Kelvin – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • 2 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kelvin
Nhiệt kế với độ C bên trái, K bên phải
Thông tin đơn vị
Hệ thống đơn vịSI base unit
Đơn vị củaNhiệt độ
Kí hiệuK 
Được đặt tên theoWilliam Thomson, 1st Baron Kelvin

Trong hệ thống đo lường quốc tế, Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ. Nó được ký hiệu bằng chữ K. Mỗi K trong nhiệt giai Kelvin (1 K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1 °C) và 0 °C ứng với 273,15K. Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson, nam tước Kelvin thứ nhất.[1]

Nhiệt độ trong nhiệt giai Kelvin đôi khi còn được gọi là nhiệt độ tuyệt đối, do 0 K ứng với nhiệt độ nhỏ nhất mà vật chất có thể đạt được. Tại 0K, trên lý thuyết, mọi chuyển động nhiệt hỗn loạn đều ngừng. Thực tế chưa quan sát được vật chất nào đạt tới chính xác 0 K; chúng luôn có nhiệt độ cao hơn 0 K một chút, tức là vẫn có chuyển động nhiệt hỗn loạn ở mức độ nhỏ. Ngay cả những trạng thái vật chất rất lạnh như ngưng tụ Bose-Einstein cũng có nhiệt độ lớn hơn 0 K. Quan sát này phù hợp với nguyên lý bất định Heisenberg; nếu vật chất ở chính xác 0 K, luôn tìm được hệ quy chiếu trong đó vận tốc chuyển động của chúng là 0 và vị trí không thay đổi, nghĩa là đo được chính xác cùng lúc vị trí và động lượng của hệ, vi phạm nguyên lý bất định. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373,15K. Hay nói cách khác định nghĩa Kelvin (K), được xây dựng từ 1967 và có hiệu lực cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2019 [2], là 1/273,16 của nhiệt độ nhiệt động lực học của (điểm ba thể hay điểm ba pha) của nước. Kể từ năm 2019, thang Kelvin được định nghĩa bằng cách ấn định giá trị hằng số Boltzmann k thành 1.380649×10−23 J⋅K−1, còn nhiệt độ Celsius được định nghĩa là nhiệt độ thang Kelvin trừ đi 273,15.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Resolution 4: Definition of the SI unit of thermodynamic temperature (kelvin)”. Resolutions of the 13th CGPM. Bureau International des Poids et Mesures. 1967. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2008.
  2. ^ “Historic Vote Ties Kilogram and Other Units to Natural Constants”. NIST. ngày 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Tra kelvin trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
  • Kelvin (unit of measurement) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Độ Kenvin tại Từ điển bách khoa Việt Nam
    • Nhiệt độ tuyệt đối tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Bureau International des Poids et Mesures (2006). “The International System of Units (SI) Brochure” (PDF). 8th Edition. International Committee for Weights and Measures. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2008. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề vật lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Các thang đo nhiệt độ
  • Celsius
  • Delisle
  • Fahrenheit
  • Gas Mark
  • Kelvin
  • Leiden
  • Newton
  • Planck
  • Rankine
  • Réaumur
  • Rømer
  • Wedgwood
Chuyển đổi giữa các thang đo nhiệt độ
  • x
  • t
  • s
Các đơn vị SI
Đơn vị cơ bản
  • ampe
  • candela
  • kelvin
  • kilôgam
  • mét
  • mol
  • giây
Đơn vị dẫn xuất
  • becquerel
  • coulomb
  • độ Celsius
  • farad
  • gray
  • henry
  • hertz
  • joule
  • katal
  • lumen
  • lux
  • newton
  • ohm
  • pascal
  • radian
  • siemens
  • sievert
  • steradian
  • tesla
  • vôn
  • watt
  • weber
Đơn vị được chấp nhậnsử dụng với SI
  • decibel
  • độ
    • phút góc
    • giây góc
  • đơn vị khối lượng nguyên tử
  • đơn vị thiên văn
  • electronvolt
  • hecta
  • lít
  • neper
  • ngày
    • giờ
    • phút
  • tấn
  • các đơn vị nguyên tử
  • các đơn vị tự nhiên
Xem thêm
  • Chuyển đổi đơn vị
  • Lịch sử hệ mét
  • Tiền tố SI
  • Định nghĩa lại đơn vị đo lường quốc tế cơ bản 2019
  • Hệ thống đo lường
  • Các tổ chức quốc tế duy trì SI
    • BIPM
    • CGPM
    • CIPM
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kelvin&oldid=71871416” Thể loại:
  • Sơ khai vật lý
  • Đơn vị cơ bản trong SI
  • Đơn vị đo nhiệt độ
  • Phát minh Scotland
Thể loại ẩn:
  • Lỗi CS1: thiếu tạp chí
  • Kiểm soát tính nhất quán với 0 yếu tố
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » đơn Vị K