Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành: BSC, KPIs Và OKRs – Doanh Nghiệp ...
- VIP Member
- Khóa học
- Khai giảng / Sự kiện
- Blog quản trị
- Đồng hành
- E-Learning
Kế toán doanh nghiệp bài bản
Kế toán tổng hợp thực hành: BSC, KPIs và OKRs – Doanh nghiệp nên chọn phương pháp nào để Quản trị nhân sự hiệu quả18/5/2020 Comments
5 biểu hiện của hệ thống quản trị yếu kém5 biểu hiện của hệ thống quản trị yếu kém được Giamdoc.net tổng hợp qua hình ảnh sau đây: 5 biểu hiện của hệ thống quản trị yếu kém Doanh nghiệp của bạn muốn làm lớn, không còn cách nào khác buộc phải thoát khỏi tình trạng chung như hiện nay. Vậy, Làm thế nào thoát khỏi thực trạng trên?Lời khuyên: Đừng kinh doanh theo “cảm tính” và “theo chân”. Hãy xây dựng công ty và vận hành kinh doanh bài bản, mấu chốt ở hệ thống quản trị vận hành.Nhưng tôi phải bắt đầu từ đâu?Hãy bắt đầu từ việc xây dựng chiến lược.Nếu tôi làm nội thất thì gỗ của tôi là nhập khẩu hay mua trong nước, tôi lo sản xuất toàn bộ hay thuê out-sourse, quy mô tôi cần đạt bao nhiêu? Chiến lược đơn giản là sự lựa chọn. Khi hoạch định chiến lược, nhất định tôi phải hoạch định chiến lược 3 cấp:
KPIs, OKRs và BSC liệu có thể kết hợp?Hãy cùng chúng tôi phân tích để làm rõ nhé.1. BSC (balance scored cards) là “Thẻ điểm cân bằng”Như đã phân tích ở trên, bạn đừng bỏ qua bước hoạch định chiến lược. Từ chiến lược công ty tôi đẩy ra chiến lược kinh doanh, sau đó đẩy ra chiến lược thực thi (chức năng). Tất cả chiến lược này, tôi phải trình bày nó và xây dựng nó dựa trên quan điểm BSC. BSC (balance scored cards) là “Thẻ điểm cân bằng”: doanh nghiệp muốn phát triển bền vững nhất định 4 trụ phải vững, đó là: khách hàng, tài chính, quản trị nội bộ và xu hướng. Một điều khiến tôi rất tâm đắc ở BSC bởi nó có tính nhân quả, trong đó chỉ số tài chính đóng vai trò trọng tâm (kết quả). Các mục tiêu khác là 1 phần của chuỗi nhân quả, dẫn đến cải thiện kết quả tài chính. Do vậy, chúng ta không chỉ ứng dụng BSC cho công ty mà còn cả cấp phòng ban, nhân viên nữa. Mối quan hệ nhân quả - Thuyết Z Khi xác lập khung mô hình kinh doanh, có vẻ như "tài chính" không phải mục tiêu quan trọng nhất mà chính "phân khúc khách hàng" + "quản trị quan hệ khách hàng" + "giải pháp giá trị" mới là mục tiêu quan trọng. Thật vậy, nếu bạn có một giải pháp giá trị tốt, một phân khúc khách hàng đủ trọng điểm có tính lặp lại, với tiêu chuẩn quản trị quan hệ khách hàng tốt thì doanh thu bán hàng (tiền) đương nhiên sẽ về (không sớm thì muộn). Phải chăng đó chính là "hữu xạ tự nhiên hương" trong kinh doanh vẫn còn nguyên giá trị. Một ví dụ đơn giản giúp bạn hiểu về tính nhân quả trong BSC:
2. KPIs (Key performance indicators) là “Chỉ số đo lường hiệu suất”KPIs (Key performance indicators) là “Chỉ số đo lường hiệu suất” nhằm đánh giá KẾT QUẢ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính xác bằng con số diễn ra có tần suất và gắn với một nhân viên hoặc bộ phận cụ thể. Từ BSC tôi phải chỉ ra ít nhất 12KPIs cấp công ty, 12KPIs giống như chỉ số đo lường sức khỏe của DN hướng tới mục tiêu tôi định trước là chiến lược.Anh bảo anh khỏe lắm, nhưng xin thưa máu trong mỡ của anh là bao nhiêu? Huyết áp là bao nhiêu? KPIs nhất định phải đo được. Sau khi đã xây dựng 12 chỉ tiêu KPIs thì ai là người kiểm soát? Giám đốc hay Nhân sự? Câu trả lời là không chỉ riêng ai.12 chỉ tiêu KPIs của từng năm phải xả xuống cho trưởng bộ phận, trưởng bộ phận phải giao xuống cho nhân viên gọi là phân rã. Tôi dùng phương pháp OKRs, tỉ lệ ứng dụng 1 : 3, nghĩa là công ty cần 1 kết quả của KPI này thì phải chỉ ra để 1KPIs thành công thì nó phải được chứng minh bằng 3 kết quả nào? Vì các bộ phận phải lấy KPIs để làm mục tiêu cho bộ phận, bộ phận phải chứng minh mục tiêu đó được hoàn thành khi có ít nhất 3 kết quả. Cá nhân cũng vậy. Như vậy, KPIs chứa trong OKRs.3. OKRs (Ojective key results) là “Mục tiêu và Kết quả then chốt”OKRs (Ojective key results) là “Mục tiêu và Kết quả then chốt”. Khi làm việc với OKRs, bạn sẽ phải tự hỏi mình các câu hỏi: 1. Tôi cần đi đến đâu? 2. Làm thế nào để tôi biết tôi đang ở đó? 3. Tôi sẽ làm gì để đến đó?Để hiểu rõ thêm về OKRs, mời bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết: OKR – Công cụ tối ưu trong quản trị hiệu suất vượt trội Bạn có thể hiểu đơn giản như sau nhé! Để tăng trưởng doanh thu 30% (KPI cấp 1) thì tôi cần tăng quy mô tiếp cận khách hàng lên bao nhiêu %, thực hiện bao nhiêu hoạt động quảng cáo dẫn đến chi tiêu ngân sách quảng cáo bằng bao nhiêu? … Đó là kết quả của thành phần, vậy 3 kết quả đó là KPI cấp 2 (đó là KPI cấp bộ phận). Từ KPIs cấp bộ phận như thế, trưởng bộ phận lại yêu cầu để làm được việc này thì mỗi nhân viên phải có 3 kết quả nào đó (KPI cấp nhân viên) thì mục tiêu của họ hoàn thành.Sau khi tôi lập được 1 bảng phân rã như vậy thì sẽ là hệ thống KPIs 3 cấp nhưng đồng bộ. Xin lưu ý rằng:một mình bộ phận nhân sự không thể làm hết được. Mỗi nhân viên chỉ nên giao 3-5 KPIs. Và vấn đề mấu chốt của tôi sẽ được giải quyết: khi nhân sự hoàn thành thì bộ phận hoàn thành, khi bộ phận hoàn thành thì công ty đạt mục tiêu. Tránh trường hợp nhân viên được khen cuối tháng, bộ phận thì vượt chỉ tiêu, công ty không đạt mục tiêu. Và như thế, xung đột lao động cũng khó xảy ra bởi tôi có chính sách chi trả, thưởng phạt rõ ràng, phân minh.Giamdoc.net xin chia sẻ cùng bạn đọc sự kết hợp tuyệt vời của bộ 3: BSC, KPIs và OKRs – công cụ tối ưu trong quản lý hiệu suất vượt trội: Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này.Xem thêm bài viết:OKR – Công cụ tối ưu trong quản trị hiệu suất vượt trộiNăm (05) yếu tố tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng độngHướng dẫn vẽ lưu đồ và xây dựng quy trình trong Doanh nghiệpQuy trình tạm ứng và thanh quyết toán trong Doanh nghiệpXây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ công ty với 5 bướcQuản trị nhân sự & hệ thống quản lý nhân sự bài bản, toàn diện OnlineTHAM KHẢO THÊM VIDEO VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP
Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net
Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn
|
Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu phục vụ quản trị điều hành doanh nghiệp từ chiến lược, BSC, hoạch định tài chính kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay của chuyên gia Vũ Long cập nhật thường xuyên Đăng ký nhận FREE |
Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản✅ Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược✅ Tổ chức, vận hành, kiểm soát nội bộ✅ Hệ thống kinh doanh đồng bộ, bền vững✅ Hệ thống tài chính bài bản, hiệu quả & tối ưu✅ Quản trị nhân sự chiến lược, tinh gọn✅ Lãnh đạo - Quản trị - Quản lý điều hành✅ Tài chính & Thuế dành cho CEO✅ Diễn đàn pháp lý kinh doanh✅ Chuyển đổi số cho SMEs✅ Khởi nghiệp kinh doanh | Giamdoc.netĐiều khoản sử dụngChính sách thanh toán Về Giamdoc.netLiên hệ | Liên hệ☎️ Khóa học: 0966 783 881 |Đào tạo inhouse & tư vấn: 0888 783 881📧 [email protected]ℹ️ Lầu 5, Annex Building, Park Royal Sài GònSố 309B-311 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, T.p Hồ Chí Minhℹ️ KĐT Ecopark Văn Giang, Hưng Yên____________________________Đơn vị phân phối độc quyền: Công ty TNHH Startup.edu.vn© Giamdoc.net 2014 -2024 All rights reserved |
- VIP Member
- Khóa học
- Khai giảng / Sự kiện
- Blog quản trị
- Đồng hành
- E-Learning
Từ khóa » Bsc Kế Toán
-
Tài Liệu BSC Phòng Kế Toán - Sikido
-
Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành: BSC Và KPI
-
Công Ty Cổ Phần Viễn Thông BSC
-
BSC (Balanced Scorecard) Là Gì? Áp Dụng BSC Như Thế Nào để ...
-
Các Chương Trình BSc Về Kế Toán ở Châu Âu 2022 - Bachelorstudies
-
Các Chương Trình BSc Trực Tuyến Về Kế Toán Và Tài Chính Tốt Nhất
-
Chuyên Viên Tài Chính Kế Toán - BSC
-
Xây Dựng BSC Và KPI - CLEVERCFO
-
BSC Phong Ke Toan | PDF - Scribd
-
BSC Phòng Tài Chính - Kế Toán - TaiLieu.VN
-
BSC Phòng Tài Chính - Kế Toán - TailieuXANH
-
Tư Vấn Xây Dựng Hệ Thống ứng Dụng BSC & KPI Trong Quản Trị ...
-
KPI Và Chính Sáchh Lương, Thưởng Cho Nhân Sự Khối Kinh Doanh