Kem Tẩy Lông: Chớ Nên Lạm Dụng - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Với chi phí rẻ, dễ thao tác tại nhà, dễ tìm kiếm, kem tẩy lông đã và đang được ưa chuộng bởi hầu hết các chị em.
Chia sẻ về “người bạn thân” của mình, chị Vũ Thu Hà (Lạc Long Quân, Hà Nội) hớn hở: “Nhớ lại cách đây vài năm, khi kem tẩy lông chưa phổ biến như bây giờ, mỗi lần diệt “giặc lông” là đến khổ. Để có thể cắt sát chân lông, mình phải dùng kéo loại nhỏ, tỉa từng sợi một. Đến khi xong thì lưng còng, mắt hoa. Sau đó mình còn thuê đứa cháu con chị gái cắt lông chân hộ, mỗi sợi là 500 đồng. Rồi nhân lúc mình không để ý, nó còn nhặt cả lông chó cho vào để tính thêm tiền nữa chứ. Nghĩ lại nhiều lúc buồn cười chảy cả nước mắt. Khi kem tẩy lông xuất hiện, việc tẩy lông chân trở nên đơn giản hơn, và đứa cháu mình cũng bị thất nghiệp từ đó”.
Kem tẩy lông không phải thần dược
Theo khảo sát của Phóng viên, hiện nay, trên thị trường, kem tẩy lông thường được đóng thành từng tuýp nhỏ với dung lượng: 50ml, 100ml, 150ml… và được bày bán ở tất cả các cửa hàng thuốc tây. Tùy theo nguồn gốc xuất xứ, chúng sẽ có từng mệnh giá khác nhau.
Với sản phẩm có nguồn gốc trong nước, giá của một tuýp kem chỉ tầm 20.000-30.000 đồng. Với những loại được nhập khẩu, giá của nó dao động từ 100.000-500.000 đồng, thậm chí là cả triệu. Trung bình, một tuýp thuốc 50ml sẽ sử dụng được khoảng 2-3 lần tẩy lông vùng chân.
Dù đơn giản chỉ là sản phẩm giúp tẩy lông, tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất đều khẳng định, loại kem của mình còn có hàng loạt các tác dụng khác như: làm mềm da, thu nhỏ lỗ chân lông, làm nhạt màu lông, làm chậm quá trình mọc lông, an toàn cho da, kích thích tế bào mới phát triển làm sáng da… Chính những quảng cáo này khiến không ít chị em lầm tưởng, kem tẩy lông là một thần dược, là bảo bối mang lại vẻ đẹp cho đôi chân. Tuy nhiên, theo khẳng định của các chuyên gia y tế, kem tẩy lông thực sự không có những tác dụng này.
Kết quả của các phân tích y khoa cho thấy, thành phần của kem tẩy lông bao gồm: acid thioglycolic, acid mercaptopro-pionic, acid thiolactic... Các loại axit này có tác dụng phân hủy cấu tạo keratin của sợi lông, khiến sợi lông bị nhão ra, lỏng gốc và rụng một cách dễ dàng sau 5-10 phút. Bởi các hóa chất trên có khả năng gây dị ứng, thế nên, người dùng có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng như: nổi ban đỏ ngay tại chỗ, ngứa ngáy, khô da, bong da, hay viêm nang lông…
Với những người sử dụng kem thường xuyên, chân lông có thể bị kích thích, khiến lông ở chỗ thoa thuốc mọc rậm hơn, cứng hơn, đậm màu hơn. Trong trường hợp, bạn vô tình sử dụng thuốc trên vùng da bị các bệnh như chàm, viêm da, trầy xước xa… thuốc sẽ hấp thụ ngay vào máu, gây các tác dụng phụ toàn thân như ứ nước, rối loạn nhịp tim hay tụt huyết áp…
Kiem tẩy lông - đừng để tiền mất, tật mang
Mặc dù các nhà sản xuất đều khẳng định sản phẩm của mình là an toàn, thế nhưng, thực tế, Cơ quan quản lý y tế Mỹ đã đưa ra cảnh báo về việc người dùng có thể bị rối loạn nhịp tim, thậm chí là tai biến mạch máu não nếu quá lạm dụng kem tẩy lông. Nguyên nhân được giải thích là khi được dùng ở tần suất cao, hóa chất trong loại kem này sẽ thẩm thấu qua da, ngấm vào mạch máu làm mao mạch ở chân lông tổn thương, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trên.
Bên cạnh đó, việc sử dụng kem tẩy lông với liều lượng cao, số lần sử dụng liên tiếp nhau còn có thể gây ra ngộ độc máu. Thực tế, tính đến nay, thế giới đã từng ghi nhận 2 trường hợp bị nhiễm độc máu dẫn đến hôn mê và từ vong khi sử dụng vô tội vạ loại kem này.
Ngoài ra, đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, kem tẩy lông có thể ảnh hưởng trực tiếp đên sức khỏe của người mẹ cũng như em bé, thế nên, đây là những đối tượng được khuyến cáo không nên dùng sản phẩm.
Một số lưu ý khi dùng kem tẩy lông:
- Không bao giờ được để thuộc ngấm trên da lâu hơn thời gian quy định của nhà sản xuất nếu không muốn bị phỏng thuốc
- Để da không bị khô, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần tẩy lông
- Thử kem ở một vùng da nhỏ, sau 24h không có phản ứng xấu thì mới tiến hành bôi kem ở diện tích lớn hơn.
- Không dùng kem triệt lông ở những vùng da bị trầy xước, tấy đỏ hoặc cháy nắng.
- Không sử dụng kem cho vùng mặt.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sử dụng kem triệt lông là 48h.
Theo Theo SKGĐTừ khóa » Có Nên Dùng Kem Tẩy Lông Nách Ko
-
Có Nên Dùng Kem Tẩy Lông Không? 7 Hậu Quả ảnh Hưởng đến Da Rõ Rệt
-
Có Nên Dùng Kem Tẩy Lông Nách Không
-
Có Nên Dùng Kem Tẩy Lông Cho Nách Không? Kem Tẩy Lông Nào Tốt?
-
Có Nên Dùng Kem Tẩy Lông Không? Cách Sử Dụng Kem ... - BlogAnChoi
-
13 Tuổi Có Dùng Kem Tẩy Lông được Không? | Vinmec
-
Top 6 Kem Tẩy Lông Tốt Nhất Cho Nách, Chân, Tay, Vùng Kín
-
Top 11 Kem Tẩy Lông Nách An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Dành Cho Chị Em
-
Nhận Ra Hậu Quả Khi Dùng Kem Tẩy Lông Thì đã Quá Muộn
-
Kem Tẩy Lông Có Tốt Không & 5 Tác Dụng Phụ NÊN Cân Nhắc
-
Triệt Lông, Cạo Lông, Wax Lông Hay Tẩy Lông: Nên Chọn Phương Pháp ...
-
Kem Tẩy Lông: Những Tác Dụng Phụ Cần Lưu ý - Hello Bacsi
-
Cần Lưu Ý Những Gì Khi Sử Dụng Kem Tẩy Lông - Miraso
-
Cách Sử Dụng Kem Tẩy Lông đúng Cách An Toàn Và Không Gây đau Rát
-
Kem Tẩy Lông Có Mọc Lại Hay Không Và Những Hệ Quả Khi Dùng