Kem Hăm Tã Bepanthen: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
Giữa vô vàn sản phẩm kem hăm tã dành cho bé, Bepanthen là một trong những cái tên nổi bật nhất. Với lịch sử lâu đời và hiệu quả đã được chứng minh qua thực tế sử dụng, kem hăm tã Bepanthen trở thành lựa chọn hàng đầu của các mẹ. Bài viết dưới đây tổng hợp thông tin thành phần, công dụng, cách dùng hiệu quả nhất của kem hăm tã Bepanthen dành cho các mẹ.
Mục lục
- I. Giới thiệu về kem hăm tã Bepanthen
- II. Thành phần của kem hăm tã Bepanthen
- III. Công dụng của kem hăm tã Bepanthen
- 1. Dưỡng ẩm cho da khô, nứt nẻ mùa đông
- 2. Các trường hợp hăm tã, chàm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- 3. Phục hồi các thương tổn ở làn da có dị ứng, kích ứng, mẩn ngứa, khô nứt hậu môn…
- 4. Phụ nữ rạn da sau sinh, đầu ti nứt do cho con bú
- IV. Cách sử dụng kem hăm tã Bepanthen
- V. Đánh giá ưu, nhược điểm và hiệu quả thực tế của kem hăm tã bepanthen
- 1. Ưu điểm
- 2. Nhược điểm
- 3. Hiệu quả thực tế
- VI. Giải pháp xử lý hăm tã khi bepanthen không hiệu quả
- 1. Dung dịch sát khuẩn
- 2. Kem bôi kháng sinh
- VII. Kết luận chung
I. Giới thiệu về kem hăm tã Bepanthen
- Bepanthen đến từ thương hiệu Đức Hoffmann-La Roche AG. Sản phẩm là kem bôi ngoài da có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da. Bepanthen có tác dụng trị lành vết thương da như bỏng da nước, chàm da, hăm tã, bỏng nắng, rạn da khi mang thai…
- Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đến từ thương hiệu nổi tiếng, tuổi đời dài, được hàng triệu khách hàng tin tưởng trên toàn thế giới. Kem bôi da an toàn, lành tính cả với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Bepanthen hiện đã bày bán trên cả EU, châu Mỹ, châu Á. Ở Việt Nam, sản phẩm có mặt tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc.
- Giá tham khảo: 58.000đ/tuýp 30g
II. Thành phần của kem hăm tã Bepanthen
Bepanthen có hoạt chất chính là Dexpanthenol 50mg. Dược chất khi bôi lên da sẽ chuyển về dạng acid pantothenic (Vitamin B5), là 1 coenzyme A có công dụng:
- Làm mềm da, tăng đàn hồi da, tăng cường quá trình phục hồi tái tạo da.
Vitamin B5 giúp chữa lành các vết thương ngoài da
- Cân bằng độ ẩm, tăng miễn dịch, củng cố hàng rào bảo vệ da.
- Da phục hồi từ từ, giảm viêm đỏ, giảm kích ứng, ngứa ngáy do hăm tã gây ra.
Ngoài Dexpanthenol, kem hăm tã chứa các tá dược giúp ổn định dược chất, giúp hoạt chất thấm sâu đồng đều đến các biểu mô da bề mặt nông da:
- Cetyl Alcohol
- Stearyl Alcohol
- Sáp ong trắng
- Mỡ cừu
- Parafin lỏng
- Parafin trắng
- Dầu hạnh đào
- Benzalkonium Chloride
- Nước tinh khiết
Bảng thành phần không chứa paraben, corticoid, hương liệu nên không gây độc hại, dị ứng cho người sử dụng. Mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, nhiều bé có cơ địa dị ứng đặc biệt cũng có thể bị kích ứng bởi các tá dược thông thường. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra phản ứng trên da của bé trước khi dùng để tránh tác dụng không mong muốn.
III. Công dụng của kem hăm tã Bepanthen
1. Dưỡng ẩm cho da khô, nứt nẻ mùa đông
Bepanthen dưỡng ẩm vùng da bị nứt nẻ
Bepanthen cung cấp độ ẩm cho da. Hàm lượng nước lớn trong kem giúp da luôn căng tràn,mịn màng. Thành phần kem lành tính, với Vitamin B5 hoạt chất giúp cân bằng độ ẩm tuyệt vời cho da. Trong tủ thuốc gia đình, mẹ nên mua một tuýp kem phòng cả khi đông đến da nứt nẻ.
2. Các trường hợp hăm tã, chàm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bepanthen xử lý hăm tã ở trẻ nhỏ
- Kem có tác dụng giảm sưng tấy, viêm đỏ do hăm, chàm, viêm da kích ứng ở em bé. Bepanthen giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể góp phần hạn chế các bội nhiễm vi khuẩn, virus, nấm trong hăm tã.
- Kem có thể sử dụng thay thế kem dưỡng ẩm trong trị hăm tã ở trẻ.
- Tác dụng thiên về chống hăm tã hơn là trị hăm tã.
3. Phục hồi các thương tổn ở làn da có dị ứng, kích ứng, mẩn ngứa, khô nứt hậu môn…
Vitamin B5 hỗ trợ làm lành tổn thương ngoài da. Các tổn thương do viêm đỏ, khô nứt đều có thể sử dụng Bepanthen.
4. Phụ nữ rạn da sau sinh, đầu ti nứt do cho con bú
Bepanthen xử lý rạn da sau sinh
- Kem Bepanthen hoàn toàn lành tính với trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú. Sản phẩm giúp phục hồi làn da chảy xệ, vết rạn da. Dexpanthenol củng cố hoạt động tân tạo cấu trúc da, cung cấp độ ẩm cần thiết, giảm thâm sạm. Bepanthen hấp thu sâu trong mô da cải thiện toàn diện sự rạn nứt da sau sinh đẻ.
- Rất nhiều chị em phụ nữ cho con bú gặp phải tình trạng đầu ti nứt, sưng đau, không cho con bú được. Mẹo giảm thiểu triệt để tình trạng trên mà không cần dùng thuốc là bôi Bepanthen vào đầu ti.
IV. Cách sử dụng kem hăm tã Bepanthen
Kem chống hăm tã Bepanthen không phải thuốc kê đơn nên mẹ có thể mua dễ dàng tại quầy thuốc. Đối với hăm tã của em bé, mẹ cần chú ý hướng dẫn sử dụng:
- Trước khi bôi lên vùng da hăm tã, mẹ hãy thử một lượng kem trên da tay bé để kiểm tra bé có kích ứng hay không trong lần đầu sử dụng. Đợi 30 phút đến 1 tiếng, nếu da bé không nổi mẩn đỏ, không kích ứng ngứa rát, mẹ mới sử dụng cho bé.
- Sau khi tắm hoặc lau rửa vùng da hăm tã sạch sẽ, mẹ lau khô da bằng khăn mặt.
- Lấy một lượng kem vừa đủ, mẹ thoa đều vùng da hăm tã, có thể thoa rộng ra cả vùng da xung quanh để ngăn cản hăm lan rộng thêm. Hai lần mỗi ngày, sáng tối để đạt hiệu quả trị tốt nhất.
Đối với phụ nữ cho con bú, kem Bepanthen bôi đầu ti mẹ cần chú ý: Trước khi cho con bú, mẹ cần rửa sạch, lau kỹ đầu ti rồi mới cho trẻ bú. Tránh lúc bú, trẻ nuốt phải kem bôi vào cùng sữa mẹ.
Mẹ cần lau kĩ Bepanthen ở đầu ti trước khi cho con bú
V. Đánh giá ưu, nhược điểm và hiệu quả thực tế của kem hăm tã bepanthen
1. Ưu điểm
- Bảng thành phần an toàn, lành tính với da bé.
- Kem có tuổi đời tồn tại dài, hiệu quả đã được kiểm chứng qua hàng triệu người dùng khắp thế giới.
- Không tìm được trường hợp đột biến, dị tật khi sử dụng kem.
- Chất kem mềm mịn, mùi dễ chịu, dễ sử dụng
- Tuýp kem nhỏ gọn, tiện dụng, dễ mang theo bất cứ nơi đâu.
- Tỷ lệ dầu nước vừa đủ, dược chất dễ thấm sâu vào da đồng thời không gây cặn, dễ bám lâu trôi.
- Giá thành hợp lý, vừa túi tiền (80.000 đồng tuýp 30g)
2. Nhược điểm
- Kem chứa lượng dầu nhiều dễ bít tắc lỗ chân lông, tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm hăm.
- Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm chỉ dừng ở mức trung bình. Kem có công dụng thiên về chống hăm nhiều hơn là trị hăm. Do đó mà khi vết hăm đã hình thành rồi thì sử dụng chỉ riêng sản phẩm sẽ không cho hiệu quả điều trị và gây bít tắc da và làm hăm nặng thêm.
- Bepanthen phải sử dụng một thời gian dài mới cho kết quả, tác dụng chậm hơn các loại kem chống hăm tã khác.
3. Hiệu quả thực tế
Bepanthen làm giảm ngứa ngáy, khó chịu ở trẻ
- Hăm tã gây ngứa rát, khó chịu cho bé, khiến trẻ quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Bôi kem cho em bé trước khi ngủ, trẻ sẽ không còn cảm giác ngứa nữa, đêm ngủ ít cọ quậy, quấy đêm.
- Vết hăm ban hồng, mẩn đỏ giảm thiểu sau vài ngày sử dụng kem.
- Trợt loét gây đau xót khi trẻ đi vệ sinh. Chất kem dày mịn làm lớp màng bảo vệ tránh phân, nước tiểu chảy qua giúp bé đỡ đau đớn.
- Kết hợp với dung dịch sát khuẩn, hiệu quả trị hăm tã nhanh hơn giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng gây loét rộng và hình thành sẹo.
VI. Giải pháp xử lý hăm tã khi bepanthen không hiệu quả
1. Dung dịch sát khuẩn
- Để xử lý hăm tã, đặc biệt là hăm tã nặng thì dùng chỉ Bepanthen là chưa đủ. Mẹ cần kết hợp dùng với dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn, nấm virus.
- Dung dịch sát khuẩn cần thiết để loại trừ các tác nhân bội nhiễm. Mỗi sản phẩm sát khuẩn hoạt động theo cơ chế khác nhau nhưng đều diệt khuẩn phổ rộng bao gồm nhiều loại khuẩn Gram dương lẫn âm và giết chết nhiều loại virus, nấm mốc khác. Dung dịch sát khuẩn thường dùng cho hăm tã ở em bé: Dizigone, Chlorhexidine…
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml
- Lau vết hăm bằng bông thấm dung dịch sát khuẩn, không cần rửa lại với nước, để khô tự nhiên. Mẹ sử dụng 3-4 lần mỗi ngày, trước khi thoa kem hăm tã 15 phút để tối ưu hiệu quả.
2. Kem bôi kháng sinh
- Nếu con có biểu hiện trợt loét nhiều, nặng mẹ có thể đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn về kem bôi kháng sinh. Các kháng sinh như Cephalosporin, Amoxicillin…có trong kem bôi giúp tiêu diệt các vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập khi da tổn thương.
- Kem bôi 2 lần mỗi ngày với lượng thoa da đồng đều vừa đủ dùng khoảng 5-7 ngày trong một lượt điều trị.
- Trước khi sử dụng, mẹ nhớ hỏi lại ý kiến từ bác sĩ để hạn chế tác dụng không mong muốn cho trẻ.
VII. Kết luận chung
Kem hăm tã Bepanthen có hiệu quả trong phòng và điều trị các trường hợp hăm nhẹ, ít có tác dụng với hăm nặng do khả năng kháng khuẩn, diệt nấm kém. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện hăm rõ, sưng viêm mẹ nên sử dụng thêm dung dịch sát khuẩn để trị hăm triệt để cho bé. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn, giải đáp các thắc mắc về kem chống hăm Bepanthen xin liên hệ số HOTLINE 19009482.
>>> Xem thêm: 12+ kem hăm tã an toàn và hiệu quả nhất
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp
Từ khóa » Cách Sử Dụng Bepanthen Balm
-
Thuốc Bepanthen (Dexpanthenol): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý
-
Thuốc Bôi Ngoài Da Bepanthen: Tác Dụng Và Cách Sử Dụng
-
Bepanthen® Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Kem Trị Hăm Tã Bepanthen Balm 5% 30g - Giá, Công Dụng & Cách ...
-
Kem Chống Hăm Bepanthen Balm Bayer 30g - Nhà Thuốc Long Châu
-
Kem Giảm Và Ngừa Hăm Tã Cho Bé Bepanthen Balm Tuýp 30g
-
Kem Bepanthen Balm Có Tác Dụng Gì? Liều Dùng Như Thế Nào?
-
Thuốc Bepanthen Balm 30g Chăm Sóc Và Bảo Vệ Làn Da Của Bạn
-
Thuốc Bepanthen Balm Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Mua ở đâu? Có Tác ...
-
Kem Chống Và Trị Hăm Bepanthen Balm 30gr - Sóc Baby Store
-
Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Kem Chống Hăm Bepanthen Dành Cho Trẻ
-
Bepanthen Đức: Công Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Giá Bao ...
-
Thuốc Bepanthen Trị Rôm Sảy, Viêm Da - Liều Lượng Và Chống Chỉ định
-
Bepanthen Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng