Kèo Nèo - RAU RỪNG VIỆT NAM

Kèo nèo

KÈO NÈO

-Tên gọi khác: Cù Nèo, Tai Tượng, Nê Thảo. -Tên tiếng Anh:Yellow burrhead. -Tên khoa học: Limnocharis flava (L.) Buchenau.

Phân loại khoa học

Bộ(ordo): Trạch tả (Alismatales).
Họ(familia): Chi (genus): Loài (species): Nê thảo (Limnocharitaceae). Kèo nèo (Limnocharis). Limnocharis flava (L.)Buchenau

Phân bố

Nguồn gốc Châu Mỹ, nhập vào Đông Nam Á từ đầu thế kỷ 20 và trở thành cỏ dại trong ruộng lúa ở vùng này.Hiện nay cây kèo nèo phân bố ởĐông Nam Á và Châu Mỹ. Ở Việt Nam cây kèo nèo xuất hiện trong cả nước và mọc hoang dại như một loại cỏ trên đất ngập nước ở vùng ĐBSCL.

Mô tả

Kèo nèo là thực vật sống trên đất sình lầy, bùn ẩm, mương cạn. Cây đơn tử diệp, đa niên, dạng bụi (cao 20-100 cm). -Thân: Thân ngầm mọc trong đất, mang nhiều chồi để mọc cây mới. Các bẹ lá phía trên mặt đất tạo thành thân giả. Khi trưởng thành cây cao khoảng 45-60cm. và độ sâu tối đa khoảng 15cm. -Rể: Rể chùm, mọc trong đất bùn mềm. Thân rễ dày và ngắn, cây sống ở đầm lầy, nước nông, chỗ ứ đọng nước, độ sâu tối đa khoảng 15cm, nếu trồng trong chậu thì đất phải có nhiều mùn. -Lá thẳng và hướng lên, không trôi nổi trên mặt nước, thường cao hơn cán hoa. Lá có phiến dạng xoan, tròn (5-30 x 4-25 cm), màu xanh lục tươi, gân chính cong. Cuống lá dài dạng bẹ (dài 10-75 cm), xốp (chứa không khí), có mặt cắt có có 3 khía hình tam giác. Phiến lá có hình dạng thay đổi: dạng mác đến elip thuôn dài hoặc ovan rộng. Đỉnh lá nhọn đột ngột, ở phía chóp mỏng hơn, mép lá hơi quăn, rìa lá gợn sóng. Có 4-6 đôi gân dọc gần như song song và hôi tụ theo hướng đỉnh, hàng loạt gân ngang song song và vuông góc với gân dọc và gân chính ở giữa tạo thành mạng hình mắt lưới mảnh. -Hoa có từ 1-4 cuống cụm hoa, kiểu phát hoa dạng tán, 2-12 hoa nằm trong tổng bao là lá bắc. Cuống hoa nhỏ, có phần mở rộng và có mặt cắt tam giác ở phía trên. Mỗi hoa có 3 cánh màu vàng vàng nhạt đến vàng tươi, hình ovan rộng hoặc tròn, mang 15-20 tiểu nhụy (dài 1,2 cm) và rất nhiều tiễu noãn. -Quả nhỏ (đường kính 1,5-2 cm), được đài hoa bao bọc.Kèo nèo sinh sản, lây lan bằng hạt và phát triển quần thể bằng sinh sản vô tính. Kèo nèo trông giống cây lục bình (tức bèo Nhật Bản), nhưng khác lục bình ở hai đặc điểm cơ bản. -Một là cây lục bình thì nổi trên mặt nước, còn kèo nèo, gốc rễ bám dưới bùn đất, cành ngọn vươn lên mặt nước. -Hai là về mùa nước nổi, lục bình theo gió nước trôi dạt bốn phương, còn cù nèo bám đất, nước dâng đến đâu vươn ngọn đến đấy.

Công dụng

a-Kèo nèo dùng làm rau

Cũng là thứ rau trong bữa ăn hàng ngày của người Nam Bộ nhưng kèo nèo được ưa dùng hơn: Làm rau sống, bóp gỏi, luộc, xào, nấu canh chua, nấu với lẩu, muối dưa… Loài cây được coi như một thứ rau dại ấy đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam Bộ. 1-Làm rau sống: Bẹ và lá kèo nèo non dùng làm rau sống.Đặc biệt để ăn với mắm kho. 2-Làm rau luộc: Bẹ và lá kèo nèo non dùng làm rau luộc. 3-Làm rau xào: Bẹ và lá kèo nèo non dùng làm rau xào. 3-Dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu: Bẹ kèo nèo non dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu. Kèo nèo thường xuất hiện trong những món lẩu của người Nam Bộ. Món lẩu mắm dù đã có nhiều loại trái và rau như: cà tím, hoa súng, rau đắng, rau muống… nhưng sẽ mất ngon nếu thiếu kèo nèo. Ăn với kèo nèo, món lẩu mắm như đậm đà hơn, đặc sắc hơn. 4-Dùng để muối dưa chua: Bẹ kèo nèo non dùng để muối dưa chua riêng hoặc với các loại rau khác.

b-Kèo nèo dùng làm thuốc

Theo y học cổ truyền, cây kèo nèo là vị thuốc chữa trị các chứng đau lưng, nhức mỏi, mát gan, lợi tiểu… Ghi chú: Cây kèo nèo có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng, không nên dùng kèo nèo ở những nơi nước đọng, ô nhiểm để làm rau hoặc làm thuốc. Kỹ sư Hồ Đình Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

BẢN DỊCH DÀNH CHO ĐỌC GIẢ QUỐC TẾ

TIN THỜI SỰ MỚI NHẤT

  • NHÂN DÂN ONLINE (English)
  • TIN NHANH VIỆT NAM
  • Thời sự: NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
  • DỰ BÁO THỜI TIẾT HÔM NAY VÀ 24 ĐẾN 48 GIỜ TỚI

CÁC BÀI ĐƯỢC TRUY CẬP NHIỀU NHẤT

  • Dây trái giác DÂY TRÁI GIÁC Kỹ sư Hồ Đình Hải Cập nhật ngày 12/2/2014 Dây trái giác Trái giác -Tên gọi khác: Dây vác, Dây sạt -Tê...
  • Cây Bồ công anh Việt Nam CÂY BỒ CÔNG ANH VIỆT NAM Theo GS.TS   Đỗ Tất Lợi ( Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ) thì cây Bồ công anh trong tiếng Việt để ch...
  • Cây thù lù (các loại) CÂY THÙ LÙ (CÁC LOẠI) Kỹ sư Hồ Đình Hải Cập nhật ngày 23/2/2014 Cây Thù lù cạnh hay Tầm bóp Cây thù lù nhỏ Cây thù l...
  • Cây củ đậu (củ sắn) CÂY CỦ ĐẬU (CỦ SẮN) Mô hình cây củ đậu Củ đậu - Tên gọi khác: Dây củ sắn, Cây sắn nước. - Tên tiếng Anh: J ícama , Yam bea...
  • Cây tầm bóp ( Thù lù cạnh ) CÂY TẦM BÓP (THÙ LÙ CẠNH) Kỹ sư Hồ Đình Hải Cập nhật ngày 23/2/2014 Cây tầm bóp 1-Tên gọi và danh pháp khoa học - Tên thườ...
  • Dây trái gùi DÂY TRÁI GÙI Kỹ sư Hồ Đình Hải Cập nhật ngày 20/05/2014 Dây trái gùi - Tên gọi khác : Dây trái guồi - Tên tiếng Anh : ...
  • Cây Sa kê Cây Sa kê Cây Sa kê 1- Tên gọi: + Tên khoa học:   Artocarpus altilis   (Parkinson) Fosberg. + Tên đồng nghĩa : Artocarpu...
  • Cây chùm ngây CÂY CHÙM NGÂY Cây chùm ngây -Tên gọi khác: Cây kỳ diệu (tên từ nước ngoài). -Tên tiếng Anh: Moringa tree , Drumstick tree, Hors...
  • Cây lộc vừng CÂY LỘC VỪNG Cây lộc vừng Hồ Gươm ( Barringtonia acutangula ) Cây lộc vừng –Cây Mứng- Huế ( Barringtonia acutangula ) Cây...
  • Móp gai MÓP GAI -Tên gọi khác: Móp, Cừa , Ráy gai, Chóc gai, Dã vu, Hải vu, Sơn thục gai. -Tên tiếng Anh:   Pimply lasia, unicorn plant . ...

Hãy tìm đọc các trang Blog và Web của Kỹ sư Hồ Đình Hải

  • RAU RỪNG VIỆT NAM Cây Sa kê - *Cây Sa kê* Cây Sa kê *1- Tên gọi:* *+ Tên khoa học:* *Artocarpus altilis *(Parkinson) Fosberg. *+ Tên đồng nghĩa*: *Artocarpus communis* J. R. Forst. & G. ... 9 năm trước
  • Bảo Vệ Thực Vật Nấm đối kháng Trichoderma - *NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA* Chế phẩm nấm Trichoderma BIMA của Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM *1-Phân loại khoa học* (*Scientific classification)* *Giớ... 11 năm trước
  • THE GLOBAL AGRICULTURE Director General of IRRI - *Director General of IRRI* Dr. Robert S. Zeigler. IRRI office in Philippines Dr. Robert "Bob" Zeigler is an internationally respected plant pathologist wi... 11 năm trước
  • World rices Director General of IRRI - *Director General of IRRI* Dr. Robert S. Zeigler. IRRI office in Philippines Dr. Robert "Bob" Zeigler is an internationally respected plant pathologist wi... 11 năm trước
  • THE NATURE AND LIVING WORLD The Earth Mantle - Mantle (geology)[image: Picture] The *mantle* is a part of a terrestrial planet or other rocky body large enough to have differentiation by density... 12 năm trước
  • TOP TEN OF THE WORLD Top 10 largest river drainage basin in the world - *The top 10 largest river drainage basins in the world* The Amazon river basin map *River* *Location* *Size of Area and Discharge rate* *Drainage basin* ... 12 năm trước
  • Wild vegetables Centella: The famous wild vegetable of Asia - *Centella (Centella asiatica): The famous wild vegetable of Asia* Wild vegetable: *Centella asiatica* *Centella asiatica juice used in Vietnam* *Classifi... 12 năm trước
  • Plant Protection Rattus: the main pest of crops - *Rattus: the main pest of crops* Brown rat (*Rattus norvegicus*) Black rat (*Rattus rattus*) *Classification* *Kingdom:* Animalia. *Phylum:* Chordata. ... 12 năm trước
  • Kỹ sư Hồ Đình Hải -
  • THE WORLDWIDE VEGETABLES - The-World-wide-vegetables -
  • THE WORLDWIDE FRUITS - HOME -
  • Ho Dinh Hai - HOME -
  • Cây lúa thế giới -
  • THE EDIBLE PLANTS IN VIETNAM - HOME -

Hãy đọc những bài viết của Kỹ sư Hồ Đình Hải trong Blog này!

  • ▼  2012 (108)
    • ▼  tháng 4 (14)
      • Bồng bồng
      • Rau đắng đất
      • Rau nhút
      • Lục bình
      • Kèo nèo
      • Hẹ nước
      • Nấm thông
      • Con người hiện đại giảm ăn thực phẩm từ thực vật
      • Rau quả có đầy đủ chất khoáng cho con người
      • Thực vật là thức ăn chính của loài người
      • Bộ máy tiêu hóa ở người
      • Loài người biết ăn thịt từ khi biết tạo ra lửa
      • Nhu cầu của bữa ăn hàng ngày
      • Bông điên điển

Từ khóa » Cù Nèo Rừng