Kế Hoạch K5 ở Campuchia | Nghiên Cứu Lịch Sử

project k5

Hình 1: Dãy núi biên giới Campuchia –Thái Lan con đường giữa Sisophon và Aranyaprathet. Một trong những khu vực mà Khmer Đỏ trốn vào thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Campuchia.

Sergei Alpha

Kế hoạch K5, Vành đai K5 hoặc Dự án K5, còn được biết Bức màn tre, là một nỗ lực từ năm 1985 đến năm 1989 bởi chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia vạch giới tuyến ngăn chặn quân du kích Kampuchea Dân chủ (Khmer Đỏ) xâm nhập vào Campuchia bằng hệ thống hào, dây kẽm và bãi mìn dọc biên giới Campuchia – Thái Lan. Các nhà sử học ước tính rằng có tới 380.000 người Campuchia nhập ngũ, và hàng nghìn người được cho là đã chết vì bệnh sốt rét và bom mìn.

Sau khi thất bại năm 1979, Khmer Đỏ đã nhanh chóng rút chạy khỏi Campuchia. Với sự bảo vệ của nhà nước Thái Lan, và với các mối quan hệ ngoại giao, Pol Pot duy trì được quân đội từ 30,000 tới 35,000 quân được tập hợp và tổ chức lại trong các khu rừng và miền núi phía sâu biên giới Thái Lan – Campuchia. Trong những năm 1980, lực lượng Khmer Đỏ cho thấy sức mạnh của họ ở Thái Lan, với các trại tị nạn gần biên giới và nhận được sự hỗ trợ các trang thiết bị quân sự. Nguồn vũ khí này chủ yếu đến từ Trung Quốc và Hoa Kỳ và được vận chuyển qua Thái Lan với sự hợp tác của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan.

Từ các tiền đồn quân sự ẩn giấu dọc theo biên giới Thái Lan, quân Khmer Đỏ đã phát động các chiến dịch quân sự liên tục chống lại nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia mới thành lập. Khmer Đỏ đã chiến tranh du kích chống lại Lực lượng Vũ trang Cách mạng Nhân dân Kampuchia (KPRAF) và Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng với các phe phái vũ trang không cộng sản nhỏ mà trước đây đã từng chiến đấu chống Khmer Đỏ trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1979.

Chiến tranh biên giới đi theo mùa mưa / mùa khô. Nhìn chung, các lực lượng vũ trang Cách mạng Nhân dân Kampuchia và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiến hành các chiến dịch tấn công vào mùa khô, và Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn đã tiến hành trong những mùa mưa. Năm 1982, Việt Nam đã tiến hành một cuộc tấn công không thành công phần lớn đối với căn cứ Khmer Đỏ chính ở Phnom Malai ở Dãy núi Cardamom. Hậu quả chính của cuộc chiến ở biên giới là Cộng hòa Nhân dân Campuchia bị cản trở trong nỗ lực tái thiết quốc gia và việc củng cố chính quyền. Các tỉnh xung quanh biên giới luôn bị đe dọa từ Khmer Đỏ tấn công.

Kiến trúc sư của kế hoạch K5 là Đại tướng Việt Nam Lê Đức Anh, chỉ huy lực lượng Quân đội Nhân dân tại Campuchia. Ông đã xây dựng năm điểm chính để bảo vệ Campuchia chống lại cuộc thâm nhập của Khmer Đỏ. Chữ “K” là viết tắt của chữ Kar Karpier, nghĩa là phòng thủ trong tiếng Khmer. Và “5” nói đến năm điểm chính trong kế hoạch phòng vệ của Đại tướng Lê Đức Anh, trong đó việc niêm phong Biên giới với Thái Lan là điểm thứ hai. Kế hoạch K5 bắt đầu vào ngày 19/7/1984. Theo chỉ đạo phát quang hơn 800 km đường biên làm tuyến tuần tra, sau đó cho trồng tre, đào hào, gài mìn, dựng lên một hàng rào ngăn Pol Pot thâm nhập từ các căn cứ trên phần đất Thái Lan sang. Mục đích giúp nhân dân và quân đội Cách mạng Nhân dân Kampuchia làm chủ được biên giới.

Kế hoạch K5 có ý nghĩa rất lớn. Là công trình phòng thủ biên giới giúp quân đội Campuchia tự bảo vệ tuyến đường biên, đồng thời quân tình nguyện của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ đơn vị chủ lực cơ động chiến lược. Đồng thới giúp quân đội Campuchia biết cách tổ chức xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ. Kế hoạch K5 tuy hiệu quả rất thấp và hạn chế, do tuyến biên giới Thái Lan – Campuchia trải dài, dẫn tới tình trạng không ngăn chặn được lính Khmer Đỏ xâm nhập vào. Kế hoạch K5 lại hiệu quả về công tác tổ chức và chiến lược, giúp Quân đội Campuchia tự làm chủ đất nước thay vì phụ thuộc vào quân đội tình nguyện Việt Nam. Kế hoạch K5 còn tạo sự an toàn cho người dân Campuchia sinh sống tại khu vực dọc biên giới. Nhưng do lực lượng Khmer đỏ thực hiện kế hoạch tập kích bằng cách vờ đầu hàng thâm nhập vào khu an toàn dân cư dọc biên giới sau đó đột kích gây khó khăn cho quân đội Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam.

Năm 2016, Chính phủ Hun Sen có kế hoạch loại bỏ bom mìn khỏi hơn 130 km đất ở 21 huyện ở các tỉnh phía Tây dọc biên giới Thái Lan. Halo Trust, một tổ chức phi chính phủ về rà phá bom mìn có trụ sở tại Anh, cho biết chính phủ đã chặn một số kế hoạch của họ nhằm loại bỏ bom mìn trong khu vực. Smann Makara, trưởng ban tiêu hủy bom mìn của Halo Trust cho biết: Họ nói rằng [họ muốn rà phá bom mìn] trong các cuộc họp, nhưng khi chúng tôi muốn gỡ để tránh cho mọi người bị thương, họ vẫn nói là “chưa”. Chúng tôi muốn làm nhiều hơn thế. Chính phủ ưu tiên các khu vực gần các làng đông dân hơn vì những vụ tai nạn ở đó. Tuy nhiên, tổng giám đốc của Trung tâm Hành động Bom mìn Campuchia Heng Ratana cho biết việc rút các nỗ lực rà phá bom mìn hiện nay sẽ khiến người dân hoang mang. Trong cuộc giao tranh, có bốn phe phái. Mỗi người trong số họ sử dụng mìn đất để bảo vệ vị trí của họ. K5 rất quan trọng để bảo vệ chống lại Khmer Đỏ đang chiếm lĩnh khu vực này.

Sam Rainsy, lãnh tụ đảng đối lập của Campuchia năm 2017 từng cáo buộc kế hoạch K5 của Việt Nam lúc đó đã cướp đi thêm nhiều sinh mạng của dân Campuchia thời hậu Pol Pot. Ông nói rằng nhiều người dân Campuchia được tuyển mộ từ các tỉnh để chuyển tới các khu vực dọc theo dải biên giới ấy để thực hiện công tác khai hoang, đối mặt với những hiểm nguy từ mìn bẫy, sốt rét, đói khát, và lao động quá sức. Ông nói rằng sự thật đằng sau kế hoạch K5 là phía Việt Nam đã dùng lãnh đạo Campuchia, tiếp tục chính sách sát hại chính người dân Campuchia, chẳng khác gì Pol Pot và Sam Rainsy cáo buộc chính phủ “tội ác chống lại loài người” và đang “xây dựng kế hoạch để tòa án quốc tế bắt Hun Sen và Heng Samrin và kết tội họ theo luật pháp quốc tế”. Ông không nói rõ mình sẽ nộp đơn kiện lên tòa án nào, mặc dù các luật sư quốc tế có thiện cảm với phe đối lập hiện đang thúc đẩy một vụ kiện chống lại chính phủ tại Tòa án Hình sự Quốc tế.

Đáp lại, Thủ tướng Hun Sen bảo vệ kế hoạch và nói chế nhạo: Nếu ông yêu Khmer Đỏ, hãy đến để bị kết án cùng với họ. Phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan thậm chí còn mạnh mẽ hơn: Sam Rainsy là người gián tiếp giết người. Ông đã thông đồng với Khmer Đỏ tại biên giới Thái Lan – Campuchia vào những năm 1980. Còn về việc cưỡng bức lao động, đó là thời chiến. Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ cuộc sống của những người vô tội khỏi Khmer Đỏ. Rainsy đã phủ nhận những cáo buộc về sự hợp tác và gọi chúng là một chiến lược để chuyển hướng sự chú ý khỏi những tội ác được thực hiện theo K5. Ông nói mình là là biên tập viên của một ấn phẩm ở Pháp thường chỉ trích Khmer Đỏ.

Ông Hồ Bá Lộc là một sĩ quan quân đội từng chiến đấu ở Campuchea từ trước 1975 đến cuối 1981, nằm trong lực lượng tham gia giải phóng Campuchea trong vai trò trợ lý tham mưu tác chiến của lữ đoàn 127, vùng 5, hải quân nói:

Tôi được đưa lên vùng biên giới Campuchia-Thái Lan, đảm nhận các công tác bao gồm nắm tình hình qua lại ở biên giới Campuchia, vận chuyển trang thiết bị, thay quân cho lực lượng bảo vệ biên giới của Campuchia. K5 là một chiến lược chung, vì lúc đó Khmer Đỏ có các căn cứ đóng ở sát dọc biên giới Thái Lan-Campuchia.

Nếu mà lơi lỏng, các lực lượng Khmer Đỏ lại đột kích dọc theo chiều dài biên giới trở vào làm cho tình hình bất an. Việc rải mìn không chỉ phía Việt Nam, mà cả phía Khmer Đỏ cũng làm, trong đó bộ đội Việt Nam chết nhiều nhất, bị thương nhiều nhất vì các bãi mìn của Khmer Đỏ. Trong tổng số 40 ngàn người đã chết trong cuộc chiến 1979 trở về sau, cũng có rất nhiều bộ đội Việt Nam chết và bị thương chủ yếu là do bãi mìn của Khmer Đỏ. Cái chuyện lập K5 ra để tàn sát hoàn toàn là lập luận hết sức vu cáo, nhằm vu cáo bộ đội Việt Nam. Mục tiêu cao nhất là lập các khu an toàn để người dân trở về. Ngay cả những người đi lính Khmer Đỏ có nguyện vọng trở về lại với nhân dân cũng đều được bảo vệ.

Nhưng chính vì vậy mà lực lượng Khmer Đỏ giả vờ về, rồi gia nhập lại lực lượng kháng chiến của Hun Sen. Rất nhiều người đội lốt, tức là Khmer Đỏ trở về mặc áo của người lính ban ngày, đêm lại quay lại báo cho Khmer Đỏ vị trí đóng quân để đột kích lại lực lượng quân đội. Đó cũng là một khó khăn rất lớn. Điều đó tạo ra thêm hy sinh sau chiến tranh, trở ngại cho bộ đội Việt Nam và Campuchia rất nhiều. Phần đông dân Campuchia đã bị Khmer Đỏ lùa lên rừng và chính lực lượng trong rừng là chiến tranh du kích, ban ngày họ có thể là dân, đêm họ có thể trở thành lính của Khmer Đỏ. Thành ra, khó có thể xác định được có phải là dân hay không.

Đó là thực tế trong chiến tranh. Tuy nhiên, cả Campuchia lẫn Việt Nam lúc đó đều đặt mục tiêu cao nhất là bảo vệ dân, đưa những người sơ tán khỏi họa diệt chủng đang sống rải rác trong rừng hoặc bị Khmer Đỏ ép lên các vùng núi cao trở lại các thôn làng. Cũng như Mỹ, phải đảm bảo chính quyền Iraq mới đủ mạnh mới có thể rút quân. Lúc đó, các chuyên gia Việt Nam ở lại mục đích là giúp chính quyền có thể tự vận hành, vì Việt Nam hiểu nếu Khmer Đỏ trở lại, không chỉ là mối họa đối với Campuchia mà với cả Việt Nam. Nếu Việt Nam buông lúc đó, Campuchea không có ngày hôm nay.

2 Hình 2: Lực lượng chính phủ ở tỉnh Preah Vihear vượt sông khi thực hiện Kế hoạch K5 năm 1987. 3

Hình 3: Các thành viên của Trung tâm Hành động Bom mìn Campuchia tìm kiếm mìn bằng máy dò kim loại trên vành đai mìn K5 ở tỉnh Battambang.

Từ khóa » Chiến Dịch K5