Kể Lại Một Sự Cố Giao Thông Mà Em Biết Và Cách ứng Xử ...
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó. Nêu suy nghĩ của em của em về cách ứng xử đó? (từ 20 – 25 dòng).
Lưu ý: Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó là tài liệu được tổng hợp, sưu tầm từ các nguồn để chia sẻ miễn phí đến các bạn học sinh nhằm hoàn thành tốt cuộc thi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 5.
Câu hỏi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 5
- 1. Kể lại một sự cố giao thông từ 20 đến 25 dòng số 1
- 1.1. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó
- 1.2. Nêu suy nghĩ của em của em về cách ứng xử đó
- 2. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử số 2
- 3. Kể lại một sự cố giao thông số 3
- 4. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và nêu suy nghĩ của em số 4
- 5. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó số 5
- 6. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết số 6
Sau đây là tình huống giao thông và cách ứng xử, Kể lại một vụ tai nạn điện mà em biết, mẫu Kể lại một vụ tai nạn giao thông, Mô tả 1 tình huống giao thông nguy hiểm, Cách ứng xử khi gặp tai nạn giao thông cho các em học sinh tiểu học. Mời các em tham khảo.
1. Kể lại một sự cố giao thông từ 20 đến 25 dòng số 1
1.1. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó
Hôm nay, trên đường đi học về, em đã chứng kiến một sự cố giao thông. Một nhóm học sinh đang đi xe đạp trên đường. Các bạn đi xe dàn hàng ngang, vừa đi vừa trò chuyện. Lúc đó, có một chiếc xe máy đi cùng chiều định vượt qua nhóm học sinh, thì một chiếc xe ô tô đi ngược chiều bất ngờ lao đến. Người điều khiển xe máy do phải tránh xe ô tô nên đã đâm vào xe đạp của bạn học sinh đi ngoài cùng. Vụ va chạm khiến bạn học sinh bị ngã ra đường, nhưng chỉ bị thương nhẹ ở tay. Mọi người xung quanh đã nhanh chóng đến giúp đỡ bạn học sinh dựng xe lên. Người điều khiển xe máy, hay người đi ô tô đã dừng lại để hỏi thăm, xem tình hình vết thương của bạn học sinh. Cả người điều khiển xe máy, ô tô và bạn học sinh đều đã nhận ra lỗi của mình.
1.2. Nêu suy nghĩ của em của em về cách ứng xử đó
Theo em, vụ việc sự cố giao thông về va chạm này tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng đã để lại cho mỗi người một bài học đáng giá. Vì thế khi tham gia giao thông, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc luật giao thông để tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc. Em nghĩ cách ứng xử của người có mặt ở đó cũng cho thấy trong cuộc sống còn có nhiều người tốt.
2. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử số 2
Cuối tuần, em có một trận đá bóng. Đến một đoạn đường khá vắng, em nhìn thấy bên kia đường có một cụ bà đang sách một túi đồ rất nặng, chuẩn bị sang đường. Bỗng nhiên có một đám thanh niên bốn năm người đi ngang qua, xô vào người bà cụ khiến bà đánh rơi túi đồ. Chiếc túi rơi xuống đất, những quả cam ở trong túi lăn ra xa. Chắc có lẽ bà cụ vừa đi chợ về. Đám thanh niên nọ thấy vậy nhưng vẫn không quay lại xin lỗi và nhặt đồ lên giúp bà cụ. Họ chỉ quay lại nhìn mỉm cười rồi lại nhanh chóng bước đi. Lúc ấy, trên đường cũng khá ít người nhưng cũng không ai dừng lại giúp bà cụ. Thấy vậy, em nhanh chóng đi đến chỗ bà, giúp bà nhặt những quả cam rơi trên đường cho bà. Sau đó, em còn đưa bà cụ sang đường an toàn rồi mới tiếp tục đi đến sân bóng. Cách ứng xử của nhóm thanh niên, cũng như những người xung quanh khiến em cảm thấy thật đáng buồn. Sự cố trên không dẫn đến tai nạn giao thông, nhưng nó thể hiện được đạo đức của một con người. Chúng ta cần có tấm lòng tốt, biết cho đi mới có thể nhận lại những điều tốt đẹp.
3. Kể lại một sự cố giao thông số 3
Hôm đó đang trên đường đi học về cũng lũ bạn, em cùng họ đang ngồi nghỉ chân tại quán nước bên đường thì đột nhiên đập vào mắt em là hình ảnh một bà cụ mù đang loay hoay qua đường trong làn xe tấp nập. Có rất nhiều người đi qua đi lại ở đó nhưng không một ai chịu giúp bà. Rồi chuyện bất ngờ đã xảy đến. Bà bị một chiếc xe ô tô tông phải. Tất cả ánh mắt của mọi người đều tụ lại chỗ bà cụ. Người thì lấy điện thoại ra quay phim, chụp ảnh. Người thì bàn tán xôn xao, lướt qua như không có chuyện gì. Đáng nói nhất là người tài xế lái xe ô tô, hắn tông trúng bà cụ rồi hoảng hốt ngồi yên trong xe một lúc không bước xuống xe xem cụ như thế nào.
Em thấy như vậy liền chạy lại gần, thấy cụ tay trầy xước rớm máu, nên hô hoán lên bảo mọi người ai có điện thoại thì gọi cấp cứu giúp bà. Người thì thấy có điện thoại nên lẩn đi, rồi đi mắt, người thì nghĩa hiệp một tí gọi xe ôm chở bà cụ lên trạm y tế. Một lát sau thì các chú công an cũng đến các chú xử lí rất nhanh, phê bình những người dân xung quanh đó, thấy tai nạn mà không gọi ngay cho công an, hoặc cán bộ y tế gần nhất mà lại lấy điện thoại chụp ảnh, quay phim,.. Còn bác lái xe bây giờ đã không ru rú trong xe nữa bác ta đã theo các chú công an lên phường giải quyết. Các chú tuyên dương em và người đàn ông lúc nãy đã giúp cụ.
4. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và nêu suy nghĩ của em số 4
Sự cố giao thông mà em biết là trong một lần mẹ đèo em đi xe máy từ trường về nhà và giữa đường thấy có một ô tô phóng tốc độ nhanh và quệt phải một xe máy khiến cô lái xe máy ngã ra đường nhưng xe ô tô đó vẫn cứ thế chạy tiếp và không dừng xe giúp đỡ hay đền bù thiệt hại. Sau đó em và mẹ dừng xe và đỡ cô dậy, may thay cô chỉ bị thương nhẹ
Em thấy người lái xe ô tô đã vi phạm an toàn giao thông đó là phóng nhanh và vô trách nghiệm với cô lái xe máy mặc dù có biết bản thân đã gây sự cố. Em hoàn toàn không đồng tính với cách ứng xử như thế vì đó hoàn toàn sai và không đúng chuẩn mực.
5. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó số 5
Hiện nay, mỗi năm tại Việt Nam có không biết bao ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, có không biết bao nhiêu người chết, bao nhiêu người để lại thương tật cả đời khiến cho vấn đề an toàn giao thông trở nên cần thiết và bức bách hơn bao giờ hết, không chỉ là vấn đề của một cá nhân nữa mà là vấn đề của mọi gia đình, mọi quốc gia.
Chúng ta vẫn thường hay nghe “An toàn giao thông” trên tất cả các kênh thông tin. Vậy cụm từ này nghĩa là gì? Đây là từ để chỉ những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông khi lưu thông.
Hiện nay, những tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng rõ rệt hơn trước. Nguyên nhân là do người dân chủ quan thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Tình trạng vì vội vàng mà phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra liên tục với tần suất lớn. Chiếc mũ bảo hiểm là một đồ bảo hộ quan trọng nhưng người sử dụng chỉ dùng nó như một vật tránh cảnh sát mà không thực sự coi đó là đồ bảo vệ có ích.
Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách đánh võng, thậm chí còn đua xe trên đường. Có những người tham gia giao thông sử dụng rượu bia trái quy định dẫn đến không tỉnh táo khi đi xe và còn làm liên lụy đến người đi khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên đường thì ít mà do sự thiếu ý thức của chủ xe thì nhiều và luôn để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc. Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng. Điều này giảm thiểu những tai nạn do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình. An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.
Đáng tiếc là cho đến tận ngày hôm nay, khi ta đi đường vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật. Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành luật giao thông, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác. Những người như vậy nhất định phải bị xử phạt thật nặng và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.
Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó. Trước hết cần ý thức được rằng “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, an toàn là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành luật giao thông tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.
Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.
6. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết số 6
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.
Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.
Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.
Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.
Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ
Từ khóa » Câu Chuyện Tai Nạn Giao Thông
-
Hai Câu Chuyện đầy ám ảnh được Kể Trong Lễ Tưởng Niệm Các Nạn ...
-
Những Câu Chuyện Nhiều Nước Mắt Của Các Nạn Nhân Tai Nạn Giao ...
-
Tai Nạn Giao Thông ở Hà Tĩnh Và Câu Chuyện Buồn Về ý Thức Người ...
-
Những Vụ Tai Nạn Thương Tâm Trước Cổng Trường - YouTube
-
Chuyện đau Lòng Từ Tai Nạn Giao Thông - Tuổi Trẻ Online
-
Một Học Sinh Kể, Nghìn Người Rơi Nước Mắt
-
Kể Lại Một Sự Cố Giao Thông Mà Em Biết Và Cách ứng Xử ...
-
Câu Chuyện đầy Tình Người Trong Vụ Tai Nạn Giao Thông - YAN
-
Diễn đàn An Toàn Giao Thông: “Câu Chuyện Của Tôi – Bài Học Của Bạn”
-
Tai Nạn Giao Thông: Đừng để Nỗi đau Thêm Dài
-
Tai Nạn Giao Thông Mới Nhất Ngày Hôm Nay, Tin Tức TNGT 2022
-
Kể Một Số Câu Chuyện Về An Toàn Giao Thông - Khanh Nguyen
-
Câu Chuyện Tình đằng Sau Vụ Tai Nạn Giao Thông 8/3
-
Tai Nạn Giao Thông - Nỗi đau Người ở Lại - Báo Lâm Đồng