Kể Về Một Chuyến Du Lịch đáng Nhớ Của Em
Có thể bạn quan tâm
Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan lớp 8
- A. Lập dàn ý Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa
- Dàn ý Kể về một chuyến đi - Mẫu 1
- Dàn ý Kể về một chuyến đi - Mẫu 2
- B. Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Ngắn gọn
- C. Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa
- Kể về chuyến đi tham quan quê Bác
- Kể về một chuyến đi tham quan Đền Hùng
- Kể về một chuyến đi tham quan Văn Miếu
- Kể về một chuyến đi tham quan Ngã ba Đồng Lộc
- Kể về một chuyến đi tham quan Bạch Đằng Giang
- Kể lại một chuyến đi tham quan Lăng Bác
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 2
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 3
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 4
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 5
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 6
- Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 7
- Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 8
- Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 9
- Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 10
- Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 11
- Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 12
- Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 13
Đề bài: Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa
A. Lập dàn ý Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa
Dàn ý Kể về một chuyến đi - Mẫu 1
a. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về chuyến đi của em;
- Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ khái quát của bản thân về chuyến đi đó.
b. Thân bài
- Cảm xúc, suy nghĩ của em trước chuyến đi, trong quá trình di chuyển, khi đến nơi;
- Những điều em được tận mắt chứng kiến: cảnh đẹp thiên nhiên, con người thân thiện,...
- Diễn biến những hoạt động của em trong chuyến đi (theo trình tự thời gian, không gian): tham quan các địa danh nổi tiếng, khám phá ẩm thực,...
- Những kỉ niệm đáng nhớ: quen được người bạn mới, khám phá ra vùng đất mới, thưởng thức những món ăn ngon,...
- Kể lại những cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với chuyến đi.
Dàn ý Kể về một chuyến đi - Mẫu 2
1. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vào câu chuyện: một trong những kỉ niệm đẹp đẽ nhất mà em luôn ghi nhớ chính là chuyến đi du lịch…
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Nguyên nhân diễn ra câu chuyện
- Vì sao có chuyến đi du lịch: được bố mẹ thưởng vì học giỏi, nhà trường tổ chức,…
- Tham gia chuyến đi có những ai? Thời gian xảy ra là bao giờ? Địa điểm ở đâu?
- Trước khi đi em và mọi người chuẩn bị những gì?
- Tâm trạng của em và mọi người thế nào? (Vui vẻ, háo hức, hồi hộp,…)
b. Diễn biến chuyến đi
- Trên đường đi cảnh vật ra sao? Em cùng mọi người làm những gì (hát hò, trò chuyện vui vẻ, ăn uống, chơi trò chơi,…).
- Khi đến nơi em cảm nhận thế nào về cảnh vật nơi đó (đẹp đẽ, thơ mộng trữ tình, hay nguy nga tráng lệ, trang nghiêm,…).
- Em và mọi người có những hoạt động gì ở đây: kể theo trình tự nhất định (thường là trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau) để tránh bỏ sót chi tiết.
c. Kết thúc chuyến đi du lịch
- Kết thúc chuyến đi mọi người trở về với tâm trạng thế nào?
- Em có cảm nghĩ gì về chuyến đi này? Có dự định quay lại đây hay không?
- Chuyến đi tạo cho em động lực gì để tiếp tục cố gắng?
3. Kết bài: Khái quát lại về chuyến đi du lịch và rút ra những bài học cho bản thân.
B. Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Ngắn gọn
>> HS tham khảo các bài văn mẫu Ngắn gọn, Hay, Đầy đủ ý tại đây: Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa lớp 8 Ngắn gọn
C. Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa
Kể về chuyến đi tham quan quê Bác
>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Quê Bác
Kể về một chuyến đi tham quan Đền Hùng
>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây: Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng
Kể về một chuyến đi tham quan Văn Miếu
>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây: Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu
Kể về một chuyến đi tham quan Ngã ba Đồng Lộc
>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây: Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc
Kể về một chuyến đi tham quan Bạch Đằng Giang
Từ khi còn học tiểu học, em đã được biết đến dòng sông Bạch Đằng với những trận chiến hào hùng, mang ý nghĩa lịch sử trọng đại của dân tộc. Bởi vậy, em luôn hằng ao ước được đến đây, tận mắt chiêm ngưỡng trận địa cọc một lần trong đời. Và ước mơ đó của em đã được trở thành sự thật vào cuối tuần vừa rồi. Bởi cả gia đình em đã cùng nhau đến với Hải Phòng để than quan Bạch Đằng Giang.
Bạch Đằng Giang là một khu di tích vô cùng rộng lớn, với nhiều công trình tâm linh. Bởi vậy, trước khi tham quan các khu vực khác, gia đình em đã đến chiêm bái và dâng hương những địa điểm đó trước. Đầu tiên, chúng em đến với đền thờ Đức vương Ngô Quyền - người đã tạo trên chiến thắng vang dội đầu tiên trên sông Bạch Đằng vào năm 938, giúp nước ta chính thức kết thúc một nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, bước vào thời kì độc lập. Các công trình ở đền thờ của ngài ấy được chạm trổ rồng phượng rất cầu kì, tinh xảo, mang đậm dấu ấn của kiến trúc đền chùa khu vực phía Bắc nước ta. Ngay sau đó, gia đình em đến với đền thờ vua Lê Đại Hành - người có công lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Tống để bảo vệ bờ cõi nước ta. Ông đã có chiến thắng ý nghĩa trên dòng sông Bạch Đằng vào năm 981, ghi danh vào những trang sử hào hùng của dân tộc. Điểm đến tiếp theo là đền thơ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn với các gian thờ có kiến trúc oai nghiêm, bề thế nhằm ghi nhớ công ơn của vị tướng này với các trận chiến chống quân Nguyên - Mông. Ông cũng đã đích thân chỉ huy trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng vào năm 1288 khiến quân giặc hãi hùng, khiếp vía.
Kết thúc hành trình chiêm bái, gia đình em bắt đầu tham quan các địa điểm khác trong khu di tích Bạch Đằng Giang. Nơi em đến đầu tiên là Bảo tàng lịch sử chiến thắng sông Bạch Đằng. Nơi đây trưng bày và lưu giữ rất nhiều các hiện vật, tài liệu chi tiết về các trận chiến lẫy lừng trên dòng sông này qua những triều đại lịch sử. Vừa quan sát các mô hình, hiện vật, em vừa nghe hướng dẫn viên thuyết trình về các trận chiến lịch sử đó. Từng sự kiện, chi tiết em đều lắng nghe chăm chú và cảm giác như có thể nhớ ngay tại lúc đó. Rời khỏi bảo tàng, em được đến với nhà trưng bày và mô hình bãi cọc trên sông Bạch Đằng - địa điểm mà em mong chờ nhất. Khu vực này rất rộng, được tái hiện với hàng trăm khối trụ cổ lớn, nhỏ khác nhau sừng sững vươn lên. Phải tận mắt chứng kiến, thì mới cảm nhận được sự bề thế và hào hùng của trận địa này. Sóng và gió ở đây thổi mạnh mẽ, ào ào như muốn kể cho em nghe về những chiến tích hào hùng mà chúng đã từng góp sức với nhân dân ta đánh đuổi giặc ngoại xâm như thế nào.
Rời khỏi trận địa bãi cọc, em cứ tiếc nuối mãi, chỉ ước gì được ở lại nơi đây lâu hơn nữa. Vậy là chuyến đi với bao mong ước của em đã thực sự kết thúc. Ngồi trên xe rời khỏi Hải Phòng, em chỉ mong sao mình sẽ sớm được trở lại nơi đây thêm một lần nữa để thăm lại khu di tích lịch sử ý nghĩa này.
>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay còn lại tại đây: Kể về chuyến đi tham quan di tích lịch sử Bạch Đằng Giang
Kể lại một chuyến đi tham quan Lăng Bác
Năm 2023 là một năm đáng nhớ đối với em, vì em đã được cùng bố mẹ có nhiều chuyến đi tham quan tới nhiều địa danh trên cả nước. Trong đó, chuyến đi tham quan ý nghĩa nhất và khó quên nhất đối với em là chuyến đi tham quan Lăng Bác.
Đó là ngày cuối cùng trong chuyến đi bốn ngày tới Hà Nội của gia đình em. Tuy nhiên em không những không mệt do lịch trình những ngày trước đó, mà trái lại còn vô cùng hưng phấn và hào hứng. Từ 6h sáng, em đã thức dậy, làm vệ sinh cá nhân rồi theo bố mẹ xuống sảnh khách sạn ăn sáng, chờ đợi chuyến tham quan Lăng Bác của mình.
Điểm đến đầu tiên chính là Lăng Bác. Em và bố mẹ được các chú lính kiểm tra kĩ càng trang phục, đồ dùng trước khi vào bên trong. Khi đứng xếp hàng, nhìn bên ngoài Lăng Bác, em nhìn thấy cả một không gian rộng lớn, thoáng đãng. Giữa khoảng sân rộng, kiến trúc lăng Bác hiện lên uy nghi và nổi bật. Hình ảnh hai trăm bộ cửa được làm từ nhiều loại gỗ quý khiến em trầm trồ và thích thú. Bước vào bên trong lăng, nơi thu hút sự chú ý của tất cả mọi người là nơi đặt thi hài của Bác: một không gian linh thiêng và trang nghiêm. Căn phòng được ốp đá cẩm thạch toàn bộ, nên có vẻ đẹp độc đáo và sang trọng. Đoàn người tiến vào trong lăng với sự im lặng và cẩn thận. Ai cũng sợ làm ra tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của Bác. Khi được tiến lại gần nơi Bác nằm, hai mắt em đỏ lên, rưng rưng nước mắt vì quá xúc động. Giây phút này em đã mong chờ và khao khát từ rất lâu rồi, đến nay cuối cùng cũng được trở thành sự thật. Mỗi bước chân của em đều cố gắng thật chậm, để níu kéo thêm khoảng thời gian được ở cạnh Bác, nhưng dẫu thế thời gian tham quan trong lăng vẫn trôi qua thật nhanh. Em và bố mẹ lại rời lăng Bác để bước vào hoạt động tiếp theo.
Nơi tham quan tiếp theo của gia đình em chính là Phủ Chủ tịch. Theo lời giới thiệu của hướng dẫn viên, nơi đây ban đầu là nơi ở và làm việc của Tổng đốc Đông Dương. Sau khi thực dân Pháp bị đánh bại, thì nơi này đã trở thành nơi làm việc của Bác. Và khi Bác mất, thì nơi này trở thành nơi đón tiếp các quan chức và tổ chức sự kiện quan trọng của đất nước. Bước vào khuôn viên Phủ Chủ tịch, nhìn tòa nhà với kiểu kiến trúc cổ điển của Pháp, đi dưới bóng mát của những hàng cây cổ thụ, em tưởng tượng mình như đang bước vào chiều không gian khác của lịch sử. Ở kia, Bác Hồ đã từng đứng đón tiếp khách quý, từng ngồi họp cùng các quan chức khác. Còn ở góc sân kia, Bác từng đứng hóng gió, ngắm cảnh, tưới cây sau những giờ làm việc mệt nhọc. Không khí bình yên, trong lành và thư thái ở khuôn viên này khiến em cứ muốn được ở đây mãi, chẳng muốn trở về.
Bước ra khỏi khuôn viên Phủ Chủ tịch, em và bố mẹ theo chân hướng dẫn viên đi đến nhà sàn của Bác. Nơi đây vẫn giữ nguyên cảnh vật như thuở Bác còn sống. Ngôi nhà sàn đó được xây dựng theo kiểu kiến trúc của nhà sàn dân tộc Tày - Thái ở Việt Bắc. Chính ngôi nhà sàn đơn giản, mọc mạc ấy đã là nơi Bác sống và làm việc suốt những năm tháng cuối đời. Bên cạnh nhà sàn là một ao cá lớn và mảnh vườn rộng với nhiều loại cây ăn quả trên khắp các miền tổ quốc. Nhìn đâu, em cũng thấy dấu vết của người trồng cây thuở đầu. Chắc hẳn, Bác đã dành rất nhiều tình cảm, tâm huyết của mình cho khu vườn này. Thật xúc động và tự hào xiết bao khi dân tộc Việt Nam ta có một vị lãnh tụ sống trong sạch, liêm khiết và gần gũi, mộc mạc như thế.
Khi kết thúc chuyến tham quan lăng Bác, trời cũng đã sang chiều. Gia đình em trở về khách sạn ăn cơm, rồi dọn dẹp hành lí, chuẩn bị trở về nhà. Suốt thời gian đó, mãi cho đến khi lên máy bay, em vẫn nhớ mãi hình ảnh về lăng Bác, về ngôi nhà và mảnh vườn của Bác. Em mong rằng, những nơi đó vẫn sẽ mãi giữ vẹn nguyên vẻ đẹp như bây giờ, như lúc Bác còn sống, để chào đón những người con, người cháu đến đây tìm gặp lại hình ảnh người cha già của dân tộc.
>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay còn lại tại đây: Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Lăng Bác
Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 2
Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề "Về nguồn", chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.
Buổi sáng hôm ấy, trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường nhốn nháo, náo nức. Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe. Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường.
Đúng mười giờ ba mươi phút, đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Sau khi đến nơi, chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn có đem võng, mắc võng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện. Ở chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật, dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.
Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.
Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80– 90cm. Muốn vậy phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân xuống mà lò dò từng bước một cách khó khăn. Cả đoạn địa đạo này chỉ vẻn vẹn có 30m, vậy mà mới được chừng mươi bước đã nghe tiếng kêu: “Mỏi quá, quay lại thôi!” Nhưng đã quá muộn! Một khi con trăn đã chui đầu vào ống nứa thì chỉ có một cách duy nhất thoát thân là cố mà luồn hết tấm thân dài ngoẵng qua ống đó mà thôi. Đoàn chúng em cũng vậy, không có sự lựa chọn nào khác. Thế là, mọi người vừa dò dẫm trong đường ngầm tối mờ, ẩm thấp, vừa kêu la oai oái. Cái tư thế đứng không ra đứng quỳ không ra quỳ siết chặt vào hai ống chân khiến mọi người kêu trời. Lên được mặt đất, mọi người ướt đầm đìa như vừa ra khỏi nhà tắm hơi. Ai nấy đều trợn mắt bảo nhau: “Có cho kẹo bọn giặc cũng đố có dám xuống”.
Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250 km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống
Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về.
Sau buổi đi thăm, chúng em đã có dịp ôn lại những chiến tích vẻ vang, cảm nhận quá khứ chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về chiến trường xưa khi tới thăm Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Với tầm vóc chiến tranh, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20.
Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.
Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 3
Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A1 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.
Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.
Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.
Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.
Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.
Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.
Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị ChâuTrái tim lầm chỗ để trên đầuNỏ thần vô ý trao tay giặcNên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”
Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.
Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.
Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 4
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn mờ ảo trong buổi bình minh thì đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang dòng sông Đáy hiền hoà rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1
Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc háo hức, phấn khởi và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn mờ ảo trong buổi bình minh thì đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang dòng sông Đáy hiền hoà rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, dãy Non Nước hiện lên thấp thoáng qua màn sương. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe danh đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ.
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một thung lũng, xung quanh bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp. Tạo hoá đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, trên là núi, dưới là sông, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.
Đến Hoa Lư hôm nay, tuy chúng em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời oai hùng. Nào là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét, nơi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sả Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập hằng ngày. Rồi hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ lương thực của đạo quân thiện chiến ngày xưa?
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột dé làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không xuể. Sân đền còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của nhà vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê dũng mãnh, hình chim phượng cao quý tượng trưng uy quyền của vua chúa. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà thầm khâm phục hoa tay tài hoa của các nghệ nhân thuở trước.
Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng uy nghi ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, lòng em dâng lên niềm cảm phục đối với người đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt xưa.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đầu đội mũ miện vàng, kiếm đeo ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một phụ nữ gương mặt phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều có tài năng kiệt xuất, xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không đủ thời gian để leo núi nên chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu ngắm nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều người lên tiếng bình luận sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa kịp bẻ mấy bông lau làm cờ cắm trước đầu xe cho thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em được biết thêm một cảnh đẹp và hiểu thêm về lịch sử oai hùng của dân tộc. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài của những cuộc trò chuyện sôi nổi trong lớp em suốt những ngày sau đó.
Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 5
Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.
Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.
Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.
Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.
Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.
Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi có đồ đắm bể sâu”
Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.
Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.
Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Mẫu 6
Mảnh đất miền Trung là nơi đã phải trải qua biết bao đau thương sau những cuộc chiến tranh vệ quốc. Trong chuyến đi thực tế do nhà trường tổ chức, chúng em đã được đặt chân đến thành cổ Quảng Trị - một di tích lịch sử đặc biệt ở miền Trung.
Chuyến đi vào thành cổ Quảng Trị là chuyến đi thực tế nằm trong hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử của trường em. Ban đầu khi mới nghe đến tên thành cổ Quảng Trị em luôn tưởng tượng đến hình ảnh những tòa nhà cổ kính, kiến trúc nguy nga tráng lệ như trong hoàng cung. Tất cả chúng em đều rất háo hức, ai nấy đều nghĩ sẽ được dạo chơi trong một không gian thật đẹp.
Cả đoàn du lịch ngày hôm đó là toàn bộ học sinh khối lớp 6 và các thầy cô trong ban giám hiệu, các thầy cô chủ nhiệm. Sau hai tiếng đồng hồ đi trên xe khách, cuối cùng chúng em cũng đến nơi. Tất cả đều reo lên vui sướng vì nhìn từ cổng thành cổ Quảng Trị trông rất cổ kính. Đường dẫn đến cổng là một cây cây cầu lớn, hai bên cầu là ao sen đang mùa nở hoa tỏa hương thơm ngát. Thế nhưng khi bước vào trong thành chúng em đều ngỡ ngỡ ngàng bởi không có cũng điện nguy nga nào cả. Vừa lúc đó, cô giáo phụ trách dẫn cả đoàn đã gọi tất cả tập trung lại một chỗ. Chờ cho mọi người đông đủ cô bắt đầu giới thiệu về thành cổ Quảng Trị. Chúng em được biết đây là một di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia. Thành cổ đã được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, trước kia nơi đây chính là một thành trì kiên cố. Nhưng từ khi giặc Pháp xâm lược chúng chiếm nơi đây làm trụ sở và xây dựng thêm nhà tù để nhốt những người yêu nước ở đây. Trong chiến tranh chống Mỹ, toàn bộ thành cổ gần như bị san bằng. Bất kì tấc đất nào ở nơi đây cũng nhuốm máu xương của cha ông ta. Cuối cùng chúng em cũng đã hiểu tại sao thành cổ lại đổ nát như vậy. Thật không ngờ nơi đây lại chịu nhiều đau thương như vậy.
Trong thành cổ có đài tưởng niệm được xây dựng giống như mô hình một nấm mộ chung cho các anh hùng đã hi sinh trong trận chiến này. Chúng em phải đi một đoạn đường khá dài từ cồng đến đó. Bước lên từng bậc cầu thang trên đài tưởng niệm em cảm nhận được không khí thiêng liêng đến lạ thường. Tất cả học sinh đều cúi mặt thắp những nén nhang thành kính dâng lên anh linh của các anh hùng.
Sau khi thắp nhang ở đài tưởng niệm chúng em di chuyển đến tham quan một số khu vực còn lại dấu tích chiến tranh từ những bức tường đổ nát, khu nhà lao cho tù chính trị, ... Đi một vòng chúng em đã đến Quảng trường thành cổ, nơi đây lại có nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Cả ngày hôm ấy chúng em đã đi thật nhiều nơi và cũng biết thêm thật nhiều điều thú vị.
Đây thực sự là một chuyến đi bổ ích. Em thấy biết ơn những người đã hi sinh để gành lại độc lập, đem lại cuộc sống bình yên cho chúng em như ngày hôm nay.
Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 7
Mọi năm, vào dịp nghỉ lễ, gia đình em thường dành thời gian để ở nhà nghỉ ngơi. Nhưng năm nay lại khác, bố mẹ em quyết định dành kì nghỉ này để tận hưởng một chuyến du lịch. Điểm đến mà cả nhà lựa chọn chính là Tam Đảo.
Đã rất lâu rồi gia đình em mới đi du lịch nên mọi người đều chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Mẹ và em gái cùng sắm sửa quần áo mới. Bố và em thu xếp hành lí trước ngày khởi hành hai ngày. Nghĩ về điểm đến mới lạ kia, lòng em vô cùng háo hức. Em tưởng tượng ra khung cảnh tươi đẹp, những địa điểm vui chơi náo nhiệt mà Tam Đảo có thể có. Sáng sớm, gia đình em xuất phát từ lúc 6 giờ rưỡi. Khoảng cách từ Hà Nội đến Tam Đảo không quá xa nhưng do ngày nghỉ lễ nên đường rất đông xe cộ. Sau khi rời khỏi những con đường thẳng tắp, xe tiến tới những dốc núi quanh co, uốn lượn. Đường lên núi quả thực rất hiểm trở.
Khách sạn gia đình em chọn nằm ở ngay trung tâm Tam Đảo. Cất hành lí và sửa soạn quần áo xong, cả nhà đi tham quan khu vực quảng trường và nhà thờ đá. Quảng trường Tam Đảo rộng rãi, thoáng mát, được lát những viên gạch trắng rất nổi bật. Ở giữa quảng trường có đài phun nước. Ngay đằng sau đài phun nước, trên những bậc thang là dòng chữ “Tam Đảo” nhiều màu sắc. Mọi người tụ tập ở đây để chụp ảnh lưu niệm khá nhiều. Không khí thật vui tươi biết mấy! Đến với nhà thờ đá, em vô cùng bất ngờ bởi kiến trúc nơi đây. Nhà thờ mang vẻ cổ kính, đậm chất Pháp, được xây dựng bằng những viên gá tự nhiên. Đứng từ đây nhìn xuống có thể thấy bao quát khung cảnh thị trấn. Sau khi dạo chơi và chụp rất nhiều ảnh lưu niệm, gia đình em đã dành buổi trưa để thưởng thức những món ăn ngon. Những món như cá tầm, gà đồi đều rất ngon nhưng hóa ra rau su su – loại rau thích hợp với khí hậu mát lạnh, mới chính là đặc sản nổi tiếng nhất của Tam Đảo.
Buổi tối, gia đình em nghỉ ngơi và vui chơi lại khu khách sạn. Mọi người cùng nhau quây quần bên bếp nướng, ca hát và ăn uống vui vẻ dưới ánh điện lung linh. Đây là lần đầu tiên em tham gia vào việc nấu nướng cùng bố mẹ. Vừa ăn, em vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Tam Đảo về đêm thật đẹp quá! Khung cảnh nơi đâ tựa như chốn thần tiên. Ánh điện lung linh từ những ngôi nhà cứ như muôn vì sao lấp lánh giữa nền trời đêm huyền bí. Rời xa thành phố ồn ào, được đắm chìm trong cảnh đẹp của núi rừng hoang sơ khiến em cảm thấy rất thoải mái.
Ngày thứ hai tại Tam Đảo, cả nhà dành thời gian để tản bộ, chiêm ngưỡng núi rừng. Bao bọc lấy thị trấn này là núi đá hùng vĩ. Đi trên đường, ta còn có thể thấy những con suối nhỏ chảy róc rách giữa những khe núi. Nhà em đi bộ tới thác Bạc. Dòng thác trắng xóa, chảy ào ào từ trên núi xuống tựa như dải lụa trắng bồng bềnh yêu kiều mà thiên nhiên vắt lên núi rừng Tam Đảo. Dù đi bộ khá mệt nhưng em vẫn cảm thấy rất vui vì được hòa mình với thiên nhiên.
Chuyến du lịch ấy quả thực rất thật ý nghĩa. Được đến với những vùng đất mới, thăm thú cảnh đẹp mới và gặp gỡ những con người mới khiến em cảm thấy cuộc sống thêm phần ý nghĩa. Em hi vọng có thể quay lại Tam Đảo nhiều lần hơn.
Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 8
Kì nghỉ hè năm ngoái, gia đình em quyết định đi du lịch. Sau nhiều lần bàn bạc thì cả nhà quyết định vào Đà Nẵng. Bố em thì đến đây nhiều lần trong những chuyến công tác rồi, còn với em và mẹ thì đây là lần đầu tiên em được đến.
Đồ đạc, hành lý chúng em đã chuẩn bị sẵn từ mấy hôm trước đó, sáng hôm ấy, mọi người dậy thật sớm, ăn uống và ra sân bay cho kịp chuyến lúc 6h30 phút. Lòng em đầy háo hức, vì bạn bè em ai tới cũng bảo Đà Nẵng rất đẹp, có vô vàn những cảnh thiên nhiên đẹp đẽ với nhiều món ăn cực ngon. Khi đáp chuyến bay xuống, cả nhà về khách sạn mà đã đặt phòng sẵn, nghỉ ngơi một chút rồi đi dạo.
Khách sạn mà gia đình em chọn nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, con đường này nằm kế bên biển nên mọi người xuống biển để ngắm và đi dạo. Buổi sớm mai ở biển thật trong lành, nước mát xanh, những bãi cát dài nằm im phẳng lặng một màu trắng xoá. Tiếng sóng biển vỗ thì thầm vào cát như chào đón mọi người tới thưởng thức không gian đại dương của mình. Trên bờ, những người đi bộ, những cụ già tập dưỡng sinh, những người trung niên đang chạy xe đạp thể dục,...trong bầu không khí đầy tuyệt vời của buổi bình minh. Hai bên bờ là những hàng dừa xanh, thẳng tắp, vươn cánh tay mình ra biển lớn. Bố em bảo hàng dừa ấy không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn là tường thành bảo vệ những con đường sát biển, che bóng mát cho chúng ta mỗi khi chiều xuống. Đến trưa, màu biển hòa trong máu nắng khiến làn nước khoác lên một chiếc áo lóng lánh sắc màu. Mặt biển, mặt cát bắt dần nóng hơn. Hàng dừa dần ngả bóng. Sóng lúc này đạp dữ dội, liên hồi, tưởng chừng như có những cơn bão lớn sắp vụt qua. Ban trưa là thời điểm tuyệt vời nhất cho nàng biển thoả sức vùng vẫy giữa đại dương của riêng mình.
Em và gia đình về lại khách sạn để dùng bữa trưa. Những món ăn ở đây khá là ngon, những món mà em thích thưởng thức nhất là món mì quảng và bánh xèo. Em ăn rất nhiều mà không biết chán. Sau khi dùng bữa trưa, mọi người đều về phòng nghỉ ngơi, ngủ một giấc sảng khoái, chuẩn bị cho chuyến hành trình của buổi chiều.
Khi mặt trời dần buông, mọi người kéo nhau ra biển tắm. Biển lúc này đông đúc lắm, cả trẻ nhỏ và người lớn đều đến tắm. Xa xa có những chiếc dù khổng lồ và những chiếc du thuyền lao vun vút để mọi người thử thách mình chơi các trò mạo hiểm. Em thì dù rất thích nhưng cũng không dám chơi vì sợ.
Về đêm, cả nhà tới trung tâm thành phố để chơi. Đà Nẵng về đêm quá đẹp, đẹp nhất trong những thành phố mà em từng tới. Những dãy nhà cao tầng san sát nhau, lung linh ánh điện. Từ trong các quán cà phê, tiệm trà sữa, những bản nhạc vàng lên đây thích thú. Mọi người đi bộ trên cầu để ngắm nhìn dòng sông Hàn vừa thơ mộng, vừa tươi mới. Không khí đầy mát mẻ khiến cho cuộc dạo bộ đầy phấn chấn. Bất chợt, em thấy những gia đình, những đôi tình nhân nắm tay nhau hạnh phúc đi dạo mà lòng lâng lâng. Đặc biệt hôm ấy là ngày cuối tuần nên em được dịp ngắm cầu Rồng phun lửa. Đó là hình ảnh rất tuyệt vời, em đã dùng điện thoại của bà để ghi lại khoảnh khắc diệu kỳ ấy.
Sau ngày đầu tiên của chuyến du lịch, mọi người tuy khá mệt nhưng đều vui. Cảnh sắc Đà Nẵng đẹp, đẹp hơn những gì em tưởng tượng khi đi. Bởi thế mà ngày hôm sau mọi người quyết định dậy sớm hơn dự kiến để đi thăm quan được nhiều nơi.
Ngày thứ hai gia đình em tiếp tục tới thăm quan Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hill, tượng Phật Bà,...và nhiều địa điểm khác nữa. Mỗi nơi đều có một vẻ đẹp và sự độc đáo riêng, đi qua mỗi địa điểm, mình đều lưu giữ lại những bức ảnh xinh để làm kỉ niệm.
Đà Nẵng không chỉ đẹp đâu mà còn có những con người rất thân thiện và tốt bụng. Họ luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người mà không nề hà, khó khăn. Em còn nhớ hôm đó bố em bị rơi ví, trong đó có một ít tiền mặt và giấy tờ quan trọng, cứ tưởng là sẽ mất rồi nhưng nhờ chị bán vé số lượm được nên đã gửi cho công ăn quận trả lại cho bố. Những vị khách mới đến hỏi đường, ai cũng nở nụ cười tươi chỉ rất nhiệt tình mà chẳng ngần ngại. Điều đó, khiến em cũng cảm thấy ấm lòng vô cùng.
Chuyến du lịch của mình năm ngoái thật ý nghĩa. Dù đã xa Đà Nẵng nhưng em vẫn mong một lần được đến đây lần nữa. Mong rằng kì nghỉ năm sau bố mẹ sẽ dành cho em một chuyến du lịch tuyệt vời như thế nữa.
Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 9
Nhân ngày nghỉ lễ Quốc Khánh, cơ quan của mẹ tổ chức đi du lịch, em cũng được mẹ cho đi theo để tham quan cảnh đẹp. Được mẹ dẫn đi em rất vui và hạnh phúc, mọi người trong cơ quan của mẹ đều rất hoà đồng và yêu thương em.
Chuyến du lịch đó mọi người tới Huế, thành phố Huế vốn nổi tiếng là một nơi xinh đẹp, cổ kính, trầm mặc nên ai cũng muốn được một lần đặt chân đến. Vừa tới Huế, mọi người về khách sạn, khách sạn được đặt sẵn trước chuyến đi, nó nằm đối diện với bờ sông Hương thơ mộng. Từ trong phòng nghỉ, em có thể nhìn ra và ngắm nhìn cầu Tràng Tiền bắc ngang qua dòng sông Hương thơ mộng, nhìn ngắm dòng người qua lại trong sự thảnh thơi vô ngần.
Xuống khách sạn, mọi người xúng xính váy áo ra bờ sông thưởng thức phong cảnh. Ai cũng chuẩn bị để chụp hình, lưu giữ những khoảnh khắc thiên nhiên đẹp. Sông Hương nước chảy lững lờ, những con thuyền đậu nơi bến sông nằm êm đềm trong làn gió nhẹ lướt qua. Một vài bông hoa lục bình tím trôi lênh đênh trên sông, nhẹ nhàng, lơ đễnh đầy tình tứ. Bên phố đi bộ, những vị khách du lịch đứng ngắm nhìn dòng sông. Trên chiếc cầu lim gỗ, có những đôi tình nhân đang chụp hình cưới trong niềm hạnh phúc khôn tả. Cầu Tràng Tiền vững chãi, cổ kính, tư lự, là cầu nối chở những dòng người đi, đến qua sông.
Đến với Huế, em không thấy cái vội vã, tấp nập của phố thị mà thấy thật thư thái, bình yên. Quanh phố xá Huế là những hàng cây rợp bóng mát, những con đường sạch sẽ tinh tươm và những con người đầy thân thiện.
Đặc biệt, em rất ấn tượng với giọng nói của người Huế, trong cách nói của họ nghe thật dịu dàng và dễ chịu, mang nét rất Huế mà không phải người vùng miền nào cũng có thể nói được.
Hôm sau, mọi người cùng tới tham quan Đại nội Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Khải Định, điện Hòn Chén. Tới đâu cũng được mọi người chào đón và hướng dẫn rất nhiệt tình. Đặc biệt qua từng địa điểm, em được hiểu thêm rất nhiều về lịch sử nước nhà, về quá trình cống hiến của các vị vua dân tộc. Chuyến đi này đã mang lại cho em nhiều bài học lịch sử vô cùng quý giá.
Đến Huế, em còn được thưởng thức rất nhiều món đặc sản nơi đây. Đó là vị béo ngậy của bún hến, cơm hến. Nước mắm vị đậm đà của bánh bèo, bánh lọc, vị thơm ngon của bún bò Huế,...và món chè bưởi ngọt ngào như chất giọng của con người Huế vậy.
Chuyến du lịch chỉ kéo dài hai ngày thôi mà để lại trong em nhiều kỉ niệm. Xa Huế mà lòng vẫn còn vương, sau này, khi có dịp, em sẽ trở lại Huế để xem những đổi thay của miền đất kinh kỳ nơi đây.
Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 10
Nhờ vào danh hiệu Học sinh giỏi của tôi năm ngoái mà giờ bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp.Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. A! Xe taxi đến rồi!
Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành...Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi mằn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nước biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt,... Nhìn khắp bãi, ngoài vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy!
Các du khách ở đây đa số là người nước ngoài, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền,... Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,... Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trên bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi... Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.
Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ niệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!
Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 11
Từ lâu, em đã mong ước được nhìn ngắm biển Nha Trang, một danh lam thắng cảnh bậc nhất của đất nước Việt Nam. Và cuối cùng, ước mơ ấy đã trở thành hiện thực, nhờ có hoạt động hè của thiếu nhi do xã tổ chức để khen tặng các em học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học nên em đã có một chuyến tham quan vùng biển thơ mộng này. Chuyến tham quan của em đã để lại trong em những kỉ niệm khó quên về bãi biển Nha Trang đầy nắng và gió.Hôm đó, không cần hẹn giờ đồng hồ mà em cũng tự dậy sớm, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng nhẹ rồi cùng mẹ chuẩn bị cho chuyến tham quan. Đúng 6 giờ, chiếc xe buýt bắt đầu khởi hành, em tạm biệt mẹ rồi cùng các bạn lên đường. Đi được một lúc, em bắt nhìn thấy hòn Vọng Phu từ xa xa. Quả đúng như mọi người nói, hòn Vọng Phu mang dáng đứng của một người vợ đang bồng con, mỏi mòn đợi người chồng.Rồi còn những ngọn núi với những hòn đá cuội nhẵn bóng, thơ mộng diệu kì. Tiếc rằng là em không thể dừng lại để tham quan chúng được. Cuối cùng thì cũng đến nơi rồi! Biển Nha Trang đã thấp thoáng hiện lên làm chúng em ồ lên sung sướng, những đợt sóng nhẹ nhàng vỗ về bờ cát trắng. Xa xa, là những chiếc thuyền buồm đủ màu sắc đi lại một cách chậm chạp chắc vì chúng ở xa em quá.Nước biển thật trong và mát lành, em muốn chạy ngay xuống bờ biển nhưng không được phép của anh chị phụ trách. Trên bờ cát trắng phau, những cô bé, cậu bé vui vẻ xây những lâu đài cát của mình. Xe ô tô chở chúng em đi dọc bờ biển một hồi lâu, chúng em thỏa sức ngắm bờ cát trắng trải dài và những làn nước biển trong veo.Tạm biệt vùng biển Nha Trang xinh đẹp. Hành trình tiếp theo, chúng em đi tới Đảo Khỉ. Và lần này, chúng em phải qua một chuyến tàu nhỏ. Ngồi trên tàu, phóng tầm mắt ngắm biển và quan sát, Đảo Khỉ dần dần hiện lên với những cây dừa cao, một tấm biển nho nhỏ có vẽ hình một chú khỉ tinh nghịch và đề một dòng chữ: “Hân hạnh đón chào quý khách”.Đoàn tham quan chúng em chọn địa điểm nghỉ chân dưới một tán dương rậm rạp để ăn bữa trưa. Ăn xong bữa trưa, chúng em đi thăm một đàn khỉ trên đảo, hình như có đến mấy trăm con, chúng thật thông minh và tinh nghịch làm sao. Chúng em được vui đùa với những chú khỉ, cho các cậu ăn hoa quả, bánh mì,….Chơi được một lúc thì cô hướng dẫn viên du lịch đưa chúng em đến rạp xiếc để xem những tiết mục xiếc của những chú chó, chú khỉ thông minh,đáng yêu. Em và các bạn thích nhất là xiếc khỉ, một chú khỉ làm người đạp xích lô và đương nhiên cũng phải có một chú khỉ khác quần áo sang trọng ngồi chễnh chệ, tay cầm chiếc dù làm khách. Ai ai cũng háo hức và tán dương nồng nhiệt.Khi những tiết mục của đoàn xiếc chấm dứt cũng là lúc chúng em rời đảo để đến Viện Hải dương học. Ở đây em đã được xem vô số loài san hô lớn nhỏ, nhiều loài cá quý hiếm và còn được tận mắt chứng kiến những con cá mập bơi lội trong làn nước. Chúng em lại được tận tay sờ vào bộ xương cá voi khổng lồ và gặp một loài cá được mệnh danh là nàng tiên của biển cả.Trời đã bắt đầu tối, chuyến tham quan của em đang dần khép lại, tạm biệt thành phố Nha Trang thơ mộng để về bên gia đình! Các dãy đèn trong thành phố Nha Trang đã bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, ngả dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại. Lúc này đây, Thành phố Nha Trang được khoác lên mình một bộ cánh mới.Thành phố về đêm với những ánh đèn đủ màu sắc của các nhà hàng, khách sạn, tòa nhà cao tầng làm thành phố trở nên lộng lẫy hơn. Cuối cùng, chúng em cũng phải rời xa những hình ảnh đẹp đẽ ấy, rời xa thành phố Nha Trang với những vẻ hối tiếc vô cùng, đi được một lúc lâu, nhiều bạn sau một chuyến đi đã ngủ thiếp đi trên ghế xe, các anh chị phụ trách thấy thế liền bày ra nhiều trò chơi lý thú, hát những bài ca thiếu nhi cho tới khi chiếc xe dừng lại tại điểm xuất phát.Chuyến đi tham quan này mới tuyệt làm sao! Em thầm hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để những năm sau được đi thăm những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp khác của đất nước. Chuyến tham quan đã để lại cảm xúc tuyệt vời trong em và cả các bạn. Hi vọng chúng em sẽ có nhiều chuyến tham quan như vậy nữa để mở rộng tầm mắt về những khu du lịch của Việt Nam.
Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 12
Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến.
Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.
Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Tài xế dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi.
Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…
Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ. Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.
Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan,… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo,… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!
Kể về một chuyến đi lớp 8 - Mẫu 13
Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích va giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.
Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng.
Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc “Đại đoàn Quân tiên phong”, và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, rất ý nghĩa và trở thành động lực giúp dân tộc chiến thắng các cường quốc ngoại xâm trong thế kỷ 20.
Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi…
Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.
Từ khóa » Kể Lại 1 Chuyến Du Lịch đáng Nhớ
-
Văn Mẫu Lớp 6: Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến đi đáng Nhớ Của Em ...
-
Tập Làm Văn Lớp 4: Kể Về Một Chuyến Du Lịch đáng Nhớ Của Em Dàn ...
-
Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến đi đáng Nhớ Của Em Lớp 6
-
Chuyến Du Lịch Đáng Nhớ ❤️️ Top 15 Bài Văn Kể Hay Nhất
-
Top 12 Bài Kể Về Chuyến đi Du Lịch đáng Nhớ Của Em 2022 Hay Nhất
-
Kể Về Chuyến Du Lịch đáng Nhớ - Thủ Thuật
-
Kể Về Chuyến đi Du Lịch đáng Nhớ Của Em Năm 2021 - Văn Mẫu Lớp 4
-
Kể Về Một Chuyến Du Lịch đáng Nhớ Của Em (hay Nhất) - Luật Trẻ Em
-
Kể Về Một Chuyến Du Lịch đáng Nhớ Của Em
-
Kể Về Một Chuyến Du Lịch đáng Nhớ Của Em - Quà Tặng Tiny
-
Kể Về Một Chuyến Du Lịch đáng Nhớ Của Em Văn Hay Lớp 4 - Wiki Secret
-
Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến đi đáng Nhớ Của Em - Học Hỏi Net
-
Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến đi đáng Nhớ Của Em Lớp 6
-
Văn Mẫu Lớp 6: Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến đi ... - Thư Viện Hỏi Đáp