Kem Bánh Sinh Nhật Làm Bằng Gì? - Beemart
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn muốn làm bánh sinh nhật lần đầu, chắc hẳn sẽ không khỏi băn khoăn kem bánh sinh nhật làm bằng gì, làm như thế nào? Đọc ngay bài viết sau để chúng mình giải đáp chi tiết và hướng dẫn bạn làm tất cả các loại kem bánh sinh nhật phổ biến nhất nhé!
>>> Xem thêm:
- Cập nhật xu hướng bánh sinh nhật cho từng đối tượng - 2022
- Top 30+ mẫu bánh sinh nhật cho bé trai
1. Kem Whipping
Whipping cream hay còn gọi là kem tươi là loại kem động vật triết xuất từ sữa bò tươi nguyên chất, vì vậy kem thường có độ béo cao, thơm mùi sữa, vị ngậy, tan trong miệng. Cũng vì được tách ra từ sữa bò tươi không quá trình chế biến phức tạp nên kem whipping thường không chứa đường, không chất phụ gia, bảo quản. Khi dùng kem làm bánh thường phải cho thêm đường vừa ăn rồi mới đánh bông kem lên.
Ngày nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu whipping cream khác nhau, trong đó các thương hiệu được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam đó là: Anchor, President, Elle and Vire,...
* Ưu điểm:
- Kem thơm, béo, ngậy, an toàn tuyệt đối với người tiêu dùng - Có thể tăng giảm lượng đường tùy theo khẩu vị của mỗi người.
* Nhược điểm:
- Kem rất nhanh chảy nên trong quá trình đánh kem cũng như bảo quản phải hết sức lưu ý.
- Sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn sau khi mở nắp (khoảng 5-7 ngày).
- Giá thành khá đắt so với các loại kem khác.
Cách sử dụng:
*
Cách đánh bông kem để trang trí bánh
- Trước khi đánh kem cần cho tô đánh và que đánh vào trong ngăn đá tủ lạnh ít nhất 15 phút để kem luôn giữ được độ lạnh trong quá đánh nhanh bông hơn.
- Cho kem vào tô, thêm đường cho phù hợp khẩu vị.
- Đánh kem ở tốc độ trung bình đến khi kem nổi vân thì hạ tốc độ nhỏ đánh đến khi bông cứng. Không nên đánh ở tốc độ quá cao (đặc biệt sau khi kem nổi vân) vì kem nếu đánh quá tay rất dễ bị tách nước.
Xem thêm : Cách làm bánh sinh nhật cho bé yêu tại nhà
- Sau khi đánh có thể dùng ngay để trang trí bánh, tốt nhất nên để vào trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 phút để kem ổn định.
- Trang trí bánh kem càng nhanh càng tốt tránh tình trạng kem bị chảy.
* Cách bảo quản:
Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Sau khi sử dụng xong cần lau sạch miệng hộp đậy kín nắp và bọc trong túi nilon. Thời gian bảo quản được khoảng 5 -7 ngày hoặc hơn tùy theo nhiệt độ tủ lạnh. Lưu ý trong thời gian bảo quản thi thoảng hãy lấy hộp whipping ra lắc lên vài lần cho kem không bị đông lại ở đáy.
2. Topping
Topping là một loại kem tươi thực vật ít béo (low-fat food). Thành phần gồm các chất chuyển thể từ sữa (emulsifier) và tạo đặc (hydrocolloids)… Đây là nhóm thực phẩm ít béo và thích hợp cho người ăn kiêng. Tuy độ béo thấp tuy nhiên vẫn có vị ngậy và thơm. Các dòng topping phổ biến trên thị trường: Kem tươi topping base rich’s – hộp cao 907g, Kem topping silver whip,...
Ưu điểm:
- Giá khá thành rẻ, bạn chỉ cần chi vài chục nghìn đồng cho 1L topping cream, đủ để trang trí cả một chiếc bánh Gato to.
- Kem thường lâu chảy hơn whipping cream, đứng kem hơn, và thường lựa chọn để trang trí cho mục đích kinh doanh.
- Bảo quản được thời gian dài trong ngăn đông tủ lạnh (khoảng 3 tháng)
Nhược điểm:
- Kem Topping thường có đường nên khách hàng không giảm được độ ngọt của kem theo khẩu vị cá nhân.
- Độ béo ngậy của kem không bằng whipping cream.
Cách sử dụng:
*
Cách đánh kem:
Tương tự như whipping cream Trước khi đánh, cho topping xuống ngăn mát tủ lạnh để giã đông trong khoảng 8-12h (hoặc qua đêm), đến khi kem chảy như vẫn còn đá lạo xạo thì bắt đầu đánh bông.
* Cách bảo quản
- Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh
- Khi chưa dùng hết, đậy kín nắp cho vào ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản có thể lên tới 3 tháng hoặc hơn tùy vào nhiệt độ của tủ lạnh gia đình.
3. Kem bơ
Kem bơ là dòng kem handmade mới xuất hiện trên thị trường hiện nay trong những năm gần đây. Với những ưu điểm vượt trội có thể khắc phục những nhược điểm của hai dòng kem trước, kem bơ đã trở nên phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng. Cũng vì là dòng kem handmade nên kem bơ thường có rất nhiều cách làm khác nhau cho ra các dòng kem khác nhau: Kem bơ Pháp, kem bơ Thụy Sĩ, kem bơ Hàn Quốc,...
- Kem bơ truyền thống: Kem bơ truyền thống thường bao gồm 3 nguyên liệu chủ yếu: bơ, trứng (lòng trắng trứng hoặc cả quả) và đường. Thông thường cách làm sẽ theo trình tự đánh bông trứng với đường, để bơ mềm ở nhiệt độ phòng, cắt nhỏ rồi cho từ từ vào tô trứng đánh cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện.
Ưu điểm:
- Kem lâu chảy, đứng kem, dễ trang trí đặc biệt là bắt hoa kem bơ.
- Kem béo, ngậy, thơm, có thể điều chỉnh được vị của kem bằng việc thêm các nguyên liệu khác: cafe, bột matcha,...
- Có thể điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị.
- Giá thành vừa phải
Nhược điểm:
- Kem phải tự làm tại nhà nên độ tiện dụng không bằng whipping và topping
- Kem thường có màu ngà vàng nên khi pha màu cần phải hiểu về màu sắc và tốt nhất có bước khử màu trước khi pha màu chuẩn. Ngày nay rất nhiều người đã biến tấu dòng kem bơ truyền thống thành các hương vị kem bơ khác nhau: kem bơ sữa chua, kem bơ sữa tươi, kem bơ hoa quả,... tạo nên sự đa dạng của kem bơ.
- Kem bơ trong: Khác với kem bơ truyền thống, kem bơ Hàn Quốc có màu khá bóng, hơi trong suốt như kiểu pha lê nên rất thanh nhã, hấp dẫn, khiến ai cũng mê mẩn.
Ưu điểm:
- Kem bơ trong chứa đựng tất cả những ưu điểm của kem bơ truyền thống.
- Dễ pha màu, dễ lên màu, bánh thành phẩm trang trí bằng kem bơ trong thường bắt mắt và thu hút hơn dùng kem bơ truyền thống.
Nhược điểm:
- Giá thành đắt vì phải sử dụng bơ trong của Hàn Quốc thì mới đạt được độ trong đúng chuẩn (Loại bơ này có giá 700-800 nghìn/kg)
- Quy trình làm kem phức tạp, đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về nhiệt độ cũng như cách đánh. Xem thêm: Công thức làm kem bơ trong Hàn Quốc thần thánh hót hòn họt
4. Kem Jelly cream
Jelly cream là dòng kem được làm chủ yếu bột ngô/bột mì, bột thạch và nước. Ngoài ra còn thêm các nguyên liệu khác: nước cốt chanh, hương liệu để tạo mùi cho kem, bơ để tăng độ ngậy,...
Ưu điểm:
- Kem có độ trong, độ đứng tốt, lâu chảy (hầu như không chảy).
- Kem có vị thanh, ít ngậy, ít béo.
- Giá thành vô cùng rẻ, rẻ nhất trong tất cả các loại kem vì thế rất hay được những người yêu bánh sử dụng để tập tành làm hoa kem bơ.
- Kem có màu trắng trong nên khi pha màu lên màu khá chuẩn.
Nhược điểm:
- Khi ăn thường cảm nhận vị bột rất rõ vì thành phần chủ yếu là bột.
- Kem không ngậy, không thơm nếu không sử dụng hương liệu.
- Kem chỉ có thể sử dụng để bắt hoa, không thể dùng để chà láng hay trang trí kiểu khác.
Trên đây là 4 dòng kem quen thuộc nhất thường hay được sử dụng để trang trí bánh kem, mỗi loại có ưu và nhược điểm nhất định. Chính vì thế tùy theo mục đích hay khẩu vị của gia đình mà lựa chọn cho phù hợp.
>> Ngoài bài viết kem bánh sinh nhật làm bằng gì, bạn có thể xem thêm: Cách phủ kem lên bánh gato phẳng mịn đẹp như ý
Từ khóa » Topping Cream Của Nhật
-
Chọn Nguyên Liệu Và Dụng Cụ Làm Bánh ở Nhật
-
HƯỚNG DẪN CHỌN MUA CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH TẠI ...
-
Chia Sẻ Cách Chọn Nguyên Liệu Và Dụng Cụ Làm Bánh Tại Nhật Bản
-
So Sánh Kem Whipping Và Kem Topping Khi Bắt đầu Học Làm Bánh
-
Nguyên Liệu Và Bột Làm Bánh ở Nhật Gồm Những Gì? - 360° Nhật Bản
-
Cách Làm Bánh Kem Sinh Nhật (bánh Gato) đơn Giản Tại Nhà - Ẩm Thực
-
Whipping Cream, Topping Cream, Kem Béo: Đặc Điểm Và Cách Sử ...
-
Cách Làm Kem Bánh Sinh Nhật - Cơ Khí Viễn Đông
-
Tất Tần Tật Về Whipping Cream Và Topping Cream Bạn Cần Biết
-
WHIPPING CREAM-TOPPING CREAM VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN ...
-
Cách Làm Kem Bánh Gato Từ Bơ, Whipping Cream, Topping ... - Yêu Trẻ
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Về 4 Loại Kem Làm Bánh Cho Người Mới Bắt đầu
-
Giới Thiệu Các Loại Kem Topping Cream - Abby