Kể Tên Tỉnh Nào Của Nước Ta Không Giáp Với Biển

Việt Nam với 63 tỉnh thành mang tiềm năng kinh tế, văn hoá và địa lý khác nhau. Nhưng bạn đã biết tới những tỉnh thành không giáp với biển của nước ta chưa? Cùng naototnhat.com tìm hiểu thông tin về những tỉnh thành không giáp với biển này nhé!

Contents

  • Tỉnh Nào Của Nước Ta Không Giáp Với Biển?
    • Địa lý của các tỉnh không giáp với biển
      • Vùng núi phía Bắc
      • Khu vực đồng bằng sông Hồng
      • Vùng Tây Nguyên
      • Miền nam và đồng bằng sông Cửu Long
    • Kể tên các tỉnh của nước ta không giáp với biển
  • Các tỉnh thành không giáp biển có những thuận lợi và hạn chế gì?
    • Vùng núi phía Bắc
    • Khu vực đồng bằng sông Hồng
    • Vùng Tây Nguyên
    • Miền nam và đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Nào Của Nước Ta Không Giáp Với Biển?

Việt Nam có tổng cộng 63 tỉnh thành trực thuộc trung ương bao gồm giáp biển và không giáp biển, kéo dài từ Nam chí Bắc. Với diện tích lãnh thỗ 331.212 km vuông. Chính vì vậy, vị trí của các tỉnh thành không giáp với biển chiếm nhiều hơn trên diện tích cả nước với 28 tỉnh giáp với biển và 35 tỉnh còn lại không giáp với biển.

Tỉnh không giáp với biển

Địa lý của các tỉnh không giáp với biển

Như bạn đã biết, các tỉnh thành không giáp với biển sẽ tập trung ở phía nam của vùng Biển Đông, nằm chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên, Vùng núi phía Bắc Bộ, một số tỉnh miền Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng núi phía Bắc

Đây là vùng lãnh thổ thuộc miền Bắc nước ta. Chiếm 30,7 diện tích của cả nước và hơn 30 dân tộc Việt khác nhau sinh sống tại đây. Bao gồm 14 tỉnh thành không giáp với biển. Đời sống người dân được nâng cao nhờ mạng lưới giao thông đang phát triển mạnh, cùng tài nguyên khoáng sản khá lớn.

Khu vực đồng bằng sông Hồng

Bao gồm 6 tỉnh thành không giáp biển: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội. Nhờ khu vực hạ lưu sông Hồng mang lại vùng đất này sự phì nhiêu đất đai và tài nguyên sinh vật sông Hồng phong phú. Tạo điều kiện thâm canh lúa nước và phát triển cây công nghiệp cho người dân tại đây.

Vùng Tây Nguyên

Là một loạt cao nguyên liều kề thuộc miền Trung nước ta với 5 tỉnh không giáp với biển. Nhờ độ cao, nằm trong vùng nhiệt đới Xavan, nên khí hậu vùng Tây Nguyên quanh năm mát mẻ, mưa nhiều, là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.

Miền nam và đồng bằng sông Cửu Long

Nam bộ và vùng Tây nam bộ với 10 tỉnh thành không giáp với biển: Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang,  An Giang, Cần Thơ. Tuy không giáp với biển đảo, nhưng nhờ dòng sông Mê Kông giúp cho vùng đất này trở nên màu mỡ và đem lại nhiều thuận lợi trong việc trồng trọt, chăn nuôi cho người dân.

Kể tên các tỉnh của nước ta không giáp với biển

Với 35 tỉnh thành không giáp với biển kéo dài từ Bắc chí Nam bao gồm: Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long.

Đây là các tỉnh hoàn toàn không có lợi thế về biển, được hưởng những thuận lợi từ sông và núi, mang lại kinh tế vững mạnh cho con người và tạo nên các địa điểm tham quan du lịch khá ấn tượng cho mọi du khách Việt Nam và quốc tế khi đến.

Các tỉnh thành không giáp biển có những thuận lợi và hạn chế gì?

Với hình dạng lãnh thỗ hình chữ S tạo nên thiên nhiên Việt Nam phân hoá vô cùng đa dạng, từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây và theo mùa khác nhau. Việc phân hoá tạo nên các tỉnh thành với các thuận lợi cũng vô cùng khác nhau rõ rệt.

Bên cạnh những thuận lợi về địa lý và được tự nhiên ưu ái giúp nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện khá nhiều, cũng tồn tại một số hạn chế gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và xã hội. Cụ thể:

Vùng núi phía Bắc

Thuận lợi: Đây là vùng lãnh thổ rộng nhất ở nước ta, nhờ mạng lưới giao thông vận tải mang lại cho nền kinh tế mở phát triển vô cùng thuận lợi. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, nông nghiệp, du lịch,… cũng là thế mạnh của vùng núi phía Bắc. Bề dày lịch sử với hơn 500 di tích lịch sử thu hút khách du lịch, phát triển ngành du lịch, dịch vụ.

Hạn chế: Với nhiều tiềm năng và lợi thế đến vậy, nhưng phát triển chậm, chưa tạo được sự cạnh tranh lớn trong các lĩnh vực. Chính vì vậy, đây được xem là vùng còn nghèo và khó khăn nhất nước ta tới nay.

Khu vực đồng bằng sông Hồng

Thuận lợi: Đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi tạo nên vùng kinh tế trọng điểm tại phía Bắc nước ta. Với nguồn khoáng sản và thuỷ điện lớn nhất, ngành nông nghiệp lớn mạnh nhờ đất đai được bồi đắp từ lượng phù sa sông Hồng.

Hạn chế: Khi dân số tăng nhanh chóng, mà nền kinh tế tại đây chưa được phát triển toàn diện, gây tác động vô cùng lớn tới đời sống người dân, tình trạng thất nghiệp nhiều. Ngoài ra, ảnh hưởng từ thiên tai, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm nền kinh tế chậm phát triển, thiết bị và vật tư bị hư hỏng nhanh.

Vùng Tây Nguyên

Thuận lợi: Các loại sản phẩm từ cây công nghiệp như: Cà phê, hồ tiêu, …đang thu hút và đáp ứng nhu cầu lớn bên ngoài thị trường. Diện tích đất bazan to lớn,  khí mật mát mẻ phù hợp cho các loại chè, rau, hoa quả sống, mang lại nguồn thực phẩm dồi dào.

Bên cạnh đó, diện tích đất trồng rừng lớn nhất Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi cho các loại cây gỗ quý, chim thú quý hiếm phát triển, là nguồn thu rất lớn giúp nâng cao đời sống và kinh tế người dân.

Hạn chế: Là khu vực có mùa khô kéo dài gần nửa năm (4 – 5 tháng) dẫn đến thuỷ lợi gặp khó khăn, cháy rừng cũng là vấn đề xảy ra hằng năm. Vì rừng lớn, khai thác chưa hợp lý dẫn đến nguy cơ suy thoái. Ngoài ra, người lao động ở đây chưa có chuyên môn cao cùng cơ sở máy móc chưa đạt yêu cầu để phát triển một nền kinh tế vững mạnh.

Miền nam và đồng bằng sông Cửu Long

Thuận lợi: Một khu vực có tiềm năng phát triển đa dạng ngành nghề như: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,… Nhờ địa lý tự nhiên thuận lợi, cùng hệ thống kênh rạch lên tới 28.000 km tạo nên hiệu quả kinh tế cao. Du lịch ở đồng bằng Sông Cửu Long được đầu tư mạnh mẽ, với đa dạng loại hình.

Hạn chế: Nguồn khoáng sản khan hiếm, chủ yếu là đá vôi và than bùn. Diện tích đất mặn, đất phèn chiếm hơn một nửa diện tích đất nơi đây. Bên cạnh đó, mùa khô kéo dài khá lâu nên độ mặn và độ phèn trong đất tăng thêm, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới ngành trồng trọt tại đây.

Trên đây là giải đáp chính xác cho các tỉnh không giáp với biển ở nước ta được naototnhat.com tìm hiểu và tổng hợp dựa trên nguồn internet. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức địa lý Việt Nam chính xác hơn. Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị!

Bài viết liên quan:
  1. TOP 11 Ngành học kiếm nhiều tiền, lương cao, giàu nhất tương lai 2023
  2. TOP 10 Kênh Podcast Tiếng việt trên Spotify Hay nhất nên nghe 2023
  3. Bò cạp đen vào nhà có điềm gì? Tốt hay xấu? Đánh con gì? số mấy?
  4. Bao nhiêu tuổi bị trĩ: Tìm hiểu về bệnh trĩ và độ tuổi ảnh hưởng
  5. Bao nhiêu ngày nữa mùng 5 tháng 5: Tìm hiểu về ngày đặc biệt này

Từ khóa » Tỉnh Nào ở đbscl Không Giáp Biển