Kế Toán Quản Trị Chi Phí: Khái Niệm, Mục Tiêu, Phương Pháp
Có thể bạn quan tâm
Bài toán chi phí luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu khi bất kỳ chủ thể, tổ chức hay doanh nghiệp nào điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc tối ưu quy trình quản lý chi phí được coi là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Trong đó, nghiệp vụ kế toán quản trị chi phí đóng vai trò hoạch định và kiểm soát thông tin chi phí doanh nghiệp gồm những gì. Nhờ đó, độ chính xác và tính hiệu quả trong quản trị chi phí được đảm bảo, góp phần gia tăng giá trị và đẩy mạnh lợi thế kinh doanh cho công ty.
Mục lục
- Khái quát về kế toán quản trị chi phí
- Chi phí doanh nghiệp là gì?
- Kế toán quản trị chi phí là gì?
- Mục tiêu của kế toán quản trị chi phí
- Hướng dẫn kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
- Các phương pháp kế toán quản trị chi phí
- Những lưu ý khi xây dựng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Khái quát về kế toán quản trị chi phí
Chi phí doanh nghiệp là gì?
Chi phí doanh nghiệp là các khoản mà doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành, phát triển và đáp ứng tất cả các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình. Các ví dụ về chi phí doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí thuê địa điểm làm việc.
- Chi phí sản xuất.
- Các dịch vụ mua hoặc thuê ngoài cho công tác quản lý: điện, nước, sửa chữa và bảo hành cơ sở vật chất, tài sản cố định.
- Các khoản tiền thuế và lệ phí phải nộp cho Nhà nước: thuế môn bài, thuế đất, v.v.
- Chi phí công tác, hội họp.
- Chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo tiền lương phải trả cho nhân viên.
Tất cả các thông tin chi phí đều cần phải được tổng hợp và phân tích đầy đủ, thường xuyên để nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quy định có tính chất quan trọng như phân tích điểm hòa vốn, lên chiến thuật về giá, lập kế hoạch tăng lợi nhuận, kiểm soát và dự báo chi phí. Do đó, quy trình quản lý chi phí doanh nghiệp cần được xây dựng và tính toán kỹ lưỡng để không xảy ra sai sót gây lãng phí cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Gồm những gì? Quy định thế nào?
Kế toán quản trị chi phí là gì?
Bản chất kế toán quản trị chi phí là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống kế toán quản trị. Đây là một kênh thông tin quan trọng, có nhiệm vụ cung cấp thông tin về chi phí quản trị doanh nghiệp để phục vụ cho việc đánh giá, kiểm soát tài chính và đưa ra các quyết định tối ưu ở cấp quản lý.
Nội dung của kế toán quản trị chi phí bao gồm các hạng mục cơ bản dưới đây:
- Ghi nhận, phân loại chi phí
- Thiết lập định mức, dự toán chi phí
- Hạch toán chi phí hoạt động, tính toán giá sản phẩm
- Theo dõi, phân tích thông tin biến động chi phí
- Xây dựng báo cáo kế toán quản trị chi phí
Mục tiêu của kế toán quản trị chi phí
Mục tiêu của kế toán quản trị chi phí và giá thành là để xác định các khoản chi phí doanh nghiệp cần sử dụng để vận hành cũng như nghiên cứu chiến lược giá của các sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp thông tin nội bộ phục vụ mục đích quản lý. Do đó, kế toán quản trị chi phí là cơ sở quan trọng giúp người quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý.
Tuy là một bộ phận có vai trò quan trọng trong vận hành, vẫn tồn tại một số vấn đề hạn chế của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp như sau:
- Công tác kế toán quản trị chi phí nói chung và quy trình thiết lập mô hình kế toán quản trị chi phí nói riêng chưa được các doanh nghiệp thực sự quan tâm. Tầm quan trọng của kế toán quản trị chưa được đề cao, dẫn đến các chiến lược quản lý kinh doanh và điều hành doanh nghiệp chưa hiệu quả.
- Việc áp dụng kế toán quản trị chi phí mới chỉ dừng ở bước sơ khai. Nói cách khác, mới chỉ đơn giản là liên kết giữa nghiệp vụ kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ tổ chức bộ máy kế toán tài chính, còn bộ máy kế toán quản trị, cụ thể là kế toán quản trị chi phí chưa thực sự được đầu tư.
Hướng dẫn kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Các phương pháp kế toán quản trị chi phí
Phương pháp kế toán quản trị chi phí mục tiêu
Kế toán quản trị chi phí mục tiêu là tập hợp các phương pháp và công cụ quản trị để đạt được mục tiêu chi phí và hoạt động từ giai đoạn kế hoạch hóa và thiết kế sản phẩm mới. Phương pháp này cung cấp cơ sở để kiểm soát quy trình sản xuất và bảo đảm đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra phù hợp với vòng đời sản phẩm. Đây là công cụ quản trị chi phí nhằm mục tiêu cắt giảm tổng chi phí sản xuất trong suốt vòng đời sản phẩm, nhờ sự tương hỗ của các bộ phận chế tạo, sản xuất, nghiên cứu phát triển thiết kế, marketing và kế toán. Tóm lại, kế toán quản trị chi phí mục tiêu là kỹ thuật được sử dụng để tính toán chi phí sản xuất và bán hàng bằng cách lấy đi lợi nhuận kỳ vọng từ giá cả ước tính.
Lợi ích của phương pháp kế toán quản trị chi phí mục tiêu có những lợi ích như sau đối với hệ thống quản lý doanh nghiệp:
- Tối ưu hóa chi phí: Hỗ trợ quản lý doanh nghiệp phân tích hiệu quả cách để sản xuất hoặc mua vào sản phẩm với chi phí thấp nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn về tài chính và tập trung để đạt được lợi nhuận cao hoặc đề ra các chiến lược giá cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Tối ưu hóa chu kỳ sản phẩm: Thời gian chu kỳ sản phẩm là khoảng thời gian tính từ giai đoạn thiết kế đến khi sản phẩm sẵn sàng để đưa vào thị trường. Giảm chu kỳ sản phẩm có nghĩa là nhà quản lý sẽ giảm lãng phí thời gian không cần thiết và không làm tăng giá trị khi tới giai đoạn cuối cúng là đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp.
- Tăng khả năng sinh lời: Sử dụng phương pháp chi phí mục tiêu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng sinh lợi một cách hiệu quả hơn. Hai yếu tố chính trong lợi nhuận bao gồm giá cả và chi phí. Kế toán quản trị chi phí mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và định giá dựa trên chi phí cơ bản và giá cả thị thường, đảm bảo doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm có giá trị đối với khách hàng trên thị trường.
Phương pháp kế toán quản trị chi phí Kaizen
Phương pháp kế toán quản trị chi phí Kaizen tập trung vào việc giảm thiểu chi phí. Khi dịch từ tiếng Nhật, thuật ngữ Kaizen có thể được hiểu là “cải tiến” hay “thay đổi để tốt hơn”. Nếu phương pháp kế toán quản trị chi phí mục tiêu có mục đích là đáp ứng yêu cầu khách hàng, thì Kaizen hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu lợi nhuận của mỗi giai đoạn kinh doanh mà chủ doanh nghiệp đặt ra. Do đó, phương pháp này tập trung vào toàn bộ quá trình sản xuất, chứ không chỉ đơn thuần tập trung về sản phẩm.
Lợi ích của phương pháp kế toán quản trị chi phí Kaizen bao gồm:
- Khuyến khích cải tiến, thay đổi: Mục tiêu chính của phương pháp Kaizen là doanh nghiệp phải liên tục tìm cách cắt giảm chi phí. Để làm điều đó, các chủ doanh nghiệp phải chia nhỏ các mục tiêu để dễ thực hiện, ví dụ như tăng năng suất lao động, hạn chế hao hụt, lãng phí nguyên vật liệu. Nhờ đó, dễ dàng phân tích những thay đổi chi phí thực tế và quy trình sản xuất để tối ưu và cắt giảm chi phí nhân công và nguyên vật liệu.
- Tiết kiệm tối đa chi phí: Phương pháp Kaizen có chức năng giống như hệ thống kiểm soát ngân sách trong kế toán quản trị chi phí. Thông qua các hoạt động cải tiến liên tiếp, Kaizen giúp tiết kiệm chi phí theo nhiều cách thức và quy định cho từng bộ phận khác nhau.
- Tiết kiệm toàn diện hơn: Kết hợp phương pháp kế toán quản trị chi phí mục tiêu và Kaizen, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí cho cả chu kỳ, đầy đủ từ giai đoạn thiết kế đến phát triển và sản xuất sản phẩm.
Phương pháp kế toán quản trị chi phí định mức
Đây là phương pháp tính toán giá thành sản phẩm dành cho các doanh nghiệp đã có quy trình sản xuất được xây dựng ổn định và có thể quản lý định mức, tổng hợp chi phí sản xuất và trình độ tổ chức, bao gồm:
- Định mức lý tưởng: Định mức chỉ có thể đạt được trong điều kiện hoàn hảo (không cho phép sự hư hỏng của máy móc, hoặc bất kỳ một sự gián đoạn sản xuất nào).
- Định mức thực tế: Định mức có thể đạt được nếu có sự cố gắng (cho phép thời gian ngừng máy hợp lý, hoặc thời gian nghỉ ngơi của nhân viên).
Lợi ích của phương pháp kế toán quản trị chi phí định mức:
- Cung cấp chuẩn mực để người quản lý đối chiếu, so sánh với chi phí thực tế.
- Tạo động lực thúc đẩy người lao động tiết kiệm chi phí trong sản xuất.
- Số liệu về chi phí, giá thành ổn định hơn.
- So với hệ thống chi phí thực tế, hệ thống kế toán đơn giản hơn.
Những lưu ý khi xây dựng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định phù hợp trong ngắn hạn và hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn sáng suốt, hiệu quả, điều đó đòi hỏi mô hình kế toán quản trị chi phí phải phản ánh thông tin chính xác và tối ưu. Vì vậy, xây dựng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo tính khái quát: Mô hình kế toán quản trị chi phí cần phản ánh đầy đủ những nội dung cơ bản thể hiện vai trò của quản trị chi phí (nhận diện, kiểm soát được chi phí sản xuất và kinh doanh). Ngoài ra, mô hình cần phải đảm bảo cung cấp thông tin đảm bảo một cách trung thực, hợp lý và kịp thời.
- Đảm bảo tính đơn giản: Trong đó, trình độ nghiệp vụ kế toán và năng lực của nhân sự và nhà quản trị doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần được tinh gọn và tối ưu chi phí để hạn chế phức tạp hóa mô hình kế toán quản trị.
- Đáp ứng yêu cầu thông tin của nhà quản trị: Mô hình phải đảm bảo cung cấp được các thông tin tổng hợp và chi tiết theo nhu cầu của doanh nghiệp trong suốt chu trình khép kín từ khâu lập kế hoạch, thực thi và quản lý, kiểm tra, đánh giá.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp những nội dung khái quát về kế toán quản trị chi phí sản xuất chung. Hy vọng, bài viết đã đem lại những kiến thức bổ ích về quản lý chi phí trong doanh nghiệp. Hiện nay, công việc này có thể trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán giúp thu thập thông tin, số liệu và xử lý chi phí đầu ra, đầu vào một cách chính xác, hiệu quả. Nếu bạn cần được tư vấn thêm thông tin về cách thức và chi phí triển khai giải pháp phần mềm kế toán với SimERP, hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại đây nhé!
share: No CommentsTừ khóa » Chi Phí Chuyển đổi Là Gì Kế Toán Quản Trị
-
Chi Phí Chuyển đổi Trong Những Gì Nó Bao Gồm, Cách Tính Toán Và Ví Dụ
-
Top 15 Chi Phí Chuyển đổi Là Gì Kế Toán Quản Trị
-
Chi Phí Chuyển đổi Là Gì Minh Họa Chi Phí Chuyển ... - Bình Dương
-
Chi Phí Chuyển đổi Là Gì - TTMN
-
Chi Phí Chuyển đổi Trong Kế Toán Quản Trị
-
Chi Phí Chuyển đổi Là Gì? Có Những Loại Chi Phí Chuyển đổi Nào?
-
Chi Phí Ban đầu Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Chi Phí Ban đầu Và Chi Phí ...
-
Chi Phí Và Các Cách Nhận Diện Chi Phí Trong Kế Toán Quản Trị
-
Kế Toán Quản Trị - Phân Loại Các Loại Chi Phí (Cost Classification)
-
Kế Toán Quản Trị Chi Phí Là Gì? Đặc Trưng Của Kế Toán Quản Trị Chi Phí?
-
Khái Niệm Chi Phí Và Phân Loại Chi Phí Trong Kế Toán Quản Trị
-
Kế Toán Quản Trị Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Sản Xuất
-
Phân Loại Chi Phí Trong Kế Toán Quản Trị Và Phương Pháp Hạch Toán ...
-
[PDF] BÀI 2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH - Topica