Kẽm Uống Lúc Nào Là Phát Huy Tác Dụng Tốt Nhất? | Avisure Hical

Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng quan trọng và thiết yếu đối với sức khỏe của con người. Kẽm uống lúc nào giúp phát huy tác dụng tốt nhất cho từng đối tượng sử dụng? Những dấu hiệu nào cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm? Mời bạn đọc bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

  • Các dấu hiệu thiếu kẽm
  • Đối tượng cần sử dụng kẽm
  • Kẽm uống lúc nào là tốt nhất?

Các dấu hiệu thiếu kẽm

Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Hiện nay kẽm đã được tìm thấy trong hơn 200 enzym sinh học và là yếu tố vi lượng phổ biến thứ hai trong cơ thể sau sắt. Kẽm tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động của các cơ quan và các quá trình sinh hóa trong toàn bộ cơ thể. Vì thế khi thiếu kẽm sẽ dẫn tới rối loạn chức năng của nhiều bộ phận cơ quan. Các triệu chứng thường gặp khi thiếu kẽm bao gồm:

Thiếu kẽm dẫn đến chán ăn

Các enzym có trong nước bọt có chứa kẽm và nó cũng góp phần điều hòa hương vị tạo, giúp hệ thống cảm giác cảm nhận mùi vị tạo cảm giác ăn ngon. 

Dấu hiệu mệt mỏi, kém tỉnh táo do thiếu kẽm

Kẽm tham gia sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Thiếu hụt kẽm là một trong các nguyên nhân làm giảm số lượng các chất dẫn truyền thần kinh làm cho cơ thể kém nhạy bén, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung trong học tập…

Dấu hiệu thiếu kẽm khiến bà bầu mệt mỏi
Dấu hiệu thiếu kẽm khiến bà bầu mệt mỏi

Thiếu kẽm hay ốm vặt

Tác dụng của kẽm đối với cơ thể rất quan trọng. Kẽm là yếu tố quan trọng nhất đối với hệ thống miễn dịch, nó cần thiết cho sự hình thành của các kháng thể, tế bào bạch cầu, tuyến giáp và các hormon. Thiếu kẽm làm cho hệ miễn dịch suy yếu và dẫn đến làm lâu lành vết thương khi có tổn thương, tiêu chảy, tăng khả năng nhiễm trùng…

Rụng tóc, móng giòn dễ gãy

Kẽm có vai trò trong hình thành cấu trúc và bảo đảm chức năng của màng tế bào. Nó tham gia hình thành các mô liên kết trong tóc, móng, răng, da và xương. Khi thiếu kẽm, các liên kết protein bị gãy đứt dẫn đến tình trạng rụng tóc, tóc kém bóng mượt và xuất hiện những đốm trắng trên móng tay hay còn gọi là vạch Beau.

Răng kém sáng bóng, loét miệng

Kẽm là yếu tố vi lượng có trong enzym của tuyến nước bọt, ngoài ra nó còn có trong mảng bám và men răng. Thiếu kẽm gây ra sự thiếu thẩm mỹ khi răng không sáng bóng và dễ mẻ. Nó còn tác động gây ra tình trạng loét miệng và viêm nướu chân răng. Triệu chứng này dễ gặp ngay ở những người thiếu hụt kẽm do thực phẩm không bảo đảm dinh dưỡng.

Cơ thể phát triển chậm, xương yếu do thiếu kẽm

Như bạn đã biết, canxi là thành phần cơ bản trong cấu tạo của xương. Một cơ thể khỏe mạnh hấp thu tốt canxi sẽ giúp xương chắc khỏe và kẽm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Khi thiếu hụt kẽm dẫn tới việc hấp thu canxi của cơ thể cũng giảm xuống. Về lâu dài thiếu kẽm sẽ làm cho xương khớp trở nên yếu, giòn.

Mặt khác kẽm cũng tác động đến sự hoạt động của các hormon tăng trưởng nằm ở tuyến yên, thiếu hụt kẽm dẫn tới tình trạng chậm phát triển, cộng với việc thiếu kẽm làm giảm hấp thu canxi, hai yếu tố này cộng hợp sẽ có ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến với cơ thể nhất là trong giai đoạn dậy thì và trong giai đoạn hình thành phôi thai ở phụ nữ có thai.

Kẽm giúp tăng hấp thu canxi cho thai nhi
Kẽm giúp tăng hấp thu canxi cho thai nhi

Tổn thương mắt và các vấn đề trên da vì thiếu kẽm

Các hoạt động sinh lý bình thường của da đều cần có sự tham gia của kẽm. Kẽm tham gia hoạt động của các tuyến mồ hôi, kích hoạt nội tiết tố tại chỗ, tạo ra một loại protein liên kết với vitamin A giúp kiểm soát tình trạng viêm và tái tạo mô.

Kẽm cũng có vai trò quan trọng trong việc giải phóng vitamin A từ tế bào gan, cần thiết cho hoạt động của mắt và giúp mắt sáng khỏe. Các cơ quan có sự xuất hiện của kẽm như não, cơ, xương, thận, gan thì kẽm tập trung rất nhiều ở các bộ phận của mắt chỉ sau số lượng của kẽm ở tuyến tiền liệt. Thiếu hụt kẽm có thể gây ra các dấu hiệu trên mắt và các vấn đề trên da.

Đối tượng cần sử dụng kẽm

Trẻ sơ sinh và trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ có thai và cho con bú là những đối tượng có nhu cầu về kẽm tăng hơn bình thường. Những đối tượng này dễ gặp tình trạng thiếu hụt về kẽm hơn.

Trẻ sơ sinh và trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng có nhu cầu kẽm cao. Giai đoạn này trẻ đang phát triển hoàn toàn các chức năng các cơ quan của cơ thể. Vì thế nên trẻ nhỏ cũng rất dễ bị thiếu kẽm. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, kẽm được bổ sung qua sữa mẹ. Từ sau 6 tháng thì trẻ em được bổ sung thêm các thực phẩm khác như sữa bột, ngũ cốc để bổ sung kẽm đáp ứng với nhu cầu của trẻ nhỏ. Cho trẻ ăn những thức ăn nhân tạo có protein thực vật và chứa nhiều phylat có thể gây cản trở hấp thu kẽm từ sữa mẹ.

Thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 tuổi là giai đoạn phát triển hoàn thiện cả về mặt sinh lý và tâm lý. Nhu cầu kẽm đối tượng này tương đối cao. Sau độ tuổi này thanh thiếu niên cũng cần phải bổ sung kẽm. Vì lúc này lượng kẽm trong tế bào và mô đã cạn kiệt do tham gia tích cực vào các quá trình sinh hóa trong giai đoạn này.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Nhu cầu bổ sung kẽm nói riêng và các dưỡng chất khác như: canxi, sắt… tăng cao đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Đặc biệt cao nhất trong thời kì cho con bú. Kẽm giúp sản sinh tế bào từ giai đoạn bào thai cho đến sự phát triển sau này của trẻ.

Ba tháng đầu của thai kì là giai đoạn thai nhi hình thành, phát triển. Những hệ thống sinh lý và các cơ quan quan trọng như hệ thần kinh, hệ tim mạch… đang được hoàn thiện. Nếu thiếu kẽm trong giai đoạn đặc biệt này và cả quá trình mang thai sẽ làm giảm khả năng tổng hợp các enzym, hormon chuyển hóa protid, glucid, nucleotid. Hấp thu canxi của thai nhi cũng giảm dẫn đến thai nhi có thể bị dị dạng, suy dinh dưỡng…

+ Trẻ có nguy cơ sinh non. Những bà mẹ mang thai bị thiếu kẽm có khả năng sinh non cao gấp ba lần bình thường.

+ Trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển chiều cao do thiếu kẽm. Vì lượng kẽm giảm gây giảm tiết các hormon tăng trưởng của trẻ và giảm hấp thu canxi vào xương.

Bà bầu cần bổ sung kẽm để tránh nguy cơ sinh non
Bà bầu cần bổ sung kẽm để tránh nguy cơ sinh non

Kẽm có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của các tổ chức cơ quan trong cơ thể. Vì thế khi thiếu kẽm trong thời kì mang thai đặc biệt sẽ để lại những hậu quả sau:

+ Mẹ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn, hay ốm vặt do hệ thống miễn dịch suy giảm do thiếu kẽm.

+ Sảy thai tự nhiên do bong rau non.

+ Suy dinh dưỡng bào thai, dị dạng bẩm sinh, thai vô sọ, nứt đốt sống. 

Kẽm uống lúc nào là tốt nhất?

Do kẽm không được dự trữ trong cơ thể nên cần có một chế độ ăn uống phù hợp để cung cấp kẽm đầy đủ, hợp lý. Người trưởng thành khỏe mạnh không mắc các bệnh lý thì chỉ cần bổ sung qua thực phẩm hằng ngày. 

Các thực phẩm dinh dưỡng giàu kẽm như các loại hạt ngũ cốc; thịt; hải sản và động vật có vỏ. Điển hình như sò, hến, tôm, hàu..; các loại rau củ như đậu nành, đậu hà lan..; Các loại trái cây bơ, lựu, mâm xôi… ; Chocolate…

Người mắc các bệnh lý cần phải bổ sung kẽm dạng thuốc thì cần phải có thời điểm uống và hàm lượng hợp lý.

Uống kẽm lúc nào, bao nhiêu là đủ?
Uống kẽm lúc nào, bao nhiêu là đủ?

Thời điểm uống kẽm

Theo một số chuyên gia thì kẽm bị giảm hấp thu khi có mặt của thức ăn. Khi dùng chung với các khoáng chất vi lượng khác như sắt và canxi cũng giảm hấp thu. Kẽm nên được uống tốt nhất là vào buổi sáng trước bữa ăn 30p-1h hoặc sau bữa ăn 1-2h. Nếu có sử dụng các nguyên tố vi lượng khác thì phải giãn cách từ 2-4 tiếng.

Uống bao nhiêu kẽm là đủ?

Liều khuyến cáo bổ sung kẽm hằng ngày (US-RDA):

Trẻ em dưới 1 tuổi 5mg/ngày.

Trẻ em từ 1-4 tuổi 8mg/ngày.

Trên 4 tuổi và người lớn 15mg/ngày.

Có thai và cho con bú 15-25mg/ngày.

Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng quan trọng và thiết yếu đối với hoạt động sống của cơ thể. Kẽm uống lúc nào? Đối tượng cần sử dụng kẽm? Mong bài biết cung cấp được các thông tin giá trị cho bạn đọc trong việc kẽm uống lúc nào là khoa học và hợp lý.

Tìm hiểu: Vitamin k và kẽm có trong thực phẩm nào?

4.5 / 5 ( 23 votes )

Từ khóa » Thuốc Kẽm Uống Khi Nào