Kẽm Zinc Là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò Và Cách Bổ Sung Kẽm An Toàn

Kẽm zinc là một trong những vi chất không thể thiếu của cơ thể vì chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Thiếu hay thừa kẽm đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng sinh lý trong cơ thể. Vì thế, việc hiểu rõ vai trò, tác dụng của kẽm cũng như cách bổ sung kẽm thế nào cho khoa học luôn là mối quan tâm của nhiều người. Vậy, kẽm là gì? Zinc là thuốc gì? Kẽm zinc có tác dụng gì với cơ thể? Hãy cùng Nutrihome “vén màn bí mật” về kẽm zinc ngay trong bài viết sau.

Kẽm zinc là gì?

Kẽm (Zinc hay kẽm zinc) là một chất dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động như một thành phần của các enzym khác nhau trong việc duy trì tính toàn vẹn cấu trúc của protein và điều hòa biểu hiện gen. Cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ kẽm nhưng lại cần thiết cho gần 100 enzym để thực hiện các phản ứng hóa học quan trọng. (1)

Kẽm có thể được tìm thấy tại bất kỳ tế bào nào trên cơ thể. Kẽm giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chức năng trao đổi chất. Chúng hỗ trợ tăng cường độ nhạy của vị giác, khứu giác, giúp bạn ăn ngon miệng đồng thời cải thiện hoạt động trao đổi chất, tổng hợp protein, tiền trình chữa lành vết thương cũng như nâng cao sức đề kháng, giúp bạn khỏe mạnh toàn diện.

Cơ thể con người không thể tạo ra kẽm nên nó phải được lấy từ thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, các loại đậu,… và chủ yếu được lưu trữ trong cơ và xương.

kẽm zinc là gì

Kẽm zinc là một vi chất thiết yếu không thể thiếu với sức khỏe con người

Các dạng muối kẽm phổ biến

Hiện nay, các chế phẩm chức năng chứa kẽm như các loại thuốc kẽm, viên uống kẽm, siro kẽm,… có rất nhiều loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang không biết “kẽm zinc là thuốc gì?”.

Dưới đây là danh sách liệt kê một số loại hợp chất muối kẽm phổ biến có trong thuốc kẽm zinc:

  • Kẽm gluconate: Phổ biến nhất trong tất cả các loại kẽm. Được sử dụng trong các loại thuốc ngừa cảm lạnh, dưới dạng thuốc xịt mũi hoặc viên ngậm.
  • Kẽm acetate: Được sử dụng trong viên ngậm trị cảm lạnh, giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả cũng như tăng tốc độ phục hồi sức khỏe.
  • Kẽm sulfat: Được sử dụng trong thuốc nhằm ngăn ngừa/ làm giảm sự tổn thương nặng nề của mụn trứng cá. Hơn nữa, loại kẽm này cũng được sử dụng giúp phòng tránh cơ thể thiếu kẽm.
  • Kẽm citrate: So với kẽm gluconate, kẽm citrate khá dễ uống đồng thời cơ thể cũng hấp thụ tốt hơn.
  • Kẽm orotate: Được sử dụng liên kết với axit orotic để bổ sung kẽm cho cơ thể. Đây cũng là một trong những loại kẽm phổ biến trên thị trường.

Kẽm được hấp thụ ở dạng nào tốt nhất?

Có nhiều cách bổ sung kẽm cho cơ thể. Thông qua các thực phẩm tự nhiên như các loại hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa… hoặc các thuốc kẽm, viên kẽm, ống kẽm, thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm khác.

Trong đó, bổ sung kẽm từ các thực phẩm tự nhiên trong chế độ ăn hàng ngày được các chuyên gia khuyến khích bởi sự an toàn, hơn nữa cơ thể cũng rất dễ hấp thụ. Cơ thể có thể hấp thụ 20 – 40% lượng kẽm có trong thực phẩm. Kẽm từ thực phẩm động vật như thịt đỏ, cá và thịt gia cầm được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn kẽm từ thực phẩm thực vật (2). Kẽm sẽ được hấp thu tốt nhất khi dùng trong bữa ăn có chứa protein.

Kẽm được hấp thụ ở dạng nào tốt nhất?

Bổ sung kẽm zinc từ các nguồn thực phẩm tự nhiên luôn là ưu tiên hàng đầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị

Bởi vì cơ thể khó tự hấp thụ kẽm một cách hiệu quả, nên các nhà sản xuất thường ‘Chelated’ để tạo thành các muối kẽm hay là kẽm hữu cơ dễ hấp thụ hơn. Các dạng kẽm dễ hấp thu hơn là kẽm picolinate, kẽm citrate, kẽm axetat, kẽm glycerate và kẽm monomethionine. Việc bổ sung kẽm từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng cần được chỉ định và hướng dẫn bởi các chuyên gia y tế, cần tránh tuyệt đối việc tự ý sử dụng vì có thể gây ra nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe.

Kẽm có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Kẽm tham gia vào quá trình hoạt động của hơn 300 enzyme khác nhau trong cơ thể, hỗ trợ quá trình phân chia tế bào mới và tăng trưởng tế bào. Do đó, ngay từ khi bắt đầu mang thai, người mẹ được khuyến cáo nên bổ sung đầy đủ kẽm để giúp trẻ phát triển bình thường.

Bên cạnh đó, kẽm còn hỗ trợ cải thiện vết thương mau lành, cải thiện chức năng hệ miễn dịch, điều hòa độ nhạy của khứu giác, vị giác, giúp ăn ngon miệng… thậm chí kẽm còn giúp cải thiện luôn mật độ tinh trùng và các chức năng sinh sản khác ở nam giới..

Dưới đây là một số tác dụng của kẽm zinc đối với sức khỏe:

1. Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Cơ thể con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng cần đến kẽm để kích hoạt được các tế bào lympho T (tế bào T). Loại tế bào này tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể bằng hai cách:

  • Kiểm soát, điều chỉnh mọi phản ứng miễn dịch;
  • Diệt trừ các tế bào nhiễm bệnh hoặc tế bào ung thư.

Vì thế, thật dễ hiểu khi cơ thể thiếu kẽm thì hệ miễn dịch cũng suy yếu theo. Lúc này, người lớn hay trẻ em thiếu kẽm đều không có đủ sức đề kháng để chống chọi lại với các loại mầm bệnh.

2. Kẽm zinc giúp chữa lành vết thương nhanh chóng

Các chuyên gia cho biết, kẽm có tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng vì loại vi chất này gần như tham gia vào hầu hết quá trình chữa/ làm lành các tổn thương trên da như sửa chữa màng tế bào, tăng sinh tế bào, tăng cường chức năng miễn dịch…

Kẽm có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Kẽm zinc giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch, gia tăng sức mạnh cho “hàng phòng ngự” của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và làm tổn thương tế bào

3. Cải thiện sức khỏe não bộ

Cùng với vitamin B6, kẽm được xác định là khoáng chất rất cần thiết và quan trọng đối với não bộ vì nó giúp chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ hoạt động hiệu quả và tốt hơn. Do đó, nếu muốn chăm sóc/ cải thiện sức khỏe não bộ, bạn đừng quên bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể nhé.

4. Giúp xương khỏe mạnh

Một tác dụng khác của kẽm đối với sức khỏe con người nữa là nó đóng góp vào quá trình hình thành/ cấu tạo xương, giúp xương luôn chắc khỏe, đồng thời kẽm cũng giúp quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể diễn ra tốt hơn tránh bị lắng đọng.

5. Giúp tóc chắc khỏe

Một chế độ ăn uống giàu kẽm còn có tác dụng cải thiện tình trạng tóc gãy rụng, kích thích sự mọc tóc và giúp tóc thêm chắc khỏe. Do kẽm ức chế sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, kích thích các tế bào sản sinh collagen tự nhiên bảo vệ da đầu, nang tóc khỏi các tác động tiêu cực của những phân tử có hại, tia cực tím…

6. Kẽm zinc tốt cho mắt

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh kẽm có liên quan đến quá trình hình thành các sắc tố thị giác ở võng mạc, hơn nữa, bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể còn giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.

7. Giúp cơ bắp mạnh mẽ

Nếu bạn có hệ cơ bắp chắc khỏe, mạnh mẽ thì chắc chắn một điều rằng cơ thể bạn đã được cung cấp đầy đủ lượng kẽm cần thiết. Kẽm giúp phục hồi cơ bắp trong quá trình luyện tập thể dục thể thao.

8. Kẽm zinc giúp duy trì tính toàn vẹn và cấu trúc của da

Nếu trẻ có các vết thương hoặc vết loét mãn tính thì việc chuyển hóa kẽm sẽ giảm và nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp hơn. Do đó, kẽm thường được sử dụng trong các loại kem bôi da để điều trị chứng hăm tã, kích ứng da, duy trì tính toàn vẹn của da.

Ngoài ra, không thể không thể kể đến tác dụng của zinc với da mụn bởi đặc tính chống viêm. Sử dụng các loại thuốc có chứa kẽm trị mụn sẽ giúp da giảm viêm và ngừa các vết thâm, sẹo mụn.

tác dụng của kẽm

Viêm da khóe miệng có thể dễ dàng được điều trị với việc bôi các loại kem chứa kẽm oxide

9. Giúp cân bằng nội tiết tố

Ngoài các tác dụng trên, tác dụng của kẽm đối với phụ nữ còn giúp điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Cụ thể, đó là chức năng nội tiết tố của tuyến sinh dục, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp…giúp cơ thể cải thiện và tăng cường sức khỏe, thích nghi tốt với các thay đổi.

10. Kẽm hỗ trợ hệ sinh sản của nam giới

Nam giới bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp duy trì nồng độ testosteron (nội tiết tố nam) ổn định, nhờ đó giúp tăng chất và số lượng tinh trùng cũng như khả năng di động của chúng, giúp quá trình thụ tinh hiệu quả hơn.

11. Kẽm zinc giúp giảm viêm

Kẽm còn được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh viêm nhiễm ngoài da, hạn chế sự phát triển của vết thương nhờ đặc tính chống viêm, tăng sự tái tạo của bề mặt da…

12. Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến tuổi tác, các bệnh viêm nhiễm, bệnh mạn tính. Một số bệnh mãn tính đều trở nên trầm trọng hơn và có thể trở nên tồi tệ hơn khi thiếu kẽm.

Kẽm cần thiết cho quá trình chuyển hóa bình thường của đường và chất béo, cùng với các vai trò quan trọng khác. Do đó, cung cấp không đủ kẽm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi mạn tính ở trẻ em, đồng thời có liên quan đến các tiến trình sinh lý của bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch mạn tính ở người lớn.

Ngoài ra, kẽm cũng có liên quan đến nhiều bệnh chuyển hóa và mãn tính khác như ung thư (ung thư biểu mô tế bào nhỏ thực quản, miệng, ung thư vú) và các bệnh thoái hóa thần kinh.

13. Vai trò của kẽm trong điều trị tiêu chảy

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 1.7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do bệnh tiêu chảy. Thành phần kẽm zinc có mặt trong thuốc, có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả.

Các nghiên cứu về tác dụng của kẽm trong tiêu chảy ở trẻ em đều cho thấy việc sử dụng liệu trình thuốc chứa kẽm dạng dung dịch muối có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các đợt tiêu chảy trong tối đa ba tháng.

kẽm có tác dụng gì, điều trị tiêu chảy

Tác dụng của kẽm trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em rất hiệu quả

14. Kẽm zinc giúp điều trị cảm lạnh thông thường và các bệnh do ký sinh trùng

Viên ngậm kẽm hoặc siro kẽm đã được chứng minh là có công dụng giúp rút ngắn thời gian kéo dài của các triệu chứng cảm lạnh thông thường từ 12 – 48% khi được uống với liều lớn hơn 75mg kẽm / ngày.

Bên cạnh đó, các báo cáo khoa học cũng đã chỉ ra có bằng chứng rõ ràng cho thấy mối liên hệ giữa tình trạng thiếu kẽm và một số bệnh truyền nhiễm như sốt rét, HIV, lao, sởi và viêm phổi.

Vì thế, bổ sung kẽm không những giúp bạn chữa lành các dấu hiệu viêm nhiễm thông thường do vi khuẩn, virus mà còn do các loại ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm khác.

15. Tác dụng của kẽm đối với trí nhớ

Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Toronto cho rằng kẽm có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cách thức giao tiếp giữa các nơron thần kinh với nhau. Vì thế, kẽm ảnh hưởng đến quá trình hình thành ký ức, lưu trữ trí nhớ và khả năng học tập của não bộ.

Thiếu kẽm có thể khiến bạn mất tỉnh táo và gặp các vấn đề về trí nhớ. Rối loạn cân bằng kẽm được chứng minh là có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer) ở người trưởng thành,

16. Một số vai trò của kẽm trong điều trị các bệnh lý khác

Ngoài những tác dụng nêu trên, kẽm còn được biết đến là vi chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình hỗ trợ điều trị một số các triệu chứng bệnh lý khác như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), mụn trứng cá, hăm tã, phòng ngừa và điều trị viêm phổi, ù tai, kén ăn, biếng ăn, điều trị bệnh viêm họng, viêm mắt, viêm da,….

Nhu cầu và biểu hiện cần bổ sung kẽm zinc của cơ thể

Việc bổ sung kẽm zinc đặc biệt quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là trẻ em. Bởi ngay cả thiếu kẽm nhẹ cũng có thể hạn chế sự tăng trưởng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp. Theo đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu sau chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu kẽm:

  • Đối với người lớn: Thiếu kẽm mang đến các triệu chứng như tóc rụng nhiều, móng tay yếu giòn, dễ gãy, răng kém sáng bóng, loét da khóe miệng, còi xương…Ngoài ra, da dễ nổi mụn do viêm da cơ địa, viêm da tuyến bã hoặc gặp một số vấn đề khác về da toàn thân dễ bị kích ứng, dị ứng do suy yếu hệ miễn dịch.
  • Đối với trẻ em: Thiếu kẽm khiến trẻ biếng ăn, kén ăn, ói mửa không rõ nguyên nhân, vị giác bị suy yếu, ăn không ngon miệng, khó ngủ, mất ngủ, hay chuột rút và thức tỉnh giữa đêm, trẻ chậm phát triển thể chất, não kém tập trung, trí lực suy giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp…Bên cạnh đó, trẻ cũng thường xuyên gặp tình trạng da bị tổn thương, vết thương chậm lành, viêm lưỡi, rụng lông, rụng tóc.
biểu hiện cần bổ sung kẽm zinc của cơ thể

Rụng tóc là một trong những biểu hiện của cơ thể bị thiếu kẽm zinc

Trên đây mới chỉ là những dấu hiệu lâm sàng, có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua quan sát cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên để được khẳng định chắc chắn là cơ thể đang thiếu kẽm, bạn nên đi xét nghiệm định lượng hàm lượng kẽm trong máu bằng cách thực hiện các thủ tục định lượng vi chất.

Tốt nhất, để biết chính xác tình trạng và mức độ thiếu kẽm, bạn hãy sử dụng dịch vị Xét nghiệm vi chất tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome. Với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành cùng dàn máy móc xét nghiệm vi chất hiện đại được nhập khẩu từ Anh, Đức, Mỹ,…Nutrihome có thể giúp bạn kiểm tra, đánh giá mức độ thiếu hụt kẽm chính xác đến hàng nanogram trên mỗi ml (mililit) máu.

Dựa trên kết quả đo đạc, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ bổ sung kẽm cho bạn một cách hiệu quả và an toàn nhất. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn xây dựng thực đơn khoa học gồm đa dạng các thực phẩm giàu kẽm zinc dựa trên sở thích và thói quen của chính bạn. 

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Việc thiếu hay thừa kẽm đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, các chức năng sinh lý của cơ thể. Thiếu kẽm trong thời gian dài có thể dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường như:

  • Rối loạn thần kinh, dễ cáu gắt, rối loạn tập tính;
  • Chậm lớn, chậm dậy thì, rụng tóc, tiêu chảy, tổn thương da, loét da, viêm da;
  • Ăn kém ngon miệng và dễ tổn thương mắt.

Tác dụng phụ của kẽm zinc do dư thừa

Ngược lại, nếu cơ thể dư thừa kẽm trong thời gian dài mà không được phát hiện và có biện pháp xử trí kịp thời, sẽ xuất hiện những biểu hiện như dễ mắc ói (buồn nôn), nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, ăn gì cũng cảm thấy đắng miệng, đau vùng thượng vị, thờ ơ và mệt mỏi.

Tác dụng phụ của kẽm zinc do dư thừa

Việc bổ sung thiếu hay thừa kẽm đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có thể khiến trẻ biếng ăn.

Hướng dẫn bổ sung kẽm zinc hợp lý

Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, mỗi người cần bổ sung một lượng kẽm cần thiết mỗi ngày tương ứng với các độ tuổi như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mg kẽm / ngày (không áp dụng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn).
  • Trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi: 5mg kẽm / ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg kẽm / ngày.
  • Trẻ 9 – 13 tuổi: 8mg kẽm / ngày.
  • Nam trên 14 tuổi: 11mg kẽm / ngày.
  • Nữ 14 – 18 tuổi: 9mg kẽm / ngày.
  • Phụ nữ trên 18 tuổi: 10mg kẽm / ngày.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 11 – 12mg kẽm / ngày.

Trường hợp cần bổ sung kẽm bằng thuốc, cần lưu ý các vấn đề sau để cơ thể hấp thụ kẽm tốt nhất và không ảnh hưởng sức khỏe:

  • Không uống kẽm khi bụng đói (có thể gây rối loạn tiêu hóa);
  • Uống kẽm trước khi ăn ít nhất 1 giờ và sau ăn ít nhất 2 giờ. Với người bị đau bao tử (dạ dày) nên uống kẽm trong bữa ăn.

Kẽm có trong thực phẩm nào?

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu kẽm zinc bạn có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung kẽm cho cơ thể hoặc phòng tránh thiếu kẽm cho gia đình.

1. Thịt đỏ

Thịt là một nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Kẽm có thể được tìm thấy với lượng lớn trong hầu hết các loại thịt đỏ khác nhau, bao gồm thịt cừu, thịt bò và thịt lợn (thịt heo).

Theo phân tích thành phần, một khẩu phần thịt bò sống 100g thường chứa chứa khoảng 4.1 mg kẽm, chiếm khoảng 36% giá trị kẽm khuyến nghị hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần nên chú ý chỉ nên ăn thịt đỏ ở mức vừa phải bởi ăn thịt đó quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và một số bệnh ung thư khác.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn nặng X (kg) thì không nên ăn quá 0.8*X (g) thịt đỏ mỗi ngày. Theo đó, giả sử bạn nặng 75 (kg) thì không nên ăn quá 60g thịt đỏ mỗi ngày.

Kẽm có trong thực phẩm nào? kẽm

Kẽm zinc là một nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với cơ thể, có nhiều trong các thực phẩm tự nhiên

2. Các loài động vật có vỏ

Động vật có vỏ là một nguồn kẽm tự nhiên lành mạnh và chứa ít calo. Ví dụ, hàu chứa lượng kẽm tương đối cao. Khẩu phần ăn với 6 con hàu trung bình cung cấp khoảng 32mg kẽm zinc, tương đương 291% giá trị hàng ngày. Các loại động vật có vỏ khác như trai, sò, ngao… chứa ít kẽm hơn hàu nhưng vẫn là một nguồn kẽm tự nhiên tốt.

Kẽm có trong thực phẩm nào, hàu

3. Các loại đậu

Một số đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu lăng, đậu gà… đều chứa một lượng kẽm đáng kể. Một lạng (100g) đậu nành có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 34% giá trị kẽm khuyến nghị hàng ngày.

Tuy nhiên, các cây họ đậu cũng thường chứa chất phytates – một chất thường ức chế sự hấp thụ kẽm của cơ thể. Do đó, bổ sung kẽm có nguồn gốc từ thực vật sẽ không đạt hiệu quả hấp thụ cao như kẽm có trong các loại thịt động vật.

Kẽm có trong thực phẩm nào, các loại đậu

4. Các loại hạt

Các loại hạt là một nguồn bổ sung kẽm vô cùng lành mạnh cho chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một số loại hạt như hạt bí xanh, hạt bí ngô, hạt thông, hạt điều, hạt hướng dương, quả hồ đào, hạt chia, hạt lanh, hạt hạnh nhân, hạt vừng,…là nguồn thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể ưu tiên đưa vào khẩu phần của mình.

Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và các khoáng chất khác, khiến chúng trở thành một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.

Kẽm có trong thực phẩm nào, các loại hạt

6. Sữa và các thực phẩm từ sữa

Sữa và các thực phẩm từ sữa như phô mai, yaourt có thể cung cấp cho cơ thể bạn rất nhiều kẽm. Trung bình trong 200ml sữa bò tươi có chứa 0.8 – 1 mg kẽm (chiếm 20% tổng giá trị kẽm khuyến nghị mỗi ngày theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia).

Bên cạnh kẽm, sữa còn là nguồn cung cấp hơn 13 vitamin và 14 khoáng chất thiết yếu khác như canxi, magiê, sắt vitamin A, C, E, D giúp cơ thể phát triển toàn diện cùng với hệ miễn dịch khỏe mạnh.

thực phẩm giàu kẽm zinc, Sữa và các thực phẩm từ sữa

Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung dồi dào kẽm zinc cho cơ thể hàng ngày

7. Trứng

Trứng chứa một lượng kẽm vừa đủ giúp đáp ứng nhu cầu bổ sung kẽm zinc hàng ngày cho cơ thể. Trung bình trong một quả trứng lớn (80g) chứa 0.53mg kẽm, chiếm khoảng 5% giá trị kẽm khuyến nghị hàng ngày.

Bên cạnh đó, kẽm còn chứa nhiều chất béo tốt như Omega 3, 6, 9 và Choline giúp duy trì và phát triển tế bào não khỏe mạnh; cũng như chứa nhiều vitamin nhóm B và selen – đây là nhóm vitamin và khoáng chất mà hầu hết chúng ta đều dễ thiếu hụt trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Kẽm có trong thực phẩm nào, trứng

8. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp kẽm cho người ăn chay tuyệt vời. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch, gạo lứt, hạt quinoa cũng chứa một lượng kẽm rất cao.

Một chén yến mạch 250g có thể cung cấp tới 2.95 mg kẽm (chiếm khoảng 73% giá trị kẽm khuyến nghị hàng ngày) cho một khẩu phần. Trong khi đó, cùng một lượng 250g gạo lức nấu chín có thể cung cấp tới 1.38 mg kẽm (chiếm khoảng 34% giá trị kẽm khuyến nghị hàng ngày).

Kẽm có trong thực phẩm nào, ngũ cốc nguyên hạt

9. Một số loại rau

Nhìn chung, các loại trái cây và rau củ quả thường chứa ít kẽm hơn các loại thịt, hạt và đậu.. Tuy nhiên, vẫn có một số loại rau chứa lượng kẽm hợp lý như nấm đông cô, khoai tây, rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoăn,…rất giàu kẽm mà bạn nên cân nhắc đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Ví dụ, một củ khoai tây lớn (250g) có chứa khoảng 1.07 mg kẽm (chiếm khoảng 25% giá trị kẽm khuyến nghị hàng ngày). Trong khi đó, 200g nấm đông cô sẽ cung cấp 2 mg kẽm (chiếm gần 50% giá trị kẽm khuyến nghị hàng ngày).

Kẽm có trong thực phẩm nào, nấm đông cô

10. Sôcôla đen

Có thể điều này sẽ khiến bạn ngạc nhiên, nhưng sự thật là sôcôla đen là một thực phẩm giàu kẽm. Một thanh sôcôla đen 100gr với 70%, 85% cacao chứa 3,3mg kẽm.

Tuy nhiên, 100gr socola đen có khoảng 600 calo. Do đó, ăn socola rất dễ gây tăng cân. Bạn chỉ nên cân nhắc dùng sô cô la đen để bổ sung kẽm như một phải pháp ăn nhẹ thay thế chứ không nên dùng làm bữa chính vì sôcôla còn dễ gây ra các vấn đề về mất ngủ do chứa nhiều caffeine.

Kẽm có trong thực phẩm nào, socola đen

Kẽm zinc tương tác với thuốc nào?

Cần lưu ý, khi bổ sung kẽm cho cơ thể cùng với các loại thuốc hoặc vitamin hãy ghi nhớ một số loại sau đây để tránh giảm/ tăng khả năng hấp thu hoặc gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Dùng chung kẽm với các loại kháng sinh ciprofloxacin, tetracyclin sẽ giảm hấp thu
  • Kết hợp uống kẽm với vitamin C sẽ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh
  • Không uống kẽm chung với canxi, sắt… vì chúng có thể làm giảm hấp thu. Tốt nhất nên uống sau 2 – 3 tiếng.

Trong trường hợp bạn…quên hoặc không nhớ các loại thuốc mình đang dùng có thể gây tương tác với kẽm zinc hay không, hãy hỏi ý kiến chuyên gia trước khi uống để đảm bảo an toàn.

Trên đây là tất cả những thông tin về kẽm zinc mà bạn cần quan tâm. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết rõ kẽm có tác dụng gì, zinc là thuốc gì cũng như những tác dụng của kẽm zinc đối với cơ thể. Muốn biết chính xác bản thân đang thừa hay thiếu kẽm, liều lượng kẽm zinc cần bổ sung, bạn hãy đến ngay Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome để được xét nghiệm nồng độ vi chất kẽm trong máu. Từ đó, bạn sẽ biết chính xác hàm lượng kẽm zinc bổ sung mà cơ thể thực sự cần. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

4.2/5 - (6 bình chọn)

Từ khóa » Sử Dụng Zinc Như Thế Nào