KẾ TOÁN CÔNG NỢ LÀ GÌ? KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA KẾ TOÁN ...

Trong những doanh nghiệp có nhiều đối tác, quan hệ khách hàng rộng thì cần phải có một kế toán công nợ. Họ sẽ quản lý toàn bộ công nợ của doanh nghiệp.

 

Kế Toán Công Nợ Là Gì?

 

Kế toán công nợ cũng đóng vai trò khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp. Kế toán công nợ phải làm việc với các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả, tiền gửi ngân hàng, các khoản thu chi… Vì vậy, công việc quản lý công nợ ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm, loại hình kinh doanh, quy mô và trình độ đội ngũ kế toán để từ đó có thể thiết lập, tổ chức bộ máy kế toán công nợ cho phù hợp. Đôi khi, người làm kế toán công nợ có thể kiêm luôn kế toán thanh toán, kiêm cả thủ quỹ và kế toán nội bộ doanh nghiệp. Kế toán công nợ sẽ làm công việc phải thu nợ của khách hàng. Nếu không đòi được nợ, gây ra nguy cơ nợ xấu sẽ gây thất thoát cho doanh nghiệp.

 

Công Việc Của Kế Toán Công Nợ

 

Để làm tốt công việc kế toán công nợ, trước hết cần nắm rõ và chi tiết bản mô tả những việc phải làm của công việc này. Sau đây là bản mô tả công việc chung:

 

- Căn cứ vào bảng kê bán hàng và bảng kê thu tiền, kế toán công nợ cần nhập từng hóa đơn vào sổ chi tiết công nợ cho từng khách hàng chi tiết.

- Kiểm tra từng hóa đơn xuất, thu tiền đã đúng với khách công nợ và đã khớp với tổng tiền bảng kê hay chưa.

- Kế toán công nợ chuyển bảng kê Excel kê khai tất cả các lô hàng còn nợ của khách hàng, chi tiết từng khu vực.

- Hàng ngày, kế toán công nợ kê khai công nợ thu ngay mà khách chưa thanh toán và chuyển xuống phụ trách công nợ.

- Chuyển các khoản dư có xuống phòng kinh doanh 1 tuần/lần để phòng kinh doanh đưa ra hướng giải quyết.

- 1 tháng/lần kế toán làm bảng phân tích công nợ gửi xuống phòng kinh doanh

- In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt.

- Đối chiếu tồn quỹ tiền mặt giữa báo cáo quỹ với kế toán tổng hợp của doanh nghiệp

- Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh, số thứ tự, thời gian lưu trữ, bảo quản.

- Lập lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng.

- Theo dõi, lập báo cáo tình hình số dư công nợ của nội bộ theo từng đối tượng đột xuất hoặc định kỳ (tháng, quý, năm) theo yêu cầu

- Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tạm ứng bằng tiền mặt, định kỳ hàng tuần đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ.

- Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán với khách hàng.

- Đề xuất Phụ trách Phòng các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc.

 - Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu

 - Chủ động nhắc nhở thanh toán công nợ

 - Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng

 

Kỹ Năng Cần Có Của Kế Toán Công Nợ

 

- Kỹ năng tin học: Cụ thể ở đây là kỹ năng sử dụng excel, tin học văn phòng. Kế toán công nợ sẽ phải làm nhiều công việc sử dụng những phần mềm này như: Lập bảng kê khai, tính toán

- Kỹ năng giao tiếp: Không chỉ là giao tiếp với đồng nghiệp trong công ty, mà còn là giao tiếp với khách hàng, kỹ năng nói chuyện qua điện thoại, đàm phán nhanh gọn, hiệu quả.

- Kỹ năng quản lý công nợ: Bao gồm cách phân tích, tổng hợp các phiếu bán hàng mà khách hàng chưa thanh toán để ghi chép lại vào sổ sách công nợ.

- Nắm vững nghiệp vụ kế toán: Đây có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất đối với kế toán công nợ. Kỹ năng này được thể hiện qua cách bạn theo dõi công nợ của khách hàng, làm báo cáo sổ sách

- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong trường hợp bạn bị các doanh nghiệp khác gọi đến đòi nợ, hay trường hợp bạn phải đi thu nợ từ các công ty khác, bạn cần biết đề ra phương pháp xử lý sao cho hợp lý và đem lại hiệu quả nhất có thể.

- Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán: Dĩ nhiên, khi đã là 1 kế toán, bất kể là vị trí nào, bạn cần nắm rõ về cách sử dụng các phần mềm kế toán, vì nó sẽ là công cụ hỗ trợ bạn rất tốt khi làm việc.

 

Chúc các bạn hoàn thành tốt công việc của mình!

 

 

    _cacbaivietkhac

  • Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Dương Lịch và Tết Nguyên Đán 2024
  • Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính
  • Thay đổi giám đốc có cần phải thay đổi chữ ký số không?
  • Mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam phải đóng những loại thuế nào?
  • Bán hàng qua mạng cần nộp thuế gì?
  • Thế nào là chủ hộ kinh doanh?
  • Thành lập doanh nghiệp có cần lý lịch tư pháp?

Từ khóa » Excel Kế Toán Công Nợ