Kế Hoạch điều Chỉnh Mức Lương Cơ Sở Năm 2022 Của Quốc Hội
Có thể bạn quan tâm
Mức lương cơ sở năm 2022 liệu có tăng không? Sau 2 lần lỡ hẹn tăng vào tháng 7/2020 và tháng 7/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không ít người lao động là cán bộ công chức, viên chức nhà nước đang mong đợi năm 2022 sẽ có những tín hiệu tốt hơn, lương cơ sở tiếp tục tăng trở lại để phần nào đáp ứng nhu cầu chi phí tăng trở lại.
Mức lương cơ sở năm 2022 dự kiến không tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Đại dịch bùng phát - nền kinh tế liên tiếp gặp khó khăn
Năm 2021 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam khi dịch bệnh Covid-19 tại nhiều tỉnh thành như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, Hà Nội, Bắc Giang,... khiến cho nền kinh tế bị trì trệ và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, có tới 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 6 tháng đầu năm là 35.607 doanh nghiệp, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2020. Có 9.942 doanh nghiệp đã giải thể trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Xem thêm >> Tác động của việc tăng lương cơ sở đến người lao động
Lùi thời điểm tăng mức lương cơ sở năm 2022
Tại Hội nghị trung ương lần thứ XIII, Ban Chấp hành trung ương khóa XII thống nhất lùi tiếp tục lùi thời điểm điều chỉnh mức lương cơ bản đến ngày 01/7/2022 do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sự phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước.
Mới đây, tại Hội nghị lần thứ IV, Ban Chấp hành trung ương khóa XIII họp từ ngày 04/10/2021 đến ngày 07/10/2021, tiếp tục họp và đưa ra những quyết sách phù hợp với giai đoạn mới. Quốc hội thống nhất quyết định tiếp tục lùi thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2022, kế hoạch tăng lương cơ sở từ 1/7/2022 có thể sẽ không được thực hiện.
Trước đó, trong một thời gian dài chúng ta đã có những Nghị quyết về việc lùi thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở. Cụ thể:
Tại Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019, Quốc hội cũng đã dự kiến tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2020, nhưng bị hoãn lại do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tiếp đến, tại Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 đã quyết định không tăng lương cơ sở trong năm 2020 và 2021 để đảm bảo kinh phí cho phòng chống dịch Covid-19. Điều này khiến cho mức lương của cán bộ công chức viên chức không tăng.
Mức lương cơ sở có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng người lao đông.
Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở gần nhất là từ 1/7/2019, điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng lên mức 1.490.000 đồng. Dưới đây là thống kê mức lương cơ sở qua các năm từ 1/5/012 đến 31/12/2021.
Thời điểm áp dụng | Mức lương cơ sở | Căn cứ pháp lý |
Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013 | 1.050.000 | Nghị định 31/2012/NĐ-CP |
Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016 | 1.150.000 | Nghị định 66/2013/NĐ-CP |
Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 | 1.210.000 | Nghị định 47/2016/NĐ-CP |
Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 | 1.300.000 | Nghị định 47/2017/NĐ-CP |
Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 | 1.390.000 | Nghị định 72/2018/NĐ-CP |
Từ 01/07/2019 đến hết tháng 6/2020 | 1.490.000 | Nghị định 38/2019/NĐ-CP |
Từ 01/07/20020 đến hết tháng 7/2021 | 1.490.000 | Nghị định 38/2019/NĐ-CP |
Bảng tổng hợp sự thay đổi mức lương cơ sở qua các năm (đơn vị: VNĐ/tháng)
Xem thêm >> Mức lương cơ sở năm 2021
Như vậy, để khắc phục những khó khăn về kinh tế, hai kỳ liên tiếp chúng ta đã giữ nguyên mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng (Quy định theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Theo đánh giá ban đầu thì nền kinh tế nước ta sẽ cần một thời gian khá dài để phục hồi đồng thời kiểm soát tốt dịch bệnh. Nếu như từ ngày 01/7/2022, mức lương cơ sở vẫn chưa được điều chỉnh thì chúng ta đã có 3 kỳ liên tiếp giữ nguyên mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng nhằm huy động nguồn lực ngân sách cho việc phòng, chống dịch, cho các chính sách an sinh xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh…
Khi lương cơ sở không tăng đồng nghĩa với việc cán bộ, công chức, viên chức không được điều chỉnh tăng lương, phụ cấp. Nhiều người lao động sẽ phải lo lắng trước tình hình lương không tăng mà vật giá lại leo thang. Tuy nhiên, xét về tính cộng đồng và xã hội thì đây lại là những chia sẻ thể hiện sự san sẻ đối với ngân sách Nhà nước trước những ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 gây ra.
Hy vọng rằng trong thời gian tới tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt hơn đồng thời tình hình kinh tế sẽ được khôi phục, có nhiều điểm sáng nhằm thực hiện kế hoạch tăng mức lương cơ sở sơn hơn trước dự kiến. BHXH điện tử eBH sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về mức lương cơ sở năm 2022 để bạn đọc tiện theo dõi khi Quốc hội có quyết định chính thức.
Bạn đọc có những câu hỏi hay những thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp. Vui lòng liên hệ:
BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ EBH
☎️ Tel: 024.37545222 - Fax: 024.37545223
🌎 Website: https://ebh.vn/
📞 HOTLINE: 1900558873
🏢 Địa chỉ: Số 11, Đặng Thùy Trâm, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Từ khóa » Kế Hoạch Tăng Lương Cơ Bản Năm 2021
-
Chính Phủ đề Nghị Chưa Tăng Lương Cơ Sở Trong Năm 2021
-
Từ 01/7/2022: Ai được Tăng Lương? - LuatVietnam
-
Chủ Tịch Quốc Hội: Cần Tăng Lương Cho Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Chủ Tịch Quốc Hội: Bố Trí Ngân Sách Tăng Lương Cơ Sở Trong Năm 2023
-
Chốt đề Xuất Trình Chính Phủ Tăng Lương Tối Thiểu Vùng 6%
-
Tăng Lương Tối Thiểu Vùng Cho Người Lao động Từ 1/7/2022
-
Mức Lương Cơ Sở Năm 2022 - Luật Việt An
-
Thực Hiện Cải Cách Tiền Lương Từ 1/7/2022
-
Chính Sách Tiền Lương Năm 2022 Và Những điểm Mới đáng Chú ý
-
Bộ Nội Vụ Xây Dựng Bảng Lương Mới Của Cán Bộ, Công Viên Chức
-
"Chốt" Tăng Lương Tối Thiểu Vùng 6% Từ Ngày 1.7.2022
-
Cần Bố Trí Ngân Sách Tăng Lương Cơ Sở Cho Cán Bộ, Công Chức, Viên ...
-
Từ Ngày 1/7, Ai Có Thể được Tăng Lương Tối Thiểu 6%?
-
Từ Ngày 1/7/2022 Tăng Lương Tối Thiểu Vùng Cho Người Lao động