Keo Dán Kính Là Gì? TOP 10 Keo Dán Kính được ưa Chuộng Nhất Hiện ...

Keo dán kính loại nào tốt? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu? – Tư vấn chọn mua keo dán kính chất lượng làm liền vết nứt, vỡ kính nhanh ✅ Siêu dính ✅ Chịu lực ✅ Trong suốt ✅ Đảm bảo tính thẩm mỹ.

Nội dung bài viết

  • Keo dán kính là gì?
  • Câu hỏi thường gặp
    • Keo dán kính gồm những loại nào?
    • Keo dán kính có những thương hiệu nào?
    • Keo dán kính mua ở đâu?
    • Keo dán kính giá bao nhiêu?
    • Keo dán kính có độc hại không?
    • Nên dùng gì để dán kính với kim loại?
  • Tiêu chí vàng để chọn mua keo dán kính chất lượng, phù hợp
  • Top 10 keo dán kính được ưa chuộng nhất hiện nay
  • Hướng dẫn nhanh
    • Cách dán kính

Keo dán kính là gì?

Keo dán kính là loại keo chuyên được sử dụng để dán kín, liên kết, tạo sự bền chặt cho những tấm kính, và thường được sử dụng phổ biến trong thi công, lắp đặt kính cường lực, vách tắm kính, kính ốp bếp,…

Câu hỏi thường gặp

Keo dán kính gồm những loại nào?

Trên thị trường có rất nhiều loại keo dán kính như:

Keo dán kính có tính axit: keo để lại mùi hôi lâu sau khi sử dụng, được sử dụng ở những nơi cần lực dán lớn, ngoại thất bên ngoài, bảng hiệu quảng cáo, dán chống thấm,…

Keo dán kính trung tính: ít mùi, không chứa axit gây hại, độ bám dính tốt, ứng dụng dán hồ cá, vật dụng nội thất, hoặc rộng rãi trong trang trí nhà vì nó có tính không bị ăn mòn, tránh mùi hôi trong phòng kín.

Keo dán kính có những thương hiệu nào?

Keo dán kính đang được bán trên thị trường có khá nhiều nguồn gốc xuất xứ như từ Nhật, Mỹ, Thái Lan, Việt Nam,..

Các thương hiệu nổi tiếng như: TopBond, Silicone Dow Corning, UV, X’traseal, Hichem, Apollo Silicone,…

Keo dán kính mua ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm mua keo dán kính trực tiếp tại nhiều nơi như ở cửa hàng bán đồ gia dụng, những cửa hàng kinh doanh đồ dùng làm quà tặng, trang trí, cửa hàng vật liệu xây dụng,… Bên cạnh đó cũng có thể mua keo dán kính online trên các trang: MuaBanNhanh.com, Shopee, SenDo, Lazada,…

Keo dán kính giá bao nhiêu?

Keo dán kính giá bao nhiêu? hiện trên thị trường có đa dạng các loại keo dán kính với đa dạng giá bán từ loại keo dán vải giá rẻ chỉ từ 7000 VNĐ đến các loại keo có giá lên đến 250.000 VNĐ. Bạn có thể tham khảo qua giá các loại keo dán kính:

  • Keo dán kính Hichem 6003: 37.000 VNĐ
  • Keo dán TopBond: 40.000 VNĐ
  • Keo dán kính Apollo Silicone Sealant A200: 42.000 VNĐ
  • Keo dán kính hồ cá, bể cá X’traseal SA 106: 42.000 VNĐ
  • Keo dán kính Silicone trung tính KG BOND: 45.000 VNĐ
  • Keo dán kính UV 3538: 50.000 VNĐ
  • Keo dán kính Apollo Silicone Sealant A300: 50.000 VNĐ
  • Keo dán kính Silicone Dow Corning 688: 130.000 VNĐ
  • Keo dán kính 3M Marine Adhesive Sealant Fast Cure 4000 UV: 190.000 VNĐ
  • Keo UV dán kính Boncol 101: 289.000 VNĐ

Keo dán kính có độc hại không?

Keo dán kính có độc hại không? Tùy vào những tính chất khác nhau, thành phần cấu tạo hóa học khác nhau, mà các loại keo dán kính có thể không độc hại, độc hại ít, hoặc rất độc hại cho người sử dụng. Như loại keo dán kính trung tín không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, nhưng keo acid lại có ảnh hưởng đến người dùng do đó thường hay được dùng ở ngoại thất.Vì vậy khi lựa chọn keo dán kính bạn nên lựa chọn những thương hiệu an toàn đã được kiểm định để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.

Nên dùng gì để dán kính với kim loại?

Sử dụng keo silicone (sealant)

Ưu điểm của loại keo này là khả năng đàn hồi, chống chịu điều kiện khắc nghiệt tốt. Do đó với những tấm kính gắn vào khung kim loại đặt ngoài môi trường khắc nghiệt thì sealant là sự lựa chọn khá tốt. Tuy nhiên loại keo này ít được sử dụng vì thời gian khô lâu đến 24h, do đó chuyển công đoạn lâu, phí doanh nghiệp tăng, nhân lực nhiều, tính thẩm mỹ thấp.

Sử dụng keo 2 thành phần 3M (keo epoxy)

Đây là loại keo kết dính kính với kim loại tốt nhất. Tuy nhiên lại hiếm có người sử dụng keo 2 thành phần 3M để dán kính trừ những ứng dụng phức tạp vì giá thành cao, và do bản chất vật liệu kính, kim loại sử dụng trong ứng dụng không yêu cầu chịu lực quá lớn nên sử dụng keo này không cần thiết.

Băng keo cường lực VHB 3M

Băng keo cường lực VHB 3M dán kính vào khung kim loại thay thế ốc vít trong ứng dụng kính mặt dựng tòa nhà cũng hơn 30 tuổi nhưng chất lượng vẫn rất tốt. Và theo thử nghiệm thì băng keo cường lực 3M hiện đại có tuổi thọ hơn 50 năm. Loại keo dính này có nhiều ưu điểm như: thời gian thi công nhanh, chi phí nhân công thấp, tính thẩm mỹ cao, chịu nhiệt đến 150 độ, bền hơn 50 năm. Tuy nhiên loại băng keo này là chịu lực để kết dính, do đó nếu ứng dụng của bạn không tạo lực cho băng keo VHB thì bạn nên tham khảo ý kiến nhân viên kỹ thuật trước khi dùng.

Tiêu chí vàng để chọn mua keo dán kính chất lượng, phù hợp

Chọn loại keo phù hợp với mục đích sử dụng

  • Khi chọn keo dán kính bạn nên lựa chọn loại keo chuyên dùng để dán kính, vì nếu không chúng sẽ rất dễ bung ra sau khi rửa.
  • Keo silicon trong suốt và dính chắc khi khô nhưng có thể độc hại với người sử dụng. Nhưng loại keo này lại phù hợp để dán hồ cá.
  • Nhựa acrylic được tiếp xúc với ánh nắng hoặc chiếu tia cực tím là sự lựa chọn hoàn hảo để ghép các mảnh kính trong suốt chặt với nhau. Tuy nhiên các loại kính đục, kính màu có thể ngăn tia cực tím làm giảm liên kết.
  • Nếu bạn cần dán kính tiếp xúc với nước thì nên chọn loại keo không thấm nước và hầu hết thì keo silicon và một số loại nhựa UV đều không thấm nước.
  • Nếu bạn chọn keo để sửa các vật dụng tiếp xúc với thức ăn đồ uống thì nên kiểm tra xem loại keo đó có độc hại không, vì có một số loại keo khi khô sẽ bị có độc.

Chứng chỉ chất lượng an toàn

Nên chọn mua loại keo đạy chất lượng, được kiểm tra nghiêm ngặt của cơ quan chức năng, đảm bảo an toàn khi sử dụng, chất lượng đúng như quảng cáo.

Thương hiệu keo

Nên chọn mua những thương hiệu keo dán kính lâu năm và được nhiều người đánh giá tốt.

Chú ý đến các thông số kỹ thuật

  • Độ bám dính của keo
  • Độ dày mối dán
  • Trọng lượng riêng
  • Bao bì đóng gói

Top 10 keo dán kính được ưa chuộng nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại keo dán kính, do đó bạn khó có thể chọn mua được loại keo chất lượng. Dưới đây là top 10 dòng keo dán kính tốt bạn có thể tham khảo qua trước khi mua nhé!

DÒNG KEOMÔ TẢGIÁ BÁNHÌNH ẢNH
Keo dán kính UV 3538➤ Keo khô trong suốt đảm bảo thẩm mỹ, độ bám dính cao, yêu cầu kỹ thuật➤ Có mùi hăng nhẹ không chứa bọt khí khi khô cứng, độ bền cao, ít co ngót, không bị rạn nứt bởi tác động của nhiệt50.000 VNĐKeo dán kính UV 3538
Keo dán kính Apollo Silicone Sealant A200➤ Chất trám trét dạng axit một thành phần có độ đàn hồi cao, thích hợp cho các bể cá bằng kính➤ Chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, không bị mất màu, rạn nứt khi sử dụng ngoài trời, độ ẩm Ozone và tia cực tím42.000 VNĐKeo dán kính Apollo Silicone Sealant A200
Keo dán kính Apollo Silicone Sealant A300➤ Là chất trám trét gốc silicone cao cấp, đàn hồi cao, bền bỉ, chịu được nhiệt độ khắc nghiệt➤ Dùng lấp đầy kẽ hở công trình, gắn kết các vết nứt, mối ghép kính, nhôm, gạch đá50.000 VNĐKeo dán kính Apollo Silicone Sealant A300
Keo dán kính 3M Marine Adhesive Sealant Fast Cure 4000 UV➤ Giải pháp kết dính, trám trét, bịt kín, khi đông cứng có độ đàn hồi rất tốt➤ Chịu được nhiệt độ và độ ẩm cao, có độ kết dính cao190.000 VNĐKeo dán kính 3M Marine Adhesive Sealant Fast Cure 4000 UV
Keo dán kính Hichem 6003➤ Là chất trám trét dạng axit cao cấp một thành phần, có khả năng bám dính cao, nhanh khô, khả năng bịt kín tốt➤ Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, tia cực tím, chống thấm tốt, kháng Ozon, chịu được nhiệt độ cao, thấp, chống nấm mốc37.000 VNĐKeo dán kính Hichem 6003
Keo dán kính hồ cá, bể cá X’traseal SA 106➤ Loại silicone 1 thành phần, đáp ứng độ kết dính tốt, chịu đựng thời tiết➤ Có độ đàn hồi tốt, được kết dính và sử dụng cho bít kín/chống thấm.42.000 VNĐKeo dán kính hồ cá, bể cá X'traseal SA 106
Keo dán kính Silicone trung tính KG BOND➤ Là loại keo Silicone trung tính đa dụng, sử dụng trám trét làm kín và dán kính cho ngành nhôm kính.➤ Khả năng chịu lực cao nên thích hợp với kết cấu chịu lực, độ bám dính tốt45.000 VNĐKeo dán kính Silicone trung tính KG BOND
Keo UV dán kính Boncol 101➤ Là loại keo UV trong suốt, cho vết dán chắc chắn và đẹp➤ Keo hơi sệt nên không loang chảy nhiều, dễ dàng kiểm soát khi thao tác289.000 VNĐKeo UV dán kính Boncol 101
Keo dán kính Silicone Dow Corning 688➤ Là loại chất trám trét, kết dính gốc Silicone lưu hóa trung tính một thành phần, ứng dụng bít trét công trình kính➤ Bám dính tốt với hầu hết các loại vật liệu xây, chống chịu thời tiết tốt130.000 VNĐKeo dán kính Silicone Dow Corning 688
Keo dán TopBond➤ Liên kết nhanh và bền chắc, không bị lún sụt, chịu lực cao, sơn phủ được➤ Kết dính được 2 vật liệu không bằng phẳng, mối nối linh hoạt, sử dụng được ở điều kiện nhiệt độ thấp.40.000 VNĐKeo dán TopBond
Top 10 keo dán kính được ưa chuộng nhất hiện nay

Hy vọng với những chia sẽ trên bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình loại keo dán phù hợp nhất!

Hướng dẫn nhanh

Cách dán kính

Dán kính nối kính

Sau khi lựa chọn được loại keo phù hợp bạn sẽ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Rửa sạch 2 tấm kính rồi lau khô bằng khăn sạch. Các tấm kính sẽ dính chặt hơn khi khi sạch, khô và không có dầu. Hãy đeo găng tay cao su trước khi thực hiện để ngăn dầu từ tay bám vào kính và bảo vệ tay khỏi chất độc và keo thừa.

Bước 1: Rửa sạch 2 tấm kính rồi lau khô bằng khăn sạch

Bước 2: Phết keo dọc theo cạnh của tấm kính cần dán. Chỉ lấy lượng nhỏ vừa đủ là được.

Bước 2: Phết keo dọc theo cạnh của tấm kính cần dán

Bước 3: Ép hai miếng kính cần dán lại với nhau, đảm bảo khớp và để yên ít nhất trong vòng 1 phút.

Bước 3: Ép hai miếng kính cần dán lại với nhau

Bước 4: Để keo khô. Tùy vào loại keo sẽ có thời gian khô khác nhau từ vài phút đến 24h. Với tấm kính lớn khi ghép lại cần dùng bàn kẹp kính hoặc loại bàn kẹp chuyên dùng để giữ các vật dễ vỡ, đừng ép chặt vì có thể gây nứt kính.

Bước 4: Để keo khô

Bước 5: Cạo phần keo thừa. Trước khi keo khô nên kiểm tra trên kính xem có phần keo thừa nào không thì cạo hết đi, keo thừa có thể trồi lên qua mối ghép và bắt đầu khô, hãy cẩn thận cao hết bằng dao cạo và lau sạch khu vực xung quanh.

Bước 5: Cạo phần keo thừa

Dán kính trang trí

Bước 1: Rửa kỹ thủy tinh, kính trước khi dán, sau đó lau khô. Tiếp đến bạn đổ keo ra ly nhựa, vì nó sẽ giúp bạn dễ dàng phết keo bằng cọ hơn, và giúp keo hơi khô để có độ dính tốt hơn.

Bước 2: Phết lớp keo mỏng lên mặt kính, thủy tinh, đồ vật bạn muốn trang trí, chờ lớp keo vừa khô phết thêm một ít keo để giúp vật trang trí không bị trượt. Chờ từ 5-10 phút là để keo phát huy tác dụng.

Bước 3: Dán vật trang trí vào vị trí đã phết keo, nếu bị trượt thì hãy chờ keo hơi khô và thử lại. Sau đó phết thêm lớp keo cuối cùng lên phần trang trí và để khô. Rồi phun lớp keo phủ để bảo vệ vật trang trí chống thấm nước và để khô khoảng 15 phút. Cuối cùng bạn nên lau sạch hết phần keo thừa và để khô, để keo khô trong 24 tiếng là được.

Từ khóa » Keo Gắn Bể Kính