Kế Hoạch Về Việc Tổ Chức Dạy Học Lớp 1 Theo Chương Trình Giáo Dục ...

PHÒNG GD & ĐT HOÀI ÂNTRƯỜNG TIỂU HỌC ÂN TƯỜNG ĐÔNGCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:      /KH-THATĐÂn Tường Đông, ngày 28 tháng 08  năm 2020

KẾ HOẠCH

V/v tổ chức dạy học lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018

Năm học 2020-2021

                                                                          -------------------

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (gọi tắt là chương trình giáo dục phổ thông năm 2018);

Thực hiện Công văn số 164/GDĐT-TH ngày 25 tháng 9 năm 2019 của Phòng GD&ĐT Hoài Ân về việc hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021;

Trường Tiểu học Ân Tường Đông xây dựng Kế hoạch tổ chức dạy học lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 năm học 2020-2021 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh tiểu học, đảm bảo thời lượng học tập, sinh hoạt tập thể, trải nghiệm thực tế, vui chơi, tham gia hoạt động cộng đồng.

Thực hiện mục tiêu, yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018  (sau đây gọi tắt là CTGDPT 2018).

Đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc giáo dục và quản lý học sinh.

Coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh đối với cộng đồng, xã hội; gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục thể chất, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống.

2. Yêu cầu

Đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương.

Đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày.

Tuân thủ các nguyên tắc, phương  pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.

Đảm bảo các điều kiện tổ chức thực hiện nội dung, chương trình  theo quy định.

II. SỐ LIỆU HỌC SINH, LỚP HỌC, ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Số liệu lớp học và học sinh            

 

Lớp học

Tổng số học sinh

Trong đó

Điểm trường

Nữ

Tuyển sinh

Lưu ban

Khuyết tật

1A

26

13

26

-

 

Thạch Long 1

1B

26

11

25

01

 

Thạch Long 1

1C

26

11

26

-

 

Thạch Long 1

3 lớp

78

35

77

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Điều kiện tổ chức thực hiện chương trình

Sĩ số học sinh/lớp không vượt quá quy định tại Điều lệ trường tiểu học.

-  Giáo viên đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định. Giáo viên thực hiện hoàn thành công tác tập huấn Chương trình GDPT 2018 và tập huấn thay sách lớp 1.

-  Phòng học đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/lớp.

- Trang bị đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2019 về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo đầy đủ cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

III. THUẬN LỢI,  KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cùng sự kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường.

- Lực lượng giáo viên đa số đều trẻ, nhiệt tình, tự giác trong khi tham gia các hoạt động giáo dục.

- Tất cả giáo viên tham gia giảng dạy lớp 1 đều hoàn thành chương trình tập huấn về Chương trình GDPT 2018 và sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa trường chon giảng dạy cho năm học 2020-2021.

- Học sinh đã có đủ sách để học.

2. Khó khăn

- Năm học đầu tiên thực hiện dạy lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 cho nên còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong việc chỉ đạo và tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục.

- Học sinh các lớp hầu hết là con em người nông dân có đời sống kinh tế khó khăn, nhiều phụ huynh ít quan tâm phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục con em tại gia đình.

- Trường nằm trên địa bàn xã khó khăn việc thực hiện cho mượn sách đối tượng chính sách chưa thực hiện được.

- Thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh lớp 1 đến thời điểm hiện tại chưa có.

- Học sinh học ngày nhưng chưa có điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh.

IV. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

1. Nội dung và thời lượng giáo dục

1.1. Nội dung

         - Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc quy định tại CTGDPT 2018 (gọi chung là các môn học bắt buộc): Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm.

          - Các môn học tự chọn: Ngoại ngữ 1 ( Tiếng Anh)

          - Củng cố hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018 và bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

          - Các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh.

           - Các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương ... (gọi chung là các hoạt động giáo dục khác).

1. 2. Thời lượng giáo dục

- Tổ chức dạỵ học 2 buổi/ ngày; mỗi ngày không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; thực hiện  9 buổi/ tuần (32 tiết/ tuần).

2. Kế hoạch giáo dục

2.1. Số tiết dạy

Nội dung giáo dục

Số tiết/năm học

Số tiết/tuần

Ghi chú

1. Môn học bắt buộc

 

 

 

Tiếng Việt

420

12

 

Toán

105

3

 

Đạo đức

35

1

 

Tự nhiên và Xã hội 

70

2

 

Giáo dục thể chất 

70

2

 

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

70

2

 

2. Hoạt động giáo dục bắt buộc

 

 

 

Hoạt động trải nghiệm:

105

3

 

3. Môn học tự chọn

 

 

 

Ngoại ngữ 1 ( Tiếng Anh)

70

2

 

4. Ôn luyện

 

 

 

Ôn luyên Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc,

Mĩ thuật

175

5

 

Tổng số tiết/năm học 

1120

 

 

Số tiết trung bình/tuần 

 

32

 

2.2. Thời khóa biểu giảng dạy

(Ban hành theo từng thời điểm, có thời khóa biểu kèm theo)

3. Kế hoạch giáo dục 2 buổi/ngày

  • Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt. Nhà trường chủ động xác định nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho các nội dung dạy học trên cơ sở thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, phù hợp đặc điểm, đối tượng học sinh điều của kiện nhà trường và địa phương.

           - Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu câu cần đạt của chương trình, tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.

          - Thời khóa biểu cần sắp xếp khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bồ hợp lý về thời lượng thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.

4. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

          - Hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà.

          - Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện đề học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày.

          - Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức câu lạc bộ được thực hiện trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh và được cấp có thấm quyền phê duyệt. Việc tổ chức các hoạt động này phải được xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể với yêu cầu đảm bảo an toàn, hiệu quả theo đúng mục tiêu đã đề ra.

          - Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, ngoài giờ chính khóa không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt, thực hiện theo quy định của Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa.

IV. PHÂN CÔNG, BỐ TRÍ GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY LỚP 1

STT

Họ và tên giáo viên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn

Lớp dạy, môn dạy

Kết quả bồi dưỡng sử dụng SGK

Ghi chú

1

Mai Thị Mơ

1976

ĐHSP

1A

Đạt

TTCM

2

Nguyễn Thị Giang

1969

ĐHSP

1B

Đạt

 

3

Trần Thị Thúy Huê

1970

ĐHSP

1C

Đạt

 

4

Lê Nguyễn Thánh Vi

1978

ĐHSP

Một số môn

Đạt

 

5

Nguyễn Thị Xuân Thảo

1982

ĐHSP ÂN

Hát nhạc

Đạt

 

6

Võ Ngọc Hải

1968

ĐHTDTT

GDTC

Đạt

 

7

Lê Thị Ánh Tuyên

1980

ĐHSPMT

Mỹ thuật

Đạt

 

8

Phan Khắc Đáp

1985

ĐHSP NN

Tiếng Anh

Đạt

PTTCM

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

          - Nhà trường xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của nhà trường nói chung và đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục nói riêng, trong đó xác định cụ thể các hoạt động được đảm bảo kinh phí từ ngân sách, sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các nguồn thu hợp pháp khác.

         - Việc quản lý thu, chi tài chính của nhà trường thực hiện đúng các quy định tài chính hiện hành, đảm bảo công khai, minh bạch.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

- Hiệu trưởng quản lý, tổ chức kế hoạch dạy học đảm bảo phù hợp với các hoạt động chung của nhà trường

- Huy động các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia hỗ trợ thực hiện kế hoạch dạy học của trường.

2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng

- Cùng Hiệu trưởng quản lý kế hoạch và nội dung dạy học, hoạt động giáo dục.

- Tham mưu hiệu trưởng phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên theo đúng với các quy định của ngành.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch dạy học.

3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn

- Triển khai đầy đủ, chính xác kế hoạch dạy học của nhà trường  cho các thành viên trong tổ

- Xây dựng phân phối chương trình, nội dung giáo dục, lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá học sinh, lập thời khóa biểu hàng tuần trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.

- Cùng với Ban giám hiệu kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục của giáo viên trong tổ đã được lãnh đạo phê duyệt

4. Đối với giáo viên giảng dạy

- Phối hợp cùng tổ chuyên môn xây dựng phân phối chương trình, nội dung giáo dục, lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá học sinh

- Trên cơ sở nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục quy đinh, phối hợp cùng với tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức giảng dạy và các hoạt động giáo dục cho lớp, môn phân công phù hợp với điều kiện với học sinh của lớp giảng dạy.

- Thực hiện đánh giá học sinh theo quy định.

- Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, phụ huynh học sinh thực hiện đảm bảo việc tổ chức chực hiện gảng dạy lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018.

Trên đây là Kế hoạch dạy học lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 năm học 2020-2021 của Trường Tiểu học Ân Tường Đông, đề nghị các bộ phận, giáo viên có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng theo kế hoạch của nhà trường đã đề ra. Trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.

Nơi nhận :

- Phòng GD&ĐT (Báo cáo);

- Lãnh đạo trường;

- Tổ CM, GV (thực hiện);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

 

 

Lý Hòa Lợi

 

Từ khóa » Thời Khóa Biểu Lớp 1 Chương Trình 2018