Kể Về Nữ Anh Hùng Chống Ngoại Xâm (Hai Bà Trưng)

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng11 bài văn kể về Hai Bà Trưng lớp 3Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng (11 mẫu)

  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 1
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 2
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 3
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 4
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 5
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 6
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 7
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 8
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 9
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 10
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 11

Văn mẫu lớp 3: Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm (Hai Bà Trưng) bao gồm các bài văn mẫu hay và chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, luyện tập kỹ năng viết văn kể chuyện lớp 3.

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 1

Hai Bà Trưng là tên gọi chung của hai nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai bà chính là hai vị nữ vương đầu tiên của dân tộc ta.

Lúc đó, đất nước ta đang chịu sự cai trị tàn bạo của giặc phương Bắc. Để cai trị lâu dài, chúng tìm cách ngăn cản, vùi dập những anh hùng hào kiệt của nước ta. Biết bà Trưng Trắc được lòng dân lại tinh thông võ lược, nên giặc đã bắt và giết chồng bà là Thi Sách. Vốn chúng muốn mượn điều đó để tiêu diệt ý chí của bà, ngờ đâu lại càng làm cháy lên sự hận thù trong lòng Trưng Trắc. Vì vậy, trước để trả thù nước, sau để trả nợ nhà, Trưng Trắc đã cùng Trưng Nhị khởi nghĩa, lãnh đạo quân đội tấn công kẻ thù. Đoàn quân của bà lớn lên nhanh chóng, tiến công dũng mãnh, khiến quân giặc sợ hãi bỏ chạy. Hai Bà Trưng đã dành lại độc lập cho dân tộc ta sau một thời gian dài bị giặc phương Bắc đô hộ. Thật tự hào và vui mừng khôn xiết.

Không lâu sau, giặc phương Bắc đem đội quân tinh nhuệ sang để đàn áp Hai Bà Trưng. Hai bà đã hi sinh anh dũng. Tuy hai bà đã ra đi, nhưng công lao to lớn của hai bà với lịch sử dân tộc sẽ vẫn còn sáng mãi.

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 2

Đất nước ta từ xưa đến nay đã sinh ra không kể hết những vị anh hùng hào kiệt lừng lẫy. Trong đó không phân biệt người già người trẻ, người trai, người gái. Ai ai cũng tài giỏi, xuất chúng. Tuy nhiên, em vẫn dành nhiều hơn sự kính trọng của mình cho hai vị nữ vương mạnh mẽ của nước ta: Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng là tên gọi chung cho hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai bà vốn là dòng dõi của người cai trị vùng đất Mê Linh thuở ấy. Tuy là phận nữ nhi, nhưng họ rất giỏi việc binh đao, chiến sự. Trước tình thế nhân dân ta phải oằn mình chịu sự đô hộ của lũ người phương Bắc, hai bà rất căm phẫn và tức giận. Cho đến một ngày, chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị giết hại, thì sự phẫn nộ được bùng lên. Hai bà quyết định đứng dậy, đánh đuổi lũ người phía Bắc kia chứ không thể cam chịu nữa.

Với tài thao lược và đức độ của mình, hai bà nhanh chóng liên kết thêm nhiều thế lực khác, mở rộng nghĩa quân. Đoàn quân đánh đâu thắng đó, đem lại nền độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, một thời gian sau, quân giặc đem một đạo quân đông đảo và tinh nhuệ quay trở lại. Hai bà đã dốc hết sức, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng nhưng vẫn thất bại. Trước tình thế đó, hai bà đã nhảy vực tự vẫn chứ thề không để rơi vào tay giặc.

Tấm gương của Hai Bà Trưng đã khiến em vô cùng kính nể và ngưỡng mộ. Em quyết sẽ học tập, rèn luyện thật chăm chỉ để xứng đáng với những gì mà hai bà và những người anh hùng khác đã hi sinh cho tổ quốc.

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 3

Trong lịch sử nước ta, đã rất nhiều lần nhân dân ta đứng lên, đoàn kết chống quân xâm lược. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Hai Bà Trưng - hai vị nữ tướng đầu tiên của nước ta.

Theo sách sử, thì Hai Bà Trưng là dòng dõi của người đứng đầu cai quản vùng đất Mê Linh vào thời Hùng Vương, gồm hai chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lúc bấy giờ, giặc phương Bắc cai trị nước ta với chính sách tàn bạo khiến lòng dân vô cùng căm phẫn. Vào mùa xuân năm 40, Thi Sách - chồng của Trưng Trắc bị Tô Định (một tên Thái Thú người Hán) giết hại. Sự kiện này như một mồi lửa, làm bùng lên lòng căm hận quân đô hộ, và khát vọng độc lập tự chủ trong lòng Hai Bà Trưng. Vậy nên, vào một sáng mùa xuân năm ấy tại đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Trong tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà trước giờ xuất binh:

Một xin rửa sạch nước thù,Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,Ba kêu oan ức lòng chồng,Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.

Cuộc khởi nghĩa này đã liên kết được sức mạnh toàn dân, trong đó có đông đảo phụ nữ, như các nữ tướng: Thánh Thiên, Lê Chân, Bát Nàn, Thiều Hoa… sau đó, lan dần ra toàn quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được tôn làm vua, đứng đầu đất nước.

Nền độc lập quý giá ấy được duy trì trong thời gian ba năm (từ năm 40 đến năm 43). Đến năm 41, nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái xâm lược, Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc. Tổ chức kháng chiến với những trận đánh lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cẩm Khê. Cuối cùng đã hy sinh anh dũng tại dòng Hát giang vào ngày 6 tháng 2 năm 43, để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu.

Hai bà chính là tấm gương sáng rọi về tinh thần yêu nước và chiến đấu chống giặc anh dũng cho con cháu đời sau.

Tham khảo: Viết một đoạn văn ngắn về anh hùng ngoại xâm lớp 3

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 4

Lịch sử nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống giặc ngoại xâm để giành lại non sông, đất nước.

Em ấn tượng nhất là Hai Bà Trưng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, quê ở Bắc Ninh. Hai bà tuy là nữ giới nhưng giàu lòng yêu nước. Lòng căm thù giặc ngoại xâm dâng cao, khi chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nên Bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị. Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp sợ. Tuy nhiên vào năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược trở lại. Hai Bà kiên cường chống trả nhưng do quân địch quá mạnh. Hai Bà thua trận và đã tự tử tại Hát giang. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chống giặc ngoại xâm.

Hai bà mãi là những vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam. Các thế hệ con cháu đời sau luôn ghi nhớ công lao to lớn của hai bà.

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 5

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 6

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Hai Bà Trưng ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40-43) tại quê nhà Bắc Ninh của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị tại thành Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

Một xin rửa sạch nước thùHai xin nối lại nghiệp xưa họ HùngBa kẻo oan ức lòng chồngBốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, Hai Bà thua trận và đã tự tử tại sông Hát. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào việc chống giặc ngoại xâm.

Hai bà mãi là những vị tướng tài của dân tộc, cả dân tộc không quên công lao to lớn ấy của hai bà.

>>> Tham khảo toàn bộ: Văn mẫu lớp 3: Kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 7

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu.

Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 8

“Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.”

Là con dân đất Việt, chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe danh tiếng của Bà Trưng được nhắc đến trong câu thơ. Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng bất khuất, gan dạ trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.

Em đã được học câu chuyện về Hai Bà Trưng. Hai bà là hai chị em ruột, người chị tên là Trưng Trắc, người em tên là Trưng Nhị. Hai bà quê ở huyện Mê Linh, từ nhỏ đã nổi tiếng là hai người con gái tài giỏi. Cha hai bà mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ.

Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng đàn áp dân lành hết sức tàn bạo. Chúng thẳng tay chém giết dân ta, cướp hết ruộng đất của dân. Nhân dân ta mang lòng oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp để vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

Nhận được tin không lành, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vàng đất trời tới đó. Cuối cùng, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới đoàn quân khởi nghĩa. Tướng giặc sợ hãi, ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử đất nước ta. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, dân ta đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, cứ độ xuân về, vùng Mê Linh lại rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống đón hội. Hai bà quả thực là những vị nữ tướng dũng cảm, anh hùng, đáng cảm phục.

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 9

Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác và giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà chờ thời cơ để phất cờ khởi nghĩa. Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, người dân khắp nơi cũng xin đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn. Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 10

Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Trong suốt giai đoạn đó, nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với Hai Bà Trưng - những vị nữ anh hùng dũng cảm. Hai Bà Trưng là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Trưng Trắc và Trưng Nhị nổi tiếng là xinh đẹp, tài giỏi. Thuở ấy khi nước ta bị nhà Hán đô hộ, chúng bóc lột nhân dân ta vô cùng dã man. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Sau khi nghe tin, Hai Bà liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vang đất trời tới đó. Cuối cùng giặc cũng nhận phải kết cục thất bại. Hai Bà Trưng là những vị anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Họ còn là những nữ anh hùng đầu tiên, đó chính là điều khiến em cảm thấy vô cùng khâm phục.

Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng mẫu 11

Thuở xưa, dưới sự ách thống trị của nhà Hán, dân tộc Việt Nam phải trải qua những ngày tháng khó khăn và bị bóc lột. Tuy nhiên, ở huyện Mê Linh, có hai người con gái kiên định và mạnh mẽ: Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai chị em này không chỉ giỏi võ nghệ mà còn nuôi dưỡng lòng yêu nước mạnh mẽ, quyết tâm giành lại tự do cho non sông. Trưng Trắc có một người chồng tên là Thi Sách. Thi Sách là một tướng Lạc dũng cảm và cũng có cùng tinh thần quyết tâm với vợ. Tuy nhiên, Tô Định, người giữ chức thứ sử tại Giao Châu, đã âm mưu giết chết Thi Sách. Nhận biết được điều này, Hai Bà Trưng không chần chừ, phất cờ khởi nghĩa với quyết tâm báo thù và đòi lại công bằng cho nhân dân. Cuộc khởi nghĩa của hai bà kéo đi khắp nơi, giặc nào đứng đắn, quân nào đó tan vỡ. Bằng tinh thần quyết liệt và bản lĩnh chiến đấu, Hai Bà Trưng tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Quan Thái thú Tô Định bỏ chạy và quân ta dậy sóng mạnh mẽ. Hai Bà Trưng lên ngôi vua, được mọi người tôn xưng là Trưng Nữ Vương. Tuy nhiên, vào năm 43, quân giặc đã cử Mã Viện – một đại tướng lão luyện – để đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà Trưng dẫn dắt quân ta dũng mãnh nhưng vì thế lực của kẻ thù quá mạnh, họ bị đẩy vào thế yếu ớt. Cuối cùng, Hai Bà quyết định nhảy xuống sông Hát Giang, tận hưởng tự do trên bờ nước vĩ đại của thiên nhiên. Dù cuộc khởi nghĩa của Hai Bà kết thúc trong đau thương và tiếc nuối, tấm gương oanh liệt của họ vẫn sáng ngời và truyền cảm hứng cho thế hệ sau về tinh thần yêu nước và dũng cảm trong cuộc chiến đấu cho tự do.

Xem thêm:

  • Kể về anh hùng chống ngoại xâm (Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ)
  • Kể về anh hùng chống ngoại xâm (Viết về Hồ Chí Minh)
  • Kể về người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu chống giặc ngoại xâm
  • Kể về người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt chống giặc ngoại xâm

Từ khóa » Kể Chuyện Về Hai Bà Trưng