Kế Toán Tài Khoản 152 – Hàng Tồn Kho Theo Hướng Dẫn Của Thông Tư ...
Có thể bạn quan tâm
Tài khoản 152 được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại hàng tồn kho của doanh nghiệp siêu nhỏ trong kỳ. Bài viết sẽ nêu ra các nguyên tắc kế toán và hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến tài khoản 152 – Hàng tồn kho theo hướng dẫn của Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
1. Nguyên tắc kế toán
1.1. TK 152 được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại hàng tồn kho của doanh nghiệp siêu nhỏ trong kỳ.
1.2. Hàng tồn kho của doanh nghiệp siêu nhỏ gồm: Nguyên vật liệu, dụng cụ; Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; Thành phẩm, hàng hoá. Doanh nghiệp siêu nhỏ được chủ động mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi các loại hàng tồn kho phù hợp với yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tính minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát.
1.3. Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận gia công… không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp siêu nhỏ thì không được phản ánh là hàng tồn kho của doanh nghiệp (không phản ánh vào TK 152) mà chỉ mở sổ chi tiết để theo dõi về số lượng, quy cách phẩm chất của hàng tồn kho,….
1.4. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
1.5. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nếu phát sinh ngay khi mua hàng tồn kho được trừ trực tiếp vào giá trị hàng mua trên hóa đơn còn nếu phát sinh sau khi kết thúc hoạt động mua hàng được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế.
1.6. Khi xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ, doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong cả kỳ. Giá trị trung bình được tính vào cuối mỗi kỳ.
1.7. Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
1.8. Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng hoặc tiếp tục quá trình sản xuất, chế biến kể cả vận chuyển hàng tồn kho đi bán hoặc gửi bán đều được hạch toán vào các khoản chi phí của doanh nghiệp siêu nhỏ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 152 – Hàng tồn kho
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của các loại nguyên vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa tăng khi nhập kho;
- Các chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ;
- Trị giá thực tế của hàng tồn kho thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa giảm khi xuất kho;
- Giá thành sản xuất thực tế của nguyên vật liệu, thành phẩm đã chế tạo hoặc thuê gia công xong nhập kho hoặc chuyển đi bán;
- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;
- Trị giá của thành phẩm, hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh;
- Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán;
- Trị giá thành phẩm, hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê;
- Trị giá hàng tồn kho hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang, sản phẩm, hàng hóa và các loại hàng tồn kho khác hiện còn cuối kỳ.
Tài khoản 152 có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1521 – Nguyên vật liệu, dụng cụ:
- Tài khoản 1524 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
- Tài khoản 1526 – Thành phẩm, hàng hóa:
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
3.1. Kế toán mua hàng tồn kho
– Khi mua hàng tồn kho, căn cứ hóa đơn và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị hàng nhập kho, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 152 – Hàng tồn kho (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 1313 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 331,… (tổng giá thanh toán). Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, giá trị hàng tồn kho bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.
– Trường hợp trả lại hàng đã mua cho người bán, ghi: Nợ TK 331 – Các khoản nợ phải trả Có TK 152 – Hàng tồn kho Có TK 1313 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
– Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho từ nơi mua về kho doanh nghiệp hoặc từ doanh nghiệp chuyển đến nơi tiêu thụ: Nợ TK 9112 – Chi phí Nợ TK 1313 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 331,…
3.2. Đối với hoạt động thuê ngoài gia công, chế biến:
– Khi xuất nguyên vật liệu đưa đi gia công, chế biến, ghi: Nợ TK 1524 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 1521 – Nguyên vật liệu, dụng cụ.
– Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi: Nợ TK 1524 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 1313 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 331,…
– Khi nhập lại kho số nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến, ghi: Nợ TK 1521 – Nguyên vật liệu, dụng cụ Nợ TK 1526 – Thành phẩm, hàng hóa (nếu đã gia công thành thành phẩm) Có TK 1524 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
3.3. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
– Xuất kho nguyên vật liệu, dụng cụ sử dụng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, ghi: Nợ TK 1524 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 1521- Nguyên vật liệu, dụng cụ.
– Mua nguyên vật liệu, dụng cụ về dùng ngay cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ không qua nhập kho, ghi: Nợ TK 1524 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 1313 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 331,…
– Khi nguyên vật liệu, dụng cụ xuất ra cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ không sử dụng hết nhập lại kho, ghi: Nợ TK 1521 – Nguyên vật liệu, dụng cụ Có TK 1524 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi: Nợ TK 1524 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 3311- Phải trả người lao động.
– Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn tính trên số tiền lương, tiền công phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 1524 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 3312- Các khoản trích theo lương.
– Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,… thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi: Nợ TK 1524 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 211- Tài sản cố định (Số khấu hao TSCĐ từng kỳ).
3.4. Kế toán xuất bán hàng tồn kho, sử dụng hàng tồn kho cho hoạt động của đơn vị:
– Xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán cho khách hàng, kế toán phản ánh giá vốn của thành phẩm, hàng hóa xuất bán, ghi: Nợ TK 9112 – Các khoản chi phí Có TK 1526 – Thành phẩm, hàng hóa.
– Khi người mua trả lại số thành phẩm, hàng hóa đã bán: Nợ TK 91111 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 33131 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Có các TK 111, 131,… (tổng giá trị của hàng bán bị trả lại).
– Đồng thời phản ánh giá vốn của thành phẩm đã bán nhập lại kho, ghi: Nợ TK 1526 – Thành phẩm, hàng hóa Có TK 9112 – Các khoản chi phí.
– Khi xuất kho nguyên vật liệu, dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp (tiêu dùng nội bộ), ghi: Nợ TK 9112 – Các khoản chi phí Có Tài khoản 1521- Nguyên vật liệu, dụng cụ.
3.5. Kế toán thừa, thiếu hàng tồn kho
Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu hàng tồn kho khi kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân và xác định người phạm lỗi.
a. Kế toán hàng tồn kho phát hiện thừa khi kiểm kê:
– Khi chưa rõ nguyên nhân, ghi: Nợ Tài khoản 152 – Hàng tồn kho Có TK 331 – Các khoản nợ phải trả (3318)
– Khi có quyết định xử lý hàng tồn kho thừa phát hiện trong kiểm kê: Nợ TK 331 – Các khoản nợ phải trả (3318) Có Tài khoản 152 – Hàng tồn kho (Nếu xuất trả đơn vị khác) Có TK 91118 – Thu nhập khác (Nếu hạch toán tăng thu nhập khác)
b. Kế toán hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê:
Mọi trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Kế toán căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
– Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;
– Nếu giá trị hàng tồn kho bị hao hụt chưa rõ nguyên nhân, ghi: Nợ TK 131 – Các khoản nợ phải thu (1318) Có Tài khoản 152 – Hàng tồn kho.
– Khi có quyết định xử lý, ghi: Nợ TK 111 – Tiền (người phạm lỗi nộp tiền bồi thường) Nợ TK 3311 – Phải trả người lao động (trừ tiền lương của người phạm lỗi) Nợ TK 9112 – Các khoản chi phí (phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát còn lại phải tính vào chi phí) Có TK 131 – Các khoản nợ phải thu (1318)
Xem thêm
Phương pháp kế toán tài khoản 111 – Tiền theo hướng dẫn của Thông tư 132
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp theo Thông tư 200
Hạch toán tài khoản 414 – Quỹ đầu tư phát triển theo hướng dẫn của Thông tư 200
Hạch toán tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu theo hướng dẫn của Thông tư 200
Cách dùng hàm SUMIFS để lập bảng tổng hợp tài khoản ngân hàng trong Excel
Từ khóa » Các Tài Khoản Liên Quan đến Hàng Tồn Kho
-
Nhóm Tài Khoản Hàng Tồn Kho (TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157 ...
-
Hệ Thống Tài Khoản - Nguyên Tắc Kế Toán Hàng Tồn Kho
-
Các Nghiệp Vụ Liên Quan đến Hàng Tồn Kho - Đào Tạo Kế Toán
-
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 HÀNG TỒN KHO
-
Kế Toán Hàng Tồn Kho Của Quỹ Tài Chính Nhà Nước Ngoài Ngân Sách
-
Bài Giảng "Kế Toán Hàng Tồn Kho" - SlideShare
-
Hàng Tồn Kho Là Gì ? - Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán
-
QUY ĐỊNH VỀ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP VÀ KỸ ...
-
[PDF] BÀI 5: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO - Topica
-
Các Phương Pháp Tính Giá Xuất Kho Hàng Tồn Kho Và Cách Hạch Toán ...
-
[PDF] HÀNG TỒN KHO - Bộ Tài Chính
-
Góc Kiến Thức: Hàng Tồn Kho Bao Gồm Những Gì? - Bravo
-
Cách Xử Lý Hàng Tồn Kho - Đại Lý Thuế Luật Việt An
-
Kiểm Toán Phần Hành Hàng Tồn Kho - Học Viện APT