Kẹo – Wikipedia Tiếng Việt

Kẹo
Kẹo tại hai ba bốn khu chợ sou ở Damascus, Syria
LoạiThực phẩm làm từ đường
Thành phần chínhĐường hoặc mật ong
  • Nấu ăn: Kẹo
  •   Media: Kẹo
Một sạp bán kẹo
Cam thảo là loại kẹo có vị làm từ rễ của cây cam thảo. Nó rất phổ biến ở Phần Lan.
White disk-shaped candies
Batasha là một trong số nhiều loại kẹo truyền thống được bán tại Nam Á. Nhiều loại hương vị gồm các loại hạt và bạc hà
Một cửa hàng bán nhiều loại kẹo dẻo khác nhau tại Barcelona, Tây Ban Nha.

Kẹo là loại thực phẩm ở dạng viên, thỏi có chứa thành phần chính là đường ăn. Từ này cũng được gọi chung là bánh mứt kẹo, bao hàm bất kỳ loại kẹo ngọt nào, gồm sô-cô-la, kẹo cao su và kẹo đường. Rau quả, các loại hạt mà được lên men và phủ đường được gọi là kẹo hoa quả.

Về cấu tạo, đặc trưng của kẹo là chứa hàm lượng đường đáng kể hoặc kẹo không chứa đường thì sử dụng chất thay thể đường. Không giống như bánh kem hay bánh mì có thể chia sẻ cho nhiều người, kẹo thường được làm thành những miếng nhỏ hơn. Tuy nhiên, định nghĩa về kẹo còn phụ thuộc vào cách mọi người sử dụng. Khác với các món bánh ngọt được phục vụ vào bữa tráng miệng cuối mỗi bữa ăn, kẹo thì có ăn một cách ngẫu nhiên vào bất cứ lúc nào, dùng tay, như món ăn vặt giữa bữa ăn.

Mỗi nền văn hóa có định nghĩa riêng về kẹo chứ không phải là món tráng miệng. Có thể cùng một món ăn nhưng ở nền văn hóa này coi là kẹo nhưng ở nơi khác lại là món tráng miệng.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 4 trước Công nguyên, người Ba Tư, tiếp theo là người La Mã phát hiện thấy người ở Ấn Độ có những "chiếc khuôn dùng để sản xuất mật ong mà không cần ong". Họ tiếp thu và truyền bá ngành nông nghiệp mía đường.[2]

Cây mía có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, trong đó từ đường có nguồn gốc trong từ tiếng Phạn là Sharkara.[3] Những mẩu đường được sản xuất bằng các đun sôi nước mía ép ở Ấn Độ cổ đại và được dùng làm Khanda, tên gọi ban đầu của kẹo.[4]

Trước khi biết đến đường, kẹo được làm từ mật ong.[5] Mật ong được sử dụng ở Trung Quốc cổ, Trung Đông, Ai Cập, Hy Lạp và Đế quốc La Mã dùng để phủ ngoài trái cây và hoa, bảo quản chúng hoặc tạo ra các loại kẹo.[6] Kẹo vẫn còn sử dụng với cách thức đó cho đến ngày nay, dù bây giờ nó thường coi là một kiểu trang trí với bánh kem nhiều hơn.

Định nghĩa và phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Kẹo là sản phẩm thực phẩm ngọt.

Các loại kẹo chứa đường bao gồm kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo caramel, kẹo dẻo, kẹo bơ cứng và các loại kẹo khác mà chứa thành phần chủ yếu là đường. Về mặt thương mại, kẹo chứa đường được thành nhiều nhóm tùy theo lượng đường và cấu tạo của chúng.[7]

  • Sự khác nhau giữa các loại kẹo
  • Kompeitō là loại kẹo đường truyền thống của Nhật Bản. Khi được hoàn tất, chúng gần như là chứa 100% đường. Kompeitō là loại kẹo đường truyền thống của Nhật Bản. Khi được hoàn tất, chúng gần như là chứa 100% đường.
  • Kẹo cứng hình hoa quả là một loại kẹo phổ biến, chứa đường, màu thực phẩm, mùi tổng hợp và một lượng nước rất ít. Kẹo cứng hình hoa quả là một loại kẹo phổ biến, chứa đường, màu thực phẩm, mùi tổng hợp và một lượng nước rất ít.
  • Chikki là là các loại hạt khô giòn tự làm rất phổ biến ở Ấn Độ. Ở giữa các hạt hay các hột khô là kẹo đường cứng. Chikki là là các loại hạt khô giòn tự làm rất phổ biến ở Ấn Độ. Ở giữa các hạt hay các hột khô là kẹo đường cứng.
  • Kẹo dẻo hình gấu Haribo của Đức là loại kẹo dẻo ra đời đầu tiên. Nó rất mềm và dai. Kẹo dẻo hình gấu Haribo của Đức là loại kẹo dẻo ra đời đầu tiên. Nó rất mềm và dai.
  • Jelly bean là loại kẹo nhiều màu sắc chứa hàm lượng nước tương đối cao. Jelly bean là loại kẹo nhiều màu sắc chứa hàm lượng nước tương đối cao.
  • Pantteri là loại kẹo dẻo dai mềm của Phần Lan. Những màu khác là vị hoa quả, còn kẹo màu đen là vị salmiakki (vị cam thảo mặn). Pantteri là loại kẹo dẻo dai mềm của Phần Lan. Những màu khác là vị hoa quả, còn kẹo màu đen là vị salmiakki (vị cam thảo mặn).
  • Kẹo mút Kẹo mút
  • Các loại kẹo dẻo khác nhau Các loại kẹo dẻo khác nhau

Sô-cô-la đôi khi được coi là một nhánh riêng biệt của bánh kẹo.[8] Theo khuôn mẫu này, kẹo sô-cô-la là những thanh kẹo sô-cô-là và những viên kẹo sô-cô-la truffle (loại kẹo chocolate có nhân mềm bên trong và lớp vỏ cứng bên ngoài). Sô-cô-la nóng và những đồ uống là từ ca cao bị loạt trừ như kẹo là từ sô-cô-la trắng. Tuy nhiên, khi coi sô-cô-la là một nhánh riêng biệt, nó cũng bao gồm các loại được phân ra không khó khăn, không hẳn là kẹo mà cũng không hoàn toàn là những món nướng như đồ ăn nhúng sô-cô-la, bánh tart nhân hoa quả có vỏ ngoài là sô-cô-la và bánh quy phủ sô-cô-la.

  • So sánh các loại sô-cô la
  • Sô-cô-la không chứa đường Sô-cô-la không chứa đường
  • Sô-cô-la đen, đắng ngọt ít đường Sô-cô-la đen, đắng ngọt ít đường
  • Sô-cô-la sữa chứa nhiều sữa và ít cacao hơn Sô-cô-la sữa chứa nhiều sữa và ít cacao hơn
  • Vì sô-cô-la trắng không chứa cacao, được coi như loại kẹo thay cho sô-cô-la Vì sô-cô-la trắng không chứa cacao, được coi như loại kẹo thay cho sô-cô-la
  • Sô-cô-la tổng hợp dùng thay sô-cô-la nguyên chất để giảm giá thành. Sô-cô-la tổng hợp dùng thay sô-cô-la nguyên chất để giảm giá thành.
  • Những bông hoa này làm từ sô-cô-la trang trí Những bông hoa này làm từ sô-cô-la trang trí
  • Một hộp kẹo sô cô la Một hộp kẹo sô cô la

Kẹo có thể chia làm các loại kết tinh và không kết tinh. Kẹo không kết tinh thì có tính đồng nhất và có thể mềm hay cứng như kẹo cứng, kẹo caramel, kẹo cà phê, kẹo nuga. Kẹo kết tinh kết hợp nhiều tinh thể bên trong cấu tạo của chúng, chứa nhiều kem, tan trong miệng hay dễ nhai gồm fondant và kẹo mềm fudge.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Richardson, Tim H. (2002). Sweets: A History of Candy. Bloomsbury USA. tr. 53–54. ISBN 1-58234-229-6.
  2. ^ “Agribusiness Handbook: Sugar beet white sugar” (PDF). Food and Agriculture Organization, United Nations. 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ Harper, Douglas. “sugar”. Online Etymology Dictionary.
  4. ^ See:
    • George Watt (1893), The Economic Products of India, W.H. Allen & Co., Vol 6, Part II, pages 29–30;
    • J.A. Hill (1902), The Anglo-American Encyclopedia, Volume 7, page 725;
    • Thomas E. Furia (1973), CRC Handbook of Food Additives, Second Edition, Volume 1, ISBN 978-0849305429, page 7 (Chapter 1, by Thomas D. Luckey);
    • Mary Ellen Snodgrass (2004), Encyclopedia of Kitchen History, ISBN 978-1579583804, Routledge, pages 145–146
  5. ^ NPCS (2013). Confectionery Products Handbook (Chocolate, Toffees, Chewing Gum & Sugar Free Confectionery). India: Asia Pacific Business Press. tr. 1.
  6. ^ Toussaint-Samat, Maguelonne (2009). A History of Food. New Jersey: Wiley-Blackwell. ISBN 9781444305142.
  7. ^ McWilliams, Margaret (2007). Nutrition and Dietetics' 2007 Edition. Rex Bookstore, Inc. tr. 177–184. ISBN 978-971-23-4738-2.
  8. ^ Edwards, W.P. (2000). The Science of Sugar Confectionery. Cambridge: Royal Society of Chemistry. tr. 1. ISBN 9780854045938.
  9. ^ Norman Potter and Joseph Hotchkiss (1999), Food Science: Fifth Edition, ISBN 978-0834212657, Springer, Chapter 20

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tìm hiểu thêm vềKẹotại các dự án liên quan
Tìm kiếm Wiktionary Từ điển từ Wiktionary
Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons
Tìm kiếm Wikinews Tin tức từ Wikinews
Tìm kiếm Wikiquote Danh ngôn từ Wikiquote
Tìm kiếm Wikisource Văn kiện từ Wikisource
Tìm kiếm Wikibooks Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks
Tìm kiếm Wikiversity Tài nguyên học tập từ Wikiversity
  • National Confectioners Association
  • Science of Candy
  • Candy Wrapper Museum
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb12288918x (data)
  • LCCN: sh85019581
  • NARA: 10636889
  • NKC: ph114267

Từ khóa » Thánh ăn Kẹo Cứng