Kẹo Mút Phát Sáng- Tuyệt đối Không Nên Dùng
Có thể bạn quan tâm
Kẹo mút phát sáng. |
Vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về một loại sản phẩm kẹo xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất cực độc, có khả năng gây ung thư cho người dùng hiện đang được bày bán tại một số tỉnh thành trong nước. Mới đây, loại kẹo mút độc hại ấy đã xuất hiện tại Tây Ninh và đang trở thành nguy cơ đe doạ người tiêu dùng, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Để giúp các bậc cha mẹ có thêm thông tin cần thiết, hầu bảo vệ sức khoẻ cho con em mình, Báo Tây Ninh giới thiệu bài viết sau đây của bác sĩ Nguyễn Văn Cường- Phó giám đốc Sở Y tế Tây Ninh.
Theo thông tin từ một số phụ huynh và học sinh ở các trường tiểu học như Nguyễn Du, Lê Văn Tám (Thị xã), Nguyễn Đình Chiểu (Hoà Thành), thì một số học sinh của các trường này đều có sử dụng các loại kẹo mút có chất phát quang với giá 2.000 đồng/cây.
Có mùi rất thơm, màu sắc, hình dáng ngộ nghĩnh rất bắt mắt, kẹo mút phát sáng làm cho trẻ em rất thích. Tuy vậy, rất ít người quan tâm đến sự độc hại của loại kẹo này, mặc dù thời gian qua, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và báo chí đã lên tiếng cảnh báo rất nhiều lần.
Chất cực độc
Theo quan sát, vỏ kẹo phát sáng có đủ màu sắc chi chít chữ Trung Quốc được gắn vào một que nhựa có thể phát sáng, gây hấp dẫn cho trẻ em. Kẹo có hương trái cây được bọc bằng thứ giấy bóng màu đen in những hoạ tiết xanh đỏ rất ấn tượng với đủ màu sắc xanh, đỏ, hồng, vàng và những hình ngôi sao, bông hoa, cái còi... Kẹo được bóc ra thì chẳng khác gì loại kẹo mút sản xuất từ các hãng trong nước. Phần que cầm của kẹo là ống nhựa, trong đó có một chất lỏng khi vào trong bóng tối sẽ phát ánh sáng.
Kết quả xét nghiệm cho biết, trong thân kẹo phát sáng có 2 chất là dung môi Phtalate kết hợp với Poly Aromatic Hydrocacbon (PAH). Khi hai chất này trộn vào nhau có thêm hiện tượng oxy hoá, tạo ra năng lượng phát sáng trên thân cây kẹo.
Dẫn chất Phtalat là một nhóm chất hữu cơ có cấu tạo gần giống nhau: PCB (polichlorinatbiphenyl), DBP (dibutylphtalat) và BzBP (benzylbutylphtalat), DEP (diethylphtalat), DBP. Chúng có nhiều trong lĩnh vực sản xuất và trong đời sống. Chất này có tác dụng làm tăng tính dẻo của nhựa, được ứng dụng trong sản xuất các loại bao bì: can, chai, túi bao gói hoặc các loại đồ chơi trẻ em, các thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, nước hoa, kem dưỡng da, phấn, son môi, keo xịt. Chúng cũng được dùng trong sản xuất đồ gia dụng: các loại cửa kéo, cửa gấp; bát đũa, rổ rá, giỏ, túi xách, đầu vú, bình sữa… trong sản xuất công nghiệp, dùng làm chất hoá dẻo, kết dính, sát khuẩn, làm dung môi. Ta quen gọi các sản phẩm chứa dẫn chất Phtalat là “chất dẻo”, “chất nhựa”, “ni-lông”. Khi chất này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ung thư và xáo trộn nội tiết. Theo điều tra dịch tễ học tại Mỹ cho biết, các chất BzBP (benzylbutylphtalat), DBP (dibutyphtalat), tác động như một hormon làm nữ hoá. Chuột có thai, khi cho dùng các chất này, thai phát triển không bình thường, chuột con sinh ra sẽ bị tổn thương tinh hoàn, khả năng sinh sản tinh trùng bị sút kém. Trẻ em bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì trước tuổi.
Đối với hoá chất PAH ( Poly aromatic hydrocarbon), đây là một hợp chất hoá học có chứa nhiều hơn một vòng benzen hợp nhất. Chúng được tìm thấy trong nhiên liệu xăng dầu, sản phẩm than đá… Một khi chất này tấn công cơ thể, chúng sẽ gây ra ung thư và đột biến gien. Điều này đặc biệt nghiêm trọng hơn khi nhóm đối tượng yêu thích kẹo chính là các em học sinh cấp tiểu học, bởi cơ thể trẻ em còn non nớt, sự hấp thu những hoá chất độc hại như thế càng nhanh chóng lấy đi sinh mạng của các trẻ.
Phải ngăn chặn sử dụng
Hiện nay, ngoài loại kẹo mút phát sáng, tại các chợ, tiệm tạp hoá và những hàng rong trước cổng trường còn có thêm nhiều loại kẹo khác không có nhãn mác rõ ràng, bao bì chỉ toàn là chữ Trung Quốc. Phụ huynh cần kiên quyết không cho trẻ ăn các loại kẹo độc hại này. Cần phải hiểu rằng, những màu sắc sặc sỡ, mùi thơm quyến rũ đều có sử dụng nhiều loại hoá chất rất nguy hiểm, dễ gây độc cho người tiêu dùng, nhất là những màu bền được làm từ hợp chất hữu cơ. Ban giám hiệu các trường cần thông báo rộng rãi cho giáo viên chủ nhiệm khuyến cáo học sinh không sử dụng. Sở Y tế đã chỉ đạo cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng Y tế và Trung tâm Y tế huyện/thị phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra tịch thu và tiêu huỷ toàn bộ những loại kẹo độc hại này.
Không chỉ kẹo mút phát sáng, với tất cả các loại kẹo không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đều được khuyến cáo tuyệt đối không nên sử dụng.
NVC
Từ khóa » Kẹo Mút Có Nguy Hiểm Không
-
5 Món ăn Vặt Có Hại Bé Cần Tránh Xa
-
Những Món ăn Vặt ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Của Trẻ
-
Kẹo Mút Cực độc
-
Đo Tác Hại Khi Bim Bim "kết Thân" Kẹo Mút - Kenh14
-
Nhiều Nguy Cơ Từ Kẹo Màu Trẻ Em Không Rõ Nguồn Gốc Xuất Xứ_22 ...
-
Top 10 Loại Thực Phẩm Nguy Hiểm Nhất đối Với Con Bạn
-
Khi Nào Trẻ Sơ Sinh Có Thể ăn Kẹo? | Vinmec
-
Ẩn Họa Trong Những Viên Kẹo Mút Phát Sáng
-
Những Món ăn Khoái Khẩu Nguy Hại Cho Trẻ - VnExpress Đời Sống
-
Bánh Kẹo độc Hại Mê Hoặc Trẻ - Báo Người Lao động
-
Ngậm Kẹo Mút Ngủ Quên, Bé Trai Nuốt Que Nhựa 7,5 Cm - Zing
-
“Chặt” Cầu Sẽ Hết Cung - Hànộimới
-
Đang ăn Kẹo Mút, Cháu Bé 2 Tuổi Nuốt Luôn Que Kẹo Dài 5cm Vào Bụng