Kế Toán Chi Phí Phát Sinh Riêng Tại Mỗi Bên Liên Doanh - VINASC
Có thể bạn quan tâm
a) Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, tập hợp chi phí phát sinh riêng mà bên liên doanh phải gánh chịu khi tham gia hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
Nợ TK 621, 622, 627, 641, 642 (Chi tiết cho hợp đồng)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 111, 112, 331,…
b) Cuối kỳ kết chuyển chi phí phát sinh để tập hợp chi phí SXKD của hợp đồng liên doanh, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK 621, 622, 627 (Chi tiết hợp đồng)
c) Kế toán chi phí SXKD phát sinh riêng của các bên liên doanh trong trường hợp hợp đồng chia sản phẩm:
c.1) Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng liên doanh nhập kho, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Nếu sản phẩm được chia chưa phải
là thành phẩm cuối cùng)
Nợ TK 155 – Thành phẩm (Nếu sản phẩm được chia là thành phẩm)
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (Nếu gửi sản phẩm được chia đem đi bán ngay không qua kho)
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết cho hợp đồng).
c.2) Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất, kinh doanh, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết cho hợp đồng).
d) Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định không chia sản phẩm mà giao cho một bên bán ra ngoài, sau khi phát hành hóa đơn cho bên bán sản phẩm, kết chuyển chi phí riêng tham gia hợp đồng vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết cho hợp đồng).
(2) Kế toán chi phí phát sinh chung do mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu
a) Kế toán tại bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung
a.1) Khi phát sinh chi phí chung do các bên liên doanh phải gánh chịu, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 621, 622, 627, 641, 642 (Chi tiết cho hợp đồng)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 111, 112, 331, …
a.2) Nếu hợp đồng liên doanh quy định phải phân chia chi phí chung, cuối kỳ căn cứ vào quy định của hợp đồng, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí phát sinh chung cho các bên góp vốn liên doanh khác và sau khi được các bên liên doanh chấp nhận, căn cứ vào chí phí được phân bổ cho các bên góp vốn liên doanh khác, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (Chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 621, 622, 627, 641, 642.
b) Kế toán tại bên liên doanh không hạch toán chi phí chung cho hợp đồng liên doanh
Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí chung của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên kế toán chi phí chung cung cấp), ghi:
Nợ TK 621, 622, 623, 641, 642 (Chi tiết cho hợp đồng)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 338 – Phải trả khác (Chi tiết cho đối tác kế toán chi phí chung).
(3) Kế toán doanh thu bán sản phẩm trong trường hợp một bên liên doanh bán hộ hàng hóa và chia doanh thu cho các đối tác khác
a) Kế toán ở bên bán sản phẩm
– Khi bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng bên bán phải phát hành hóa đơn cho toàn bộ sản phẩm bán ra, đồng thời phản ánh tổng số tiền bán sản phẩm của hoạt động liên doanh, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, ….
Có TK 338 – Phải trả khác (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
– Căn cứ vào quy định của hợp đồng liên doanh và Bảng phân bổ doanh thu, phản ánh doanh thu tương ứng với lợi ích của bên liên doanh được hưởng, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả khác (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Lợi ích mà
bên bán được hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng).
– Khi nhận được hóa đơn do bên đối tác không bán sản phẩm phát hành theo số doanh thu mà bên đối tác đó được hưởng từ hợp đồng, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả khác (Chi tiết cho hợp đồng)
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311- Nếu chia cả thuế GTGT đầu ra)
Có TK 338 – Phải trả khác (Chi tiết cho từng đối tác)
– Khi thanh toán tiền bán sản phẩm do bên đối tác không bán sản phẩm được, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả khác (Chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 111, 112 , …
b) Kế toán ở bên không bán sản phẩm
– Bên liên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (Bao gồm thuế GTGT nếu chia cả
Thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác bán sản phẩm,).
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Chi tiết cho hợp đồng và theo số tiền được chia)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Nếu được chia cả thuế GTGT đầu ra).
– Khi bên đối tác thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:
Nợ TK 111, 112, … (Số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả).
Có TK 138 – Phải thu khác .
(4) Kế toán chia lợi nhuận trong trường hợp hợp đồng quy định chia lợi nhuận trước thuế
a) Kế toán ở bên thực hiện kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Khi bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng bên kế toán phải phát hành hóa đơn cho toàn bộ sản phẩm bán ra, đồng thời phản ánh tổng số tiền bán sản phẩm của hoạt động liên doanh, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, ….
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
+ Căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh, kế toán tập hợp chi phí và kết chuyển để tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc thành phẩm nhập kho (nếu có). Khi bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng kế toán xác định giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154, 155
+ Sau khi kết chuyển doanh thu, giá vốn và xác định kết quả hoạt động liên doanh, kế toán căn cứ vào quy định của hợp đồng hợp tác kinh doanh và kết quả phân chia lợi nhuận trước thuế, phản ánh lợi nhuận trước thuế tương ứng với lợi ích mà đơn vị được hưởng và phải trả cho bên đối tác, ghi:
Trường hợp lãi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (Phần đơn vị được hưởng)
Có TK 338 – Phải trả khác (Phần đối tác được hưởng, chi tiết cho từng đối tác)
Trường hợp lỗ:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (Phần đơn vị phải gánh chịu)
Nợ TK 338 – Phải trả khác (Phần đối tác phải gánh chịu, chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (Chi tiết cho hợp đồng)
+ Khi thanh toán tiền cho bên đối tác, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả khác (Chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 111, 112,…
b) Kế toán ở bên không thực hiện kế toán Hợp đồng HTKD
+ Bên liên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh căn cứ vào kết quả phân chia lợi nhuận trước thuế từ hợp đồng và chứng từ có liên quan do đối tác cung cấp, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (Chi tiết cho đối tác bán sản phẩm).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lợi nhuận được chia)
+ Khi bên đối tác thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:
Nợ TK 111, 112, … (Số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả).
Có TK 138 – Phải thu khác.
Từ khóa » Phát Sinh Nợ 338
-
Hệ Thống Tài Khoản - 338. Phải Trả, Phải Nộp Khác. - NiceAccounting
-
TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC (Thông Tư 200/2014 ...
-
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP ...
-
Hệ Thống Tài Khoản - 338. Phải Trả, Phải Nộp Khác.
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 338"Phải Trả Phải Nộp Khác" Theo TT133
-
Kế Toán điều Chỉnh Một Số Nghiệp Vụ Kinh Tế Khi Phát Hiện Sai Sót
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Phương Pháp định Khoản Kế Toán Các Khoản Phải Trích Theo Lương
-
Làm Thế Nào Khi Xem Chỉ Tiêu Nợ Phải Trả Khác Trên Báo Cáo B01 ...
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Bảo Hiểm Xã Hội - Đại Lý Thuế Việt An
-
17 Bước Kiểm Tra Số Dư Trên Báo Cáo Tài Chính | Bài Viết Hay | Tin Tức
-
Cách Hạch Toán Tiền Mặt – TK 111 Theo Thông Tư 200
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán
-
Kế Toán Các Hình Thức Sử Dụng Tài Sản để Liên Doanh, Liên Kết Tại đơn ...