lệ đạt 100%.

+ Trình độ quản lý giáo dục đạt 03/03, tỷ lệ 100%.

+ Trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục đạt 03/03, tỷ lệ 100%.

+ Trình độ trung cấp lý luận chính trị 03/03, tỷ lệ đạt 100%.

+ Đảng viên 03/03, tỷ lệ 100%.

+ Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hằng năm xếp loại tốt 100%.

- Trình độ đào tạo của giáo viên đạt chuẩn đạt tỷ lệ 100%

+ Trình độ Đại học sư phạm mầm non đạt tỷ lệ 83.7%

+ Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ B tỷ lệ 100%

+ Trình độ tin học chứng chỉ Tin học cơ bản đạt tỷ lệ 75%. Chứng chỉ Tin học nâng cao đạt tỷ lệ 25%

+ Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại xuất sắc 50%, Khá 50%

- Phát triển đảng viên trong nhà trường 27 đảng viên.

2.3 Cơ sở vật chất.

- Xây dựng phòng vi tính, phòng làm quen tiếng anh.

- Trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

- Xây dựng khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp”.

3. Phương châm hành động "Chất lượng chăm sóc-giáo dục tốt luôn là mục tiêu của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường".

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

- Điều tra, khảo sát và dự báo số lượng, chất lượng trẻ đầu vào để xác định các phương pháp chăm sóc- giáo dục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục của nhà trường.Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh gía trẻ phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình.

- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp đối tượng trẻ và yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Định kỳ rà soát, đổi mới, nâng cao chất lượng chế biến nhằm bảo đảm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thừa cân.

- Tiếp tục sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi: thực hiện kế hoạch quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi, tiếp tục công tác tuyên truyền Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, thực hiện sử dụng Bộ công cụ kiểm tra sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

- Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, truyền thống, tư tưởng, lòng yêu tổ quốc; tăng cường giáo dục về tình yêu biển đảo quê hương, sống có trách nhiệm, sống trung thực, nhân ái; giáo dục học sinh kỹ năng sống. Triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong nhà trường.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu; có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống tốt, gắn bó với nghề; có năng lực và trình độ chuyên môn khá, giỏi, năng động luôn đáp ứng kịp thời những thay đổi và yêu cầu trong từng giai đoạn

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường hình thức theo khối, tổ, nhóm, tập trung, qua mạng; coi trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” cho giáo viên mầm non. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Nâng cao vai trò của cán bộ quản lý trong việc tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.

- Nhân rộng những sáng kiến kinh nghiệm hay và kết quả tốt của giáo viên dạy giỏi.

- Khuyến khích các giáo viên mạnh dạn, tích cực giới thiệu, chia sẻ các hoạt động thực hiện có hiệu quả và những tài liệu hay hoặc các thông tin bổ ích phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ để bạn đồng nghiệp cùng trao đổi, học tập lẫn nhau.

- Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt, cán bộ, giáo viên trẻ,trách nhiệm, năng lực... bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

- Tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở cật chất, trang thiết bị giáo dục...theo quy định trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn quốc gia.

- Thường xuyên tu sửa, mua mới các trang thiết bị dạy và học, chỉ đạo giáo viên khai thác triệt để các trang thiết trong chăm sóc giáo dục trẻ. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài; chú trọng xây dựng trường lớp sáng - Xanh - Sạch - Đẹp. - Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị theo thông tư 02 và thông tư sửa đổi bổ sung của BGD&ĐT về quy định đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy và học cho trẻ Mầm non ở các độ tuổi.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, các nguồn lực bên ngoài để sửa chữa, xây dựng các công trình nhỏ trong khuôn viên trường, cải tạo sân chơi và đồ chơi vận động cho trẻ.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản ký, giảng dạy, xây dựng trang web … của trường góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

- Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy vi tính phục vụ cho công tác giảng dạy.

5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

  • Huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực xã hội, cá nhân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, sử dụng nguồn tài trợ tự nguyện để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy - học, hoạt động giáo dục tại đơn vị, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục.
  • Tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Phường có kế họach hỗ trợ cho trường trong các công tác tuyển sinh, điều tra trẻ, vận động trẻ 5 tuổi ra lớp, phòng chống dịch bệnh ….
  • Quan tâm giúp đỡ trẻ có hòan cảnh gia đình khó khăn.
  • Kết hợp chặt chẽ 3 môi trường “Nhà trường - Gia đình - Xã hội” để cùng nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

V. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.

1. Phổ biến kế hoạch giám sát chiến lược:

Kế hoạch chiến lược và kế hoạch giám sát chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh, các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường bằng cách đăng trên trang web, trên bảng tin trường…

2. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá:

Ban chỉ đạo gồm Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Chi Đoàn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và tập thể. Trong quá trình điều hành sẽ điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

3. Phân công nhiệm vụ:

* Trách nhiệm của Hiệu trưởng

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó.

Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ/tuần.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng và các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành. Phổ biến các Chủ trương, chính sách, văn bản của ngành cấp trên kịp thời đến tập thể sư phạm nhà trường.

* Trách nhiệm của Phó hiệu trưởng

Giúp Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, quản lý công tác bán trú, công tác giáo dục theo dõi tài sản, cơ sở vật chất trong trường; Thực hiện hồ sơ, sổ sách đầy đủ theo quy định. Tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ/tuần. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

* Trách nhiệm củaTổ trưởng chuyên môn

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm.

Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Chủ trì sinh hoạt Tổ chuyên môn.

* Trách nhiệm của Tổ phó chuyên môn

Giúp tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ giáo viên theo định kỳ. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Chủ trì sinh hoạt Tổ chuyên môn khi tổ trưởng vắng mặt.

* Trách nhiệm của Tổ văn phòng

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm. Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường.

Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà

trường. Chủ trì sinh hoạt Tổ văn phòng

* Trách nhiệm củaGiáo viên

Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng môi trường giáo dục; đánh giá và quản lý trẻ em tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

* Trách nhiệm của Kế toán + Văn thư

Quản lý hồ sơ kế toán nhà trường. Tham mưu xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; lập dự toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp. Kế hoạch tu sửa, mua sắm tài sản của trường. Báo cáo đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho CBVC của trường. Thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.

Thực hiện nhiệm vụ Văn thư-Lưu trữ của trường; tổng hợp công văn đi, đến trình lãnh đạo duyệt và chuyển đến các bộ phận chức năng thực hiện.

Lưu trữ công văn đi, đến, đánh máy văn bản, trực điện thoại của cơ quan.

Quản lý con dấu nhà trường; dấu Công đoàn và sử dụng các loại dấu đúng theo quy định của pháp luật. Đóng dấu các văn bản và các hồ sơ theo quy định.

Hoàn thành các báo cáo, biểu mẫu khi BGH giao. Quản lý hồ sơ các cháu và bàn giao đúng thời gian. Thực hiện hồ sơ, sổ sách theo quy định.

* Trách nhiệm của nhân viên phụ trách y tế

Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế trường học theo tuần, tháng, năm. Thực hiện hồ sơ sổ sách về y tế trường học theo quy định. Tổ chức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.

Tham gia kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập huấn về YTTH…

Theo dõi sức khỏe trẻ, có kế hoạch tuyên truyền công tác vệ sinh, phòng chống các bệnh, tai nạn thương tích thường gặp trong công tác CSGD trẻ.

Tham mưu Hiệu trưởng công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2lần/năm. Theo dõi mua và cấp phát thuốc và các loại bông băng cho các lớp xử lý tai nạn theo quy định trong trường mầm non.

Theo dõi, kiểm tra tiếp phẩm hàng ngày.

* Trách nhiệm của Thủ quỹ

Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.

Hàng ngày, tuần, tháng thu, chi tiền ăn theo quy định, nội quy của trường, cấp trên. Quyết toán thu, chi hàng tháng, sổ sách cập nhật kịp thời, lưu trữ đầy đủ khoa học. Quản lý tốt các loại quỹ của nhà trường.

* Trách nhiệm của Cấp dưỡng

Đi chợ đúng thực đơn, tiếp phẩm tươi ngon. Chế biến thực phẩm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng. Thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, đảm bảo VSATTP không có dịch bệnh lây lan trong trường. Thực hiện vệ sinh nhà bếp theo lịch phân công.

* Trách nhiệm của Bảo vệ

Bảo vệ phải bảo quản tài sản nhà trường, thực hiện nhiệm vụ khi được Ban giám hiệu yêu cầu.

* Trách nhiệm của Phục vụ

Phục vụ văn phòng, vệ sinh sân trường, phòng chức năng của trẻ và văn phòng. Hoàn thành các công tác khi Hiệu trưởng giao.

* Trách nhiệm của phụ huynh và Ban đại diện cha mẹ học sinh

- Phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ.

- Hỗ trợ tinh thần, vật chất … giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển từng giai đoạn của Kế hoạch chiến lược.

Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Mầm non Tuổi Thơ giai đoạn 2020– 2025.

Nơi nhận:

- PGDĐTQ8;

- Lưu: VT

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Phùng Thị Ngọc Hiền

Tải file : img0001_1632021111024.pdf Chia sẻ bài viết:

Tin cùng chuyên mục

Mầm non Tuổi Thơ

Địa chỉ:

197B/1 Bùi Minh Trực, phường 5, quận 8, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 02862773179

Điện thoại: 02862773179

Tập đoàn công nghệ Quảng Ích

Từ khóa » Mục Tiêu Giáo Dục Mầm Non đến Năm 2020