Kế Hoạch Hoạt động Giáo Dục Chủ đề Gia đình Trường Mầm Non
Có thể bạn quan tâm
- Biết vẽ các nét cong phải, cong trái, cong trên, cong dưới, nét hơi cong, nét cong nhỏ.. Nắm được cấu tạo của ấm gồm các bộ phận chính: thân ấm, nắp ấm, quai ấm và vòi ấm.. Vẽ ở giữa t
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG MẦN NON SÓC NÂU
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề : Gia đình
Chủ đề nhánh : Đồ dùng trong gia đình Hoạt động có chủ đích: Vẽ theo mẫu
Đề tài : Vẽ ấm pha trà
Tên giáo viên: Nguyễn Thị Thiên Thu
Lớp : Mẫu giáo lớn
Năm học: 2013- 2014
Trang 2Thứ 7 ngày 8 tháng 3 năm 2014
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề nhánh : Đồ dùng trong gia đình
Đề bài : Vẽ ấm pha trà
Lứa tuổi: : Mẫu giáo lớn
I Mục đích - yêu cầu :
1 Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ bức tranh có bố cục hợp lí
- Biết vẽ các nét cong phải, cong trái, cong trên, cong dưới, nét hơi cong, nét cong nhỏ
- Củng cố kiến thức về các chất liệu bằng sứ, bằng thủy tinh, bằng gốm và các hình dạng khác nhau của ấm Nắm được cấu tạo của ấm gồm các bộ phận chính: thân ấm, nắp ấm, quai ấm và vòi ấm
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng quan sát, năng lực chú ý, ghi nhớ, khả năng tri giác
đồ vật
- Củng cố cho trẻ kĩ năng phối hợp các nét cong phải, cong trái, cong trên, cong dưới, nét hơi cong, nét cong nhỏ
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng tô màu đẹp, không lem ra ngoài
- Hình thành thói quen, nề nếp học tập cho trẻ
3 Giáo dục tư tưởng, hành vi, thái độ:
- Giáo dục trẻ biết cẩn thận giữ gìn ấm khi sử dụng
- Giáo dục trẻ khóe léo, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết yêu thích cái đẹp
II Chuẩn bị:
1 Không gian tổ chức:
Phòng học đủ ánh sáng( ánh sáng chiếu về phía bên trái trẻ ngồi), chỗ treo bảng cần nhiều ánh sáng để cho trẻ dễ quan sát mẫu
2 Đối với cô:
- Nắm vững giáo án
- Vật thật: một số ấm pha trà đẹp, làm bằng các chất kiệu khác nhau như ấm làm bằng sứ, bằng gốm hoặc bằng thủy tinh Mảnh vải, khay đựng ấm
- Một bức tranh mẫu vẽ ấm pha trà
- Bảng, phấn vẽ
- Máy tính, đoạn nhạc không lời
- Góc tạo hình để trưng bày sản phẩm
Trang 33 Đối với trẻ:
- Kê 3 dãy bàn ghế theo hang ngang
- Bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ
- Trẻ ngồi và cầm bút chì đứng tư thế
- Giấy vẽ, bút chì, sáp màu đủ cho mỗi trẻ
III Tiến trình hoạt động:
1 Hoạt động mở đầu:
Cô cùng trẻ hát bài hát “ Nhà của tôi” của nhạc sĩ Thu Hiền:
“Đố bạn biết Đó là nhà của ai?
Tôi trả lời Đó là nhà của tôi.
Ngôi nhà đó, rất gần gũi thân thương.
Ngôi nhà đó, chính là nhà của tôi.”
2 Hoạt động trọng tâm:
- Cô và các con vừa cùng nhau hát bài gì đó ? ( Bài hát “Nhà của tôi”).
- Các con nhớ xem trong nhà con có những đồ vật gì nào? ( Bàn, ghế, bát,đĩa, cốc chén…)
- Cô có một câu đố về một trong những đồ vật có trong nhà các con đấy !
Tên tôi chẳng lạnh bao giờ Pha trà, đựng nước phải cần đến tôi
Là cái gì ?(Ấm pha trà)
- Các bạn lớp mình đã trả lời đó là cái ấm pha trà Vật cô đang cầm trên tay là đáp án của câu đố Nào hãy nhìn xem đó là cái gì nhé! Nào 1 2 3 Cái gì đây các con?( Cái ấm pha trà)
- Các con có biết ấm này dùng để làm gì không?( Cái ấm dùng để pha trà cho
ông, bà, bố, mẹ uống ạ!)
-Cái ấm pha trà này của cô được làm bằng chất liệu gì?( Cái ấm pha trà được làm bằng sứ)
Cô đưa thêm một số những cái ấm làm từ những chất liệu khác nhau và có nhũng hình dạng khác nhau rồi hỏi trẻ về chất liệu của nó
-Các con quan sát xem cái ấm pha trà gồm có những bộ phận nào?( Ấm pha trà ghồm có thân ấm, nắp ấm, quai ấm và vòi ấm)
Cô khen trẻ đã trả lời đúng và nhắc lại cho trẻ nghe các bộ phận của một cái ấm pha trà
-Giờ cô sẽ cho các con xem một bức tranh, bức tranh vẽ gì đây? ( Vẽ ấm pha trà)
- Các con thấy chiếc ấm pha trà được vẽ ở vị trí nào của tờ giấy ?( Vẽ ở giữa tờ giấy)
- Bạn nào có thể lên chỉ và nói tên cho cô xem các bộ phận của chiếc ấm pha trà trong bức tranh này ?( Trẻ lên vừa chỉ vừa kể tên các bộ phận của ấm trong bức tranh)
- Và để thêm đẹp thì người ta còn trang trí cho ấm trà nữa đó các con Bây giờ
cô và các con sẽ cùng nhau vẽ những chiếc ấm pha trà giống như chiếc trong
Trang 4bức tranh để mang về nhà cho ông bà, bố mẹ xem nhé!”
* Giờ thì các con nhìn lên bảng, cô sẽ vẽ mẫu một chiếc ấm pha trà Các con
xem và nhớ lấy cách vẽ để lát nữa các con còn vẽ lại nhé!
- Cô vừa vẽ vừa phân tích mẫu vẽ: Đặt ngang tờ giấy vẽ, cô sẽ vẽ cái ấm pha trà vào chính giữa khung giấy Để vẽ một cái ấm pha trà, trước tiên cô vẽ thân ấm Thân ấm được vẽ bởi hai nét cong: 1 nét cong trái và 1 nét cong phải, ở phía dưới cô vẽ một nét hơi cong làm đế ấm, ở phía trên cô vẽ một nét cong dưới làm miệng ấm
- Phía trên phần thân ấm là bộ phận nào của ấm các con ?( Phía trên phần thân
ấm là nắp ấm)
-Để vẽ nắp ấm, trước tiên cô vẽ một nét cong trên Phía bên trái thân ấm cô vẽ quai ấm: quai ấm được vẽ bởi 2 nét cong phải: 1 nét cong phải ở phía ngoài lớn hơn nét cong phải ở phía trong
- Các con nhìn xem cô đã vẽ xong 1 cái ấm pha trà chưa nào?( Chưa Vì còn thiếu vòi ấm)
- Vòi ấm được vẽ bởi 2 nét cong lượn Ở giữa hai nét cong lượn đó cô vẽ 1 vòng tròn nhỏ để là chỗ cho nước chảy ra Cuối cùng là ở trên nắp ấm cô vẽ một nét cong nhỏ làm núm ấm
- Vậy là cô đã vẽ xong hình cái ấm pha trà Để cho ấm thêm đẹp chúng ta phải làm gì nữa?( Trang trí)
- Các con có thể trang trí lên ấm những cây hoa, ông mặt trời…
- Sau khi trang trí chúng ta sẽ làm gì?( Tô màu)
- Các con nhớ là phải tô màu không được lem ra ngoài
* Cô để lại hình vẽ trên bảng và đặt câu hỏi cho trẻ nói lại cách vẽ:
+ Bạn nào nhắc giúp cô để vẽ ấm pha trà chúng ta cần vẽ những bộ phận nào? ( Vẽ thân ấm, nắp ấm, quai ấm và vòi ấm)
+ Để vẽ thân ấm chúng ta vẽ như thế nào?
( Vẽ hai nét cong: 1 nét cong trái và một nét cong phải, ở phía dưới vẽ một nét hơi cong làm đế ấm, ở phía trên vẽ một nét cong dưới làm miệng ấm)
+ Nắp ấm vẽ thế nào?(Vẽ một nét cong trên làm nắp)
+Quai ấm vẽ ra sao?( Vẽ 2 nét cong phải: 1 nét cong phải ở phía ngoài lớn hơn nét cong phải ở phía trong)
+ Còn vòi ấm vẽ như thế nào?(Vòi ấm được vẽ bởi 2 nét cong lượn và một vòng tròn nhỏ ở giữa hai nét cong đó để là chỗ để trà chảy ra)
- Cuối cùng là ở trên nắp ấm cô vẽ một nét cong nhỏ làm núm ấm
Các con hãy nhìn lên hình vẽ mẫu của cô và thể hiện tài năng vẽ của mình để cô
và các bạn xem bạn nào là vẽ đẹp nhất
* Trẻ thực hành vẽ và tô màu:
Trước khi trẻ vẽ:
- Cô phát giấy vẽ, bút chì và sáp màu đủ cho mỗi trẻ
- Cô hướng dẫn trẻ đặt ngang tờ giấy và vẽ ấm pha trà vào chính giữa của tờ giấy
Trang 5Trong khi trẻ vẽ:
- Cô mở bài nhạc nhẹ làm nền khi trẻ vẽ
- Cô khuyến khích, động viên trẻ độc lập trong quá trình vẽ Cô gợi ý nếu trẻ không vẽ được
- Cô nhắc trẻ cầm bút và ngồi đúng tư thế
3 Hoạt động kết thúc:
- Cô cho trẻ tự mang tranh lên trưng bày ở góc tạo hình
- Cô cho trẻ tự đánh giá, nhận xét bài của trẻ và bài của bạn trẻ: Con thích bức tranh nào ? Vì sao con thích ?
- Cô nhận xét một cách cụ thể, khách quan, chính xác
- Cuối ngày học hôm nay cô sẽ gửi lại tranh cho các con mang về cho ông bà, bố
mẹ xem để ông bà bố mẹ vui Cô cũng muốn nhắc các con là: ấm pha trà thường làm bằng gốm, sứ hoặc thủy tinh nên dễ vỡ, các con phải giữ gìn cẩn thận khi sử dụng
- Cô và trẻ vừa dọn đồ dùng vừa hát bài: “Bạn ơi, Hết giờ rồi !”:
“Bạn ơi, hết giờ rồi ! Nhanh tay cất đồ chơi.
Nhẹ tay thôi bạn nhé, Cất đồ chơi đi nào !”
Từ khóa » Câu đố Về Cái ấm Trà
-
Câu đố Về Cái ấm Pha Trà | Mầm Non Hồng Tiến
-
Câu đố Về Cái ấm Pha Trà | MN Thượng Thanh
-
Câu đố Về Cái ấm
-
Câu đố Về Bộ ấm Chén - Đố Vui Dân Gian đặc Sắc |
-
Câu đố Về Cái ấm Pha Trà - Tử Vi Khoa Học
-
Câu đố: Bộ ấm Trà | Mầm Non Thủy Tiên
-
Câu Đố Về Đồ Vật Trong Nhà ❤️️ Cái Ấm, Giường, Áo Quần
-
[DOC] Vẽ Cái ấm Pha Trà (mẫu) Đối Tượng
-
Đố Vui Về Đồ Vật - Thư Viện Trò Chơi
-
Câu đố Về Củ Hành Khô - Trường Mầm Non Đại Tự
-
Câu đố Về Nồi Cơm - Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Vĩnh Phúc
-
Cái Gì Cho Tôi ăn Thì Tôi Sống Cho Tôi Uống Thì Tôi Chết? - Thủ Thuật
-
Câu đố Hại Não: Ấm Trà Nào đựng được Nhiều Hơn? - VTC News