Kê Khai Thuế Cho Chi Nhánh Hạch Toán Phụ Thuộc - Công Ty Luật Việt An

Việc lựa chọn đăng kí thuế cho đơn vị trực thuộc (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) theo hình thức hạch toán tài chính độc lập hay hạch toán tài chính phụ thuộc là tùy thuộc vào chế độ quản lí điều hành, quản lí sổ sách của công ty. Đồng thời cũng cần dựa vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị trực thuộc đó. Bài viết này, Đại lý thuế Việt An sẽ đi sâu vào tìm hiểu việc kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là gì?

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay còn được gọi là báo sổ. Nó được hiểu như một chi nhánh lập ra để hạch toán phụ thuộc cho công ty chủ quản. Chi nhánh này hoạt động chỉ tập hợp chứng từ, đến thời điểm cuối tháng sẽ gửi những chứng từ về công ty mẹ chủ quản kê khai và quyết toán thuế.

  • Ưu điểm: không phải tổ chức thêm bộ máy kế toán như vậy đơn vị trực thuộc sẽ dễ dàng trong quản lí điều hành; đồng thời cũng giảm thiểu được một số công việc kế toán như lập các báo cáo tài chính.
  • Nhược điểm: khó quản lí chi phí, chứng từ, tình hình lỗ lãi.Ngoài ra, trong trường hợp thành lập đơn vị trực thuộc hạch toán tài chính phụ thuộc khác tỉnh ở vị trí địa lí xa so với trụ sở chính sẽ gây khó khăn trong việc luân chuyển chứng từ, có thể dẫn đến kê khai chậm trễ.

Kê khai thuế môn bài cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

  • Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính.
  • Nếu chi nhánh ở khác tỉnh thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ:

  • Cùng tỉnh với trụ sở chính: Kê khai và nộp thuế tại trụ sở chính.

(Nếu chi nhánh có con dấu riêng, tài khoản TGNH, trực tiếp bán hàng hóa, dich vụ, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng).

  • Khác tỉnh với trụ sở chính: Kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế chi nhánh.

(Nếu chi nhánh phụ thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính. Chú ý: trường hợp này phải thông báo cho cơ quan thuế).

Đối với doanh nghiệp sản xuất

Trường hợp người nộp thuế kê khai theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc, không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu khác với tỉnh nơi đóng trụ sở chính thì:

  • Nếu cơ sở sản xuất có hạch toán kế toán:
  • Đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương đó.
  • Khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải lập Hóa đơn GTGT làm căn cứ để kê khai, nộp thuế tại đó.
  • Nếu cơ sở sản xuất không thực hiện hạch toán kế toán:
  • Kê khai thuế tại trụ sở chính
  • Nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
  • Số thuế GTGT phải nộp cho địa phương cơ sở sản xuất được xác được xác định theo tỷ lệ:
  • 2% (đối với hàng hóa chịu thuế thuế suất GTGT 10%)
  • 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra.
  • Việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
  • Nếu tổng số thuế GTGT phải nộp cho địa phương xác định theo nguyên tắc trên mà lớn hơn số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính thì doanh nghiệp tự phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương như sau:
Số thuế GTGT phải nộp cho địa phương = Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính X Tỷ lệ % giữa doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm do cơ sở sản xuất ra hoặc sp cùng loại tại địa phương trên tổng doanh thu chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp

Chú ý: Nếu doanh nghiệp không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

Ví dụ 1: Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% và do trụ sở chính xuất bán.

Trong kỳ kê khai tháng 09/2021, doanh thu chưa có thuế của sản phẩm sản xuất ra tại Quảng Ninh là 500tr và tại Hải Phòng là 600tr. Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của công ty A là 25tr.

– Số thuế GTGT mà công ty A phải nộp cho Quảng Ninh là:

500 triệu x 2% = 10 triệu

– Số thuế GTGT mà công ty A phải nộp cho Hải Phòng là:

600 triệu * 2% = 12 triệu

– Số thuế GTGT mà công ty A phải nộp cho Hà Nội là:

25tr-10tr-12tr=3tr

Ví dụ 2: Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% và do trụ sở chính xuất bán.

Trong kỳ kê khai tháng 09/2021, doanh thu chưa có thuế của sản phẩm sản xuất ra tại Quảng Ninh là 500tr và tại Hải Phòng là 600tr. Trong kỳ, công ty A không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính. à công ty A cũng không phải nộp thuế GTGT cho Quảng Ninh và Hải Phòng.

Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

  • Việc kê khai thuế TNCN kê khai như thuế GTGT.
  • Trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động trực tiếp với Chi nhánh, đăng ký giảm trừ gia cảnh tại chi nhánh, có thỏa thuận nhờ công ty trả hộ tiền lương thì chi nhánh có trách nhiệm kê khai thuế TNCN cho cá nhân đó.
  • Trường hợp công ty ký hợp đồng lao động với người lao động và cử người lao động đến làm việc tại chi nhánh, các cá nhân đăng ký giảm trừ tại công ty. Công ty thực hiện chi trả lương, thì kê khai thuế TNCN tại công ty.

Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho chi nhánh.

  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
  • Kê khai và nộp thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính.

(Chi nhánh không phải kê khai thuế TNDN chỉ kê khai thuế môn bài, GTGT, TNCN tại cơ quan thuế chi nhánh đó)

  • Cuối năm chi nhánh không phải làm BCTC mà lập BCKQ HĐKD để gửi về công ty mẹ (trụ sở chính) để công ty mẹ làm BCTC.
  • Đối với doanh nghiệp sản xuất
  • Những cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính: Nộp hồ sơ khai thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính.
  • Cuối năm chi nhánh không phải làm BCTC mà lập BCKQ HĐKD để gửi về công ty mẹ để công ty mẹ làm BCTC.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thêm các dịch vụ của Đại lý thuế Việt An như thủ tục kê khai thuế, đăng ký thuế xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Từ khóa » đi Kê Khai Thuế