Kềm Nhổ Răng - Big Dental

Kềm nhổ răng1. Cấu tạo của kềmNói chung kềm được cấu tạo dựa vào tính thích hợp với hình dáng giảiphẩu, kích thước thân răng, chân răng và số lượng chân răng của từng nhómrăng hoặc từng răng một, nhằm mục đích sao cho bắt chặt được răng khi bópkềm. Kềm gồm 3 phần: cán kềm, cổ kềm và mỏ kềm. Đối với kềm ta cần phânbiệt:- Kềm nhổ răng hàm trên hay hàm dưới. Kềm nhổ răng hàm trên có cổ thẳng hayhình lưỡi lê, kềm nhổ răng hàm dưới có cổ vuông.- Kềm nhổ răng hay chân răng.* Đối với kềm nhổ răng cối lớn hàm trên, cần phân biệt bên phải và trái vì răngcối lớn trên chân phía ngoài có 2 chân nên đòi hỏi mỏ ngoài của kềm có mấu đểlen vào giữa 2 chân, giúp kềm bắt chặt vào răng. Do vậy kềm nhổ răng bên tráikhông thể dùng để nhổ răng bên phải.* Khi bóp cán kềm, kềm nhổ răng có mỏ hở, kềm nhổ chân răng mỏ khít vớinhau.Hình : Cấu tạo của kềm nhổ răng2. Bộ kềm nhổ răng2.1. Kềm nhổ răng vĩnh viễn- Kềm nhổ răng cửa hàm trên: cán, cổ, mỏ thẳng, mỏ không có mấu, dùng đểnhổ răng số 1, 2, 3

Hình: Kềm nhổ răng cửa hàm trên- Kềm nhổ răng cửa hàm dưới: cán, cổ, mỏ tạo góc vuông, mỏ không có mấu,thon nhỏ, dùng để nhổ răng 1, 2, 3.'

Hình : Kềm nhổ răng cửa hàm dưới- Kềm nhổ răng cối nhỏ trên: cổ thẳng, cán lượng hình chữ S, mỏ không có mấu,nhổ răng 4, 5.

Hình : Kềm nhổ răng cối nhỏ hàm trên- Kềm nhổ răng cối nhỏ dưới: giống kềm nhổ răng cửa dưới nhưng có mỏ lớnhơn.

Hình : Kềm nhổ răng cối nhỏ hàm dưới- Kềm nhổ răng cối lớn trên: Có 2 cái, phải và trái, kềm có hình chữ S, mỏ lớn,mỏ ngoài có mấu để kẹp giữa 2 chân ngoài, nhổ răng 6, 7 hoặc 8.

Hình : Kềm nhổ răng cối lớn hàm trên bên trái

Hình : Kềm nhổ răng cối lớn hàm trên bên phải- Kềm nhổ răng cối lớn dưới: cổ vuông, hình mỏ chim hoặc càng cua, hai mỏ to,đều có mấu, dùng cho cả bên phải và trái, nhổ răng 6,7 hoặc 8.

Hình : Kềm nhổ răng cối lớn hàm dưới- Kềm nhổ chân răng hàm trên: hình lưỡi lê, có nhiều cở mỏ khác nhau thích hợpvới kích thước của từng loại chân răng.

Hình : Kềm nhổ chân răng hàm trên- Kềm nhổ chân răng hàm dưới: Giống kềm nhổ răng cửa dưới nhưng có mỏnhọn hơn, mỏ bóp khít vào nhau.

- Kềm 151: hình càng cua, mỏ không mấu, là kềm đa năng có thể nhổ được cácrăng ở hàm dưới (trong điều kiện thiếu các kềm khác).

Hình : Kềm 151- Kềm 150: Có hình dạng giống kềm nhổ răng cối nhỏ hàm trên, có tác dụng đanăng như kềm 151 đối với hàm trên.- Kềm sừng bò (Cowhorn): có hình dạng giống sừng của con bò, gồm 2 loại trên(có 2 cái phải và trái) và dưới (1 cái), được dùng để nhổ những răng bị vỡ gầnhết thân răng, có thể dùng để chia đôi chân gần và chân xa (cho răng cối lớndưới), chân ngoài và chân trong (răng cối lớn trên).Hình : Kềm sừng bò hàm dưới1.2. Kềm nhổ răng sữaKềm nhổ răng sữa có hình dáng giống kềm nhổ răng vĩnh viễn, tuy nhiêncó kích thước nhỏ hơn. thường có 4 cây :- Kềm nhổ răng cửa và chân răng hàm trên.- Kềm nhổ răng cối sữa hàm trên.- Kềm nhổ răng cửa và chân răng hàm dưới.- Kềm nhổ răng cối sữa hàm dưới.

Hình : Kềm nhổ răng sữa hàm dưới

Hình : Kềm nhổ răng sữa hàm trên

*Cách cầm kìm:+ Cầm kìm gọn trong lòng bàn tay ở giữa cán kìm, không cầm quá gần hay quá xa mỏ kìm.+ Ngón tay đặt giữa hai cán kìm, đầu ngón cái duỗi đến gần cổ kìm.+ Các ngón tay còn lại ôm lấy cán kìm để mở rộng hay khép chặt kìm, không để bất cứ ngón taynào vào giữa hai cán kìm vì dễ kẹp trượt tay và không đánh giá chính xác được lực tác động lênrăng.+ Chỉ khép chặt cán kìm khi mỏ kìm đã ôm sát lấy răng.

Kềm nhổ răng kìm kìm nhổ răng

Từ khóa » Cây Kềm Nhổ Răng