Kem Chống Nắng Tiếng Anh Là Gì? Cách Chọn Kem Chống Nắng
Có thể bạn quan tâm
Kem chống nắng tiếng anh là gì và làm cách nào để biết được da bạn phù hợp với loại kem chống nắng nào? Nếu bạn vẫn chưa tìm mua được dòng chống nắng chân ái thì hãy theo chân Đẳng Cấp Phái Đẹp thông qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
1. Kem chống nắng tiếng anh là gì?
Kem chống nắng tiếng anh được gọi là sunscreen, có phiên âm là sʌnskri:n. Kem chống nắng là sản phẩm rất quan trọng trong quá trình chăm sóc da, giúp bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, ngăn chặn quá trình lão hóa cũng như sự hình thành của đốm nâu. Đặc biệt là phòng chống bệnh ung thư da.
Kem chống nắng tiếng anh được gọi là sunscreen. Có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
2. Phân loại kem chống nắng
Sau khi đã tìm hiểu nghĩa của kem chống nắng tiếng anh là gì, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các loại kem chống nắng và ưu nhược điểm của từng loại.
Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
Kem chống nắng vật lý
Đặc trưng:
- Kem chống nắng vật lý có thành phần chiết xuất từ những chất khoáng tự nhiên. Khi bạn bôi lên da sẽ để lại lớp màng trắng, có tác dụng phản xạ tia UV trở ngược lại khi chiếu vào da, giúp bảo vệ da hoàn hảo.
- Kem chống nắng có 2 thành phần chính là zinc oxide, titanium dioxide
Ưu điểm: Loại kem chống nắng siêu lành tính, hiếm khi gây kích ứng. Phù hợp với nhiều loại da khác nhau.
Nhược điểm: Hơi bí da, để lại lớp kem trắng trên da gây mất thẩm mỹ.
Kem chống nắng hóa học
Đặc trưng
- Như tên gọi của nó, kem chống nắng được làm từ những thành phần hóa học. Khác với kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ tia UV và phá hủy chúng trước khi chúng kịp tác động tới da.
- Những thành phần thường thấy trong kem chống nắng hóa học là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…
- Bên cạnh đó, kem chống nắng hóa học cả khả năng gây kích ứng cho da cao hơn loại vật lí. Nên bạn cần đọc kỹ để xem bạn có không hợp với thành phần nào hay không.
- Nhìn chung, nếu bạn không thất có zinc oxide và titanium dioxide trong bảng thành phần thì đó chính là kem chống nắng hóa học.
Ưu điểm: Thấm nhanh, không gây bóng nhờn, kem tiệp vào da và không để lại màng trắng.
Nhược điểm:
- Bạn cần bôi trước đó khoảng 15 – 20 phút trước khi ra ngoài trời để kem thẩm thấu vào da.
- Nếu bạn phải hoạt động ngoài trời nhiều thì cần bôi lại sau 2-3h, vì kem chống nắng hóa học không bền khi tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên.
Kem chống nắng hóa học cần bôi trước 15-20 phút trước khi ra ngoài.
Kem chống nắng vật lý lai hóa học
Tận dụng được ưu điểm của cả 2 loại cũng như khắc phục nhược điểm, kem chống nắng vật lý lai hóa học đã được phát minh. Kem sẽ được chiết xuất cả từ thành phần tự nhiên và hóa học.
3. Nếu không chống nắng, làn da sẽ ra sao?
Ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím (tia tử ngoại) khiến làn da dễ bị tổn thương khi tiếp xúc thường xuyên và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư da.
Mức tác hại của tia UV sẽ phụ thuộc vào cường độ ánh nắng, thời gian làn da tiếp xúc với ánh sáng và việc da có được bảo vệ cẩn thận hay không.
Nếu không chống nắng tối ưu cho làn da, không che chắn da cẩn thận, không sử dụng kem chống nắng cho mặt và toàn thân, thì những hệ lụy bạn có thể mắc phải đó là:
- Làn da bị bỏng nắng, đỏ da…
- Làn da nhanh chóng bị lão hóa.
- Gây khô da, da thâm sạm.
- Xuất hiện nếp nhăn, nám, tàn nhang…
- Ung thư da.
Vì tia cực tím đáng sợ đến thế, nên ngay từ bây giờ, bạn hãy chống nắng cho da một cách tối ưu nhất. Không chỉ đảm bảo đầy đủ phụ kiện chống nắng (như mũ, quần áo chống nắng, kính, khẩu trang…), bạn cần bôi kem chống nắng cho da mặt và body từ bên ngoài và kết hợp bổ sung viên uống chống nắng từ bên trong để bảo vệ làn da khỏe mạnh, an toàn từ trong ra ngoài.
4. Bật mí 3 nguyên tắc giúp lựa chọn kem chống nắng phù hợp nhất cho làn da
Vẫn biết rằng kem chống nắng cực kì quan trọng và trở thành “vật bất li thân” của mọi người. Tuy phổ biến là thế, nhưng cách lựa chọn kem chống nắng cho từng loại da thì không đơn giản chút nào.
Chính vì vậy, để mọi người có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho mình, Đẳng Cấp Phái Đẹp sẽ “bật mí” những nguyên tắc cơ bản trong cách chọn kem chống nắng cho từng loại da đã được chuyên gia tư vấn. Cùng theo dõi thông tin ngay sau đây nhé!
Chú ý đến tính chất của kem chống nắng
Về cơ bản, kem chống nắng có 2 loại là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Mỗi loại kem chống nắng sẽ có ưu và khuyết điểm riêng.
Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý được chứng minh là lành tính và phù hợp với da nhạy cảm hơn so với kem chống nắng hóa học.
Sẽ tùy vào mức độ bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sự kích ứng của da mà chọn cho mình dòng kem chống nắng phù hợp nhất. Để chọn kem chống nắng cho từng loại da phù hợp nhất, bạn đừng quên chú ý đến tính chất của kem chống nắng nhé!
Lưu ý đến chỉ số SPF và PA
Trong mỗi sản phẩm, chỉ số SPF và PA của kem chống nắng luôn được các nhà sản xuất in rõ trên bao bì để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn.
- Với chỉ số SPF: Đo khả năng chống tia UVB, khi chỉ số SPF càng cao thì thời gian chống nắng sẽ càng lâu. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Nên chọn kem chống nắng có SPF tối thiểu là 30 – giúp chặn được 97% lượng UVB tác động lên da.
- Với chỉ số PA: Đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h). Nên chọn kem chống nắng có PA+++ để bảo vệ da tốt nhất khỏi tia UVA.
Chú ý đến thời gian và liều lượng bôi kem chống nắng
- Thời gian bôi: Nên bôi kem chống nắng trước 20 – 30 phút rồi mới ra ngoài để kem hoạt động cơ chế bảo vệ da và thoa lại kem chống nắng cứ sau mỗi 2 tiếng đồng hồ để da được bảo vệ tốt nhất.
- Liều lượng bôi kem chống nắng: Để chống nắng cho mặt, bạn chỉ dùng 1g kem chống nắng tương đương với 1 đồng xu và gấp 4 lần nếu dùng cho toàn thân.
5. Hướng dẫn chi tiết cách chọn kem chống nắng cho từng loại da
Kem chống nắng cho da nhạy cảm
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy nói không với oxybenzone và PABA, nghĩa là bạn không nên sử dụng kem chống nắng hóa học. Lúc này, kem chống nắng vật lý lành tính và an toàn với da sẽ phù hợp với bạn nhất.
Da nhạy cảm nên dùng kem chống nắng vật lý.
Kem chống nắng cho da khô
Với làn da khô, việc sử dụng kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm là giải pháp tối ưu, giúp vừa bảo vệ vừa nuôi dưỡng da. Tuy nhiên, thành phần dưỡng có trong kem chống nắng thường sẽ không đáng kể. Do đó, nếu da bạn quá khô thì hãy dùng kem dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng để cung cấp đủ ẩm cho da.
Da khô trước khi dùng kem chống nắng nên dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da.
Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn)
Da dầu là làn da rất khó chọn kem chống nắng, vì phải ưu tiên loại nào khô ráo và không gây bóng dầu cho da. Có một số dòng kem chống nắng dành riêng cho da dầu sẽ có ghi “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) ở trên bao bì. Hoặc bạn có thể dùng kem chống nắng có dạng gel thấm nhanh vào da, sẽ hạn chế việc bí tắc hoặc làm da bị bóng nhờn. Trường hợp da bạn khỏe, không có mụn thì kem chống nắng hóa học là khá lý tưởng cho những bạn da dầu.
Đối với da dầu bạn nên dùng kem chống nắng oil free để tránh gây tắc lỗ chân lông.
Kem chống nắng cho da mụn
Da mụn là loại da rất khó để chọn kem chống nắng, vì khi bị mụn da bạn vừa nhạy cảm, có thể tiết dầu nhiều hơn hoặc da khô hơn. Vì vậy, khi mua kem chống nắng cần ưu tiên loại nào không gây viêm nhiễm và tắc nghẽn lỗ chân lông.
Bạn nên chọn loại kem chống nắng trên bao bì có chú thích là “Non-Comedogenic” (tức là không làm bít tắc lỗ chân lông). Không dùng loại có hương liệu, oxybenzone, cồn và PABA; đều là những thành phần có trong kem chống nắng hóa học.
Đối với làn da mụn, kem chống nắng vật lý vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Heliocare 360 Gel Oil-free SPF 50 kem chống nắng cho da dầu mụn với công nghệ tân tiến độc quyền của Heliocare; tăng gấp đôi khả năng chống tia UV ngăn chặn cả luồng tia Hev và ir-a so với kem chống nắng thông thường. Kết hợp với các thành phần kiểm soát nhờn; không gây bí da, không gây mụn ẩn. Cho làn da mềm mượt khô thoáng cả ngày.
Kem chống nắng khi đi bơi
Khi đi bơi, bạn cần tìm mua kem chống nắng có khả năng chống nước tốt. Thường trên bao bì có ghi “Water Resistant” hoặc “Water Proof”. Sau 2h, bạn hãy thoa lại kem chống nắng để đảm bảo da được bảo vệ tốt.
Khi đi bơi bạn cần chọn kem chống nắng có khả năng chống nước tốt.
Kem chống nắng khi trang điểm
Với những bạn hay makeup thì nên dùng kem chống nắng vật lý hoặc vật lý lai hóa học. Vì những loại này sẽ không bắt buộc bạn phải bôi lại sau 2-3h, giữ cho lớp trang điểm được bền hơn.
Vậy là thông qua bài viết này, bạn đã biết kem chống nắng tiếng anh là gì cũng như biết nên chọn loại kem chống nắng nào là phù hợp với mình nhất rồi phải không nào? Chúc các bạn luôn xinh và có l làn da trắng hồng mịn màng như ý nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Top 20 kem chống nắng tốt được nhiều người tin dùng hiện nay
- Giải đáp: Kem chống nắng vật lý lai hóa học là gì?
- Kem chống nắng vật lý nâng tone da có tốt không?
Từ khóa » Tiếng Anh Kem Chống Nắng
-
"Kem Chống Nắng" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Phép Tịnh Tiến Kem Chống Nắng Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
Kem Chống Nắng In English - Vietnamese-English Dictionary | Glosbe
-
KEM CHỐNG NẮNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
BÔI KEM CHỐNG NẮNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Kem Chống Nắng Tiếng Anh Là Gì - SGV
-
Kem Chống Nắng Trong Tiếng Anh Là Gì? - Hello Sức Khỏe
-
Kem Chống Nắng Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Kem Chống Nắng Trong Tiếng Tiếng Anh - Glosbe
-
Kem Chống Nắng Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Cách Gọi Kem Chống Nắng, Kính Râm Trong Tiếng Anh - VnExpress
-
Kem Chống Nắng Tiếng Anh Là Gì
-
'Thoa Kem Chống Nắng', Tiếng Anh Là Gì ạ? Câu Hỏi 679860