Kể Lại Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh Bằng Lời Kể Của Em - TopLoigiai

Sơn Tinh – Thủy Tinh là truyền thuyết lâu đời để về cuộc chiến của hai vị thần núi và thần nước trong lần hỏi vợ. Hằng năm Thủy Tinh luôn dâng nước, tranh đấu với Sơn Tinh nhưng luôn thua trận. Từ đó mà nhân dân ta đã có thể lí giải vệ hiện tượng lũ lụt, luôn mong muốn có thể chế ngự được thiên tai. Kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình thì các em sẽ nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, thể hiện rõ cảm xúc của mình vào từng câu chữ.

Mục lục nội dung Kể lại truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh bằng lời kể của em

Kể lại truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh bằng lời kể của em | Văn mẫu 6 hay nhất (ảnh 1)

Kể lại truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh bằng lời kể của em

“Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương

Không quản rừng cao, sông cách trở

Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương”.

(Nguyễn Nhược Pháp)

Ba câu thơ ngắn ngủi, câu từ đơn giản chỉ cần lướt qua cũng đủ đưa ta tìm về với câu chuyện truyền thuyết năm xưa đó là Sơn Tinh – Thủy Tinh. Câu chuyện này vẫn còn mãi dư âm, nét đặc sắc cùng nhiều ý nghĩa mang đến cho độc giả dù đã từ rất lâu rồi. Câu chuyện Sơn Tinh –Thuỷ Tinh với em luôn để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.

Trong bối cảnh thời vua Hùng thứ mười tám truyện nói đến vua có người con gái là Mỵ Nương vô cùng xinh đẹp, nết na, thuỳ mị. Công chúa Mỵ Nương vốn được trời ban cho một nhan sắc lộng lẫy, tuyệt trần mà bao người mơ ước. Vua vô cùng yêu thương, chiều chuộng con gái của mình, khi con đã tới tuổi gả chồng thì lúc này Vua bắt đầu truyền tin kêu gọi những anh hùng phi thường, tài cao học rộng để có thể tìm kiếm cho con gái một tấm chồng, vua có một chàng rể ưng ý. Tin tức nhanh chóng truyền đi khắp nơi, đến mọi vùng đất thì vua Tây Âu hay tin liền đem sính lễ, châu báu rất nhiều sang hỏi cưới công chúa. Vua nước Tây Âu trông khá lớn tuổi, ngoại hình không ưa nhìn, cường bạo, sự chênh lệch quá nhiều nên vua đã từ chối.

Ngày nọ, hai chàng trai cùng đến xin cưới công chúa sau một thời gian vua truyền tin. Một chàng với tự xưng là Sơn Tinh, thần Núi đến từ vùng núi Tản Viên. Chỉ cần chàng ra tay thì phía Đông nổi cồn bãi, dơ tay về phía Tây núi đồi từng dãy mọc lên. Thứ hai là chàng trai đến từ miền biển nên gọi là Thần Nước, đó là Thủy Tinh. Không thua kém là bao, Thủy Tinh chỉ cần hô lên thì mưa, gió kéo đến lũ lượt. Vua nhận thấy ở hai chàng sức mạnh, tài năng ngang nhau, cân tài cân sức không biết phải lựa chọn ai. Thế rồi sau một hồi suy nghĩ, bàn luận cùng đám Lạc Hầu thì Vua đã quyết định giao cho hai chàng thử thách như sau: Vào ngày mai, hai chàng phải chuẩn bị đầy đủ sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Ai đến trước thì sẽ Vua sẽ gã công chúa cho người đó.

 Không chút do dự, hai chàng tức tốc quay về chuẩn bị theo lời vua. Sáng hôm sau, khi mới tờ mờ sáng thì Sơn Tinh đứng trước cung điện với đầy đủ sính lễ và được rước nàng Mỵ Nương về làm vợ. Chỉ một lúc sau thì Thủy Tinh đến và nghe tin Mỵ Nương đã theo phu quân rời đi, chàng tức giận liền một mực đuổi theo bắt bằng được công chúa. Lúc đó nước tràn trề khắp ruộng đồng, nhà cửa, Phong Châu bị che lấp bởi mực nước ngày một dâng cao. Không để yên, Sơn Tinh bình tĩnh đáp trả lại bằng phép bốc từng quả đồi, từng dãy núi được dời lên ngăn chặn dòng nưóc lũ tràn vào. Cuộc chiến của hai vị thần này cứ thế kéo dài ngày đêm không hồi kết mấy tháng trời. Dù có sức mạnh phi thường đến bao nhiêu thì cũng đến lúc cạn kiệt, Thủy Tinh lúc này đã chịu rút quân trở về. Sơn Tinh cùng Mỵ Nương có những ngày tháng sống bên nhau hạnh phúc, êm ấm. Nhưng hận thù vẫn còn đó, nó chưa bao giờ tan biến đi mà chỉ là tạm thời lắng xuống. Chính vì thế mà hàng năm cứ đến tháng 7 Âm lịch thì Thủy Tinh lại đem quân ầm ầm kéo đến trả thù, dâng nước lên cao khiến người dân vì thế mà chịu cảnh ngập lụt triền miên. Dù thế nào thì sau mỗi trận chiến Thủy Tinh rồi cũng rút lui trong sự thất bại trở về.

Với em câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh này mặc dù đã trải qua bao thời gian tuổi đời nhưng ý nghĩa, sức ảnh hưởng của câu chuyện vẫn còn mãi đó. Hình tượng thần Nước và Thân Núi có thể nói là hình ảnh cho sức mạnh, hay đằng sau câu chuyện gã vợ là sự lí giải hiện tượng thiên nhiên, lũ lụt, hạn hán. Qua đó cho thấy khát vọng muốn được chế ngự, đẩy lùi thiên tai của con người vô cùng mãnh liệt.

Từ khóa » Nói Và Nghe Kể Lại Một Truyền Thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh