KẸP RỐN MUỘN – CÁC RỦI RO VÀ LỢI ÍCH?
Trước đây, việc kẹp và cắt dây rốn trẻ sơ sinh luôn được bác sĩ và nữ hộ sinh thực hiện ngay khi em bé vừa lọt lòng mẹ. Tuy nhiên, quan niệm này đang dần bị thay đổi, khi các nhà khoa học đang đưa ra rất nhiều lợi ích từ việc kẹp rốn muộn sau sinh cho trẻ. Theo đề xuất của Tiến sĩ Heike Rabe, một nhà nghiên cứu sơ sinh chuyên nghiên cứu về vấn đề cắt rốn ở Anh tin rằng: “Máu thừa khi sinh giúp bé đối phó tốt hơn với sự chuyển tiếp từ cuộc sống trong tử cung sang thế giới bên ngoài. Phổi của bé có nhiều máu hơn, để việc trao đổi oxy khí – máu có thể diễn ra suôn sẻ.”
Xin giới thiệu đến các bạn đọc về phương pháp mới này: Kẹp rốn muộn sau sinh.
Ngày càng nhiều bà mẹ tìm hiểu về kẹp rốn muộn (DCC). Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới: không nên kẹp dây rốn sớm nếu không cần thiết. WHO gợi ý rằng rằng việc kẹp rốn muộn (một đến ba phút sau khi sinh hoặc lâu hơn) được khuyến cáo cho tất cả các lần sinh. Và việc kẹp dây rốn ngay lập tức (ICC) không được khuyến cáo trừ khi trẻ sơ sinh bị ngạt và cần hồi sức ngay lập tức. Tuy nhiên, lợi ích của DCC có lớn hơn các rủi ro không?
Kẹp rốn muộn là gì?
Kẹp rốn muộn là sự kéo dài thời gian giữa việc sinh con và kẹp dây rốn, thường được thực hiện từ 25 giây đến 5 phút sau khi sinh. Kẹp rốn muộn cho phép máu chuyển từ nhau thai sang em bé nhiều hơn, đôi khi lượng máu tăng lên đến một phần ba thể tích máu của trẻ. Lượng sắt trong máu tăng làm tăng lưu trữ sắt của trẻ sơ sinh, giúp cho sự phát triển não khỏe mạnh.
Kẹp rốn muộn có phổ biến không?
Kẹp rốn muộn thường được sử dụng với trẻ sinh non, vì được cho là có lợi nhiều từ lượng máu nhận được tăng lên. Đại hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) thừa nhận kẹp rốn muộn (DCC) ở trẻ sinh non. Thời điểm này chưa đủ bằng chứng xác nhận lợi ích của việc kẹp rốn muộn ở trẻ đủ tháng.
Trước đây, thiếu nghiên cứu về kẹp rốn muộn là do trong nhiều năm, chăm sóc tiêu chuẩn của quá trình sổ nhau là kẹp dây rốn ngay sau khi sinh (10 – 30 giây), bởi vì cho phép chuyển ngay em bé đến các chuyên gia sơ sinh.
Tuy nhiên, theo đề xuất của Tiến sĩ Heike Rabe, một nhà nghiên cứu sơ sinh chuyên nghiên cứu về Vấn đề cắt rốn ở Anh: “Có nhiều bằng chứng từ một số nghiên cứu rằng tất cả trẻ sơ sinh, những trẻ sinh đủ tháng và những trẻ sinh non tháng, được hưởng lợi từ việc nhận thêm máu từ nhau thai khi sinh.”
Lợi ích của việc kẹp rốn muộn là gì?
Một số nghiên cứu mới đã phát hiện rằng kẹp rốn muộn (DCC) có thể có tác động tích cực đối với cả trẻ sinh non và sinh đủ tháng. Những lợi ích này bao gồm sự gia tăng truyền máu qua nhau thai, tăng 60% hồng cầu và tăng 30% lượng máu sơ sinh.
Một ưu điểm khác của kẹp rốn muộn (DCC) là giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Kẹp rốn muộn, lượng sắt chuyển đến trẻ sơ sinh tăng thêm 40-50 mg sắt / kg cơ thể, làm giảm nguy cơ bé bị các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến thiếu sắt. Tác dụng phụ thường gặp của thiếu sắt khi sinh bao gồm suy giảm nhận thức và các vấn đề về hệ thần kinh trung ương.
Kẹp rốn muộn: lợi ích có lớn hơn các rủi ro không?
Có ba vấn đề cần quan tâm ở trẻ sơ sinh: kẹp rốn muộn được cho là có nhiều nguy cơ bị đa hồng cầu, tăng bilirubin máu và suy hô hấp. Tuy nhiên, nghiên cứu trên trẻ sơ sinh kẹp rốn muộn không ủng hộ cho quan điểm này:
• Tăng bilirubin máu
Tăng bilirubin máu xảy ra khi nồng độ bilirubin tích lũy quá nhiều trong máu. Bilirubin là do sự phân hủy các tế bào hồng cầu. Trong tử cung, nhau thai sẽ lọc bilirubin dư, nhưng sau khi sinh, gan của em bé phải tự xử lý bilirubin. Tăng bilirubin thường gây ra vàng da vàng mắt. Vàng da ở mức độ nào đó là bình thường ở trẻ sơ sinh và thường cần phải chiếu đèn để giảm vàng da.
Giả thuyết rằng trẻ sơ sinh kẹp rốn muộn sẽ có tỷ lệ tăng bilirubin máu cao hơn do dự trữ sắt tăng lên. Người ta lo ngại rằng bé sẽ cần chiếu đèn điều trị vàng da. Tuy nhiên, các báo cáo khác cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ bilirubin huyết thanh trung bình giữa trẻ cắt rốn sớm và kẹp rốn muộn, có nghĩa là trẻ kẹp rốn muộn không tăng nguy cơ bị vàng da.
• Đa hồng cầu
Bệnh đa hồng cầu xảy ra khi có quá nhiều hồng cầu trong máu tuần hoàn. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, tuần hoàn và có thể dẫn đến tăng bilirubin máu.
Lo ngại chính là khi lượng máu cho trẻ sơ sinh tăng lên, sẽ làm tăng độ nhớt máu. Và cũng giả định rằng kẹp rốn muộn làm tăng nguy cơ bệnh đa hồng cầu cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, phân tích tổng hợp Cochrane cho thấy trẻ sơ sinh kẹp rốn muộn không đối diện với nguy cơ bệnh đa hồng cầu. Cần nghiên cứu thêm để xác định kẹp rốn muộn có tiềm ẩn nguy cơ phát triển bệnh đa hồng cầu hay không.
• Suy hô hấp
Suy hô hấp xảy ra khi không có đủ lớp chất lỏng phủ trong phổi (chất hoạt động bề mặt) sau khi sinh để giữ đường hô hấp và tiểu phế nang mở ra. Điều này có thể gây tích tụ các tế bào bị tổn thương và tích tụ CO2 trong máu. Và trẻ sơ sinh thường cần được thở máy.
Người ta cho rằng, chậm hấp thụ dịch trong phổi do tăng lượng máu có thể gây thở nhanh thoáng qua. Tổng quan Cochrane thấy rằng số trẻ suy hô hấp ở nhóm kẹp rốn muộn và kẹp rốn sớm tương tự nhau, cho thấy trẻ sơ sinh kẹp rốn muộn không có nguy cơ cao hơn trẻ sơ sinh kẹp rốn sớm. Nếu trẻ sơ sinh bị suy hô hấp trong khi sinh, kẹp rốn muộn có thể trì hoãn việc hồi sức. Tuy nhiên, những trường hợp này sẽ không thực hiện kẹp rốn muộn mà sẽ được cắt rốn ngay.
Có bất kỳ rủi ro cho mẹ khi trì hoãn việc kẹp dây rốn?
Quan tâm đến mẹ: kẹp rốn muộn có thể dẫn đến tăng xuất huyết hậu sản hay không?
Không có bằng chứng thống kê chứng minh rằng kẹp rốn muộn làm tăng mất máu. Cũng không có sự khác biệt đáng kể về việc mất máu lớn hơn 500ml giữa kẹp rốn sớm và muộn.
Tôi có nên thêm kẹp rốn muộn vào kế hoạch sinh của tôi không?
Cuối cùng, như bạn đã đọc, những lợi ích của kẹp rốn muộn lớn hơn những rủi ro. Các bằng chứng cho thấy trẻ đủ tháng cũng hưởng lợi từ việc kẹp rốn muộn như trẻ non tháng.
Một nghiên cứu gần đây của Mạng lưới JAMA cũng cho rằng trẻ gắn liền với dây rốn thêm một vài phút có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển thần kinh của trẻ.
Dịch và hiệu chỉnh: Ths. Bs. Trương Thị Thúy Lan
Delayed Cord Clamping: What Are The Risks And Benefits?
http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/delayed-cord-clamping-risks-benefits/
Home / Labor and Birth / Delayed Cord Clamping: What are the Risks and Benefits?
More mothers than ever before are inquiring about delayed cord clamping (DCC). This rise correlates with the World Health Organization’s recommendation that the umbilical cord should not be clamped earlier than necessary.
Although there is much debate surrounding the optimal time to clamp the umbilical cord, WHO’s findings suggest that late cord clamping (one to three minutes after delivery or longer) is recommended for all births. However, most midwives advise a woman to wait until the cord quits pumping.
These findings also suggest that immediate cord clamping (ICC) isn’t recommended unless the newborn is asphyxiated and needs immediate resuscitation. However, do the benefits of DCC outweigh the associated risks?
What Is Delayed Cord Clamping?
Delayed cord clamping is the prolongation of the time between the delivery of a newborn and the clamping of the umbilical cord.
Delayed umbilical cord clamping is usually performed 25 seconds to 5 minutes after giving birth. DCC allows more blood to transfer from the placenta to the baby, sometimes increasing the child’s blood volume by up to a third.
The iron in the blood increases the newborn’s iron storage, which is vital for healthy brain development.
Is Delayed Cord Clamping Common?
DCC is typically only used with preterm infants, as babies born before full-term are said to benefit greatly from the extra blood received.
The American Congress of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) endorses DCC in preterm infants but believes there isn’t enough evidence at this time to confirm the potential benefits of delayed umbilical cord clamping in full-term babies. The lack of research in the past has meant that for many years, standard care during the delivery of the placenta has been to clamp the umbilical cord immediately after birth (10 – 30 seconds). ICC has also been the preferred option because it allows for the immediate transfer of the baby to the neonatologist.
However, as suggested by Dr. Heike Rabe, a neonatologist specializing in related research in the UK: “There is growing evidence from a number of studies that all infants, those born at term and those born early, benefit from receiving extra blood from the placenta at birth.”
What Are The Benefits Of Delayed Cord Clamping?
Some new studies have found that DCC can have a positive effect on both preterm and full-term babies. These benefits include an increase in placental transfusion, a 60% increase of RBCs and a 30% increase in neonatal blood volume.
Another advantage of DCC is the decreased risk of iron deficiency anemia. By performing DCC, an additional 40 to 50 mg/kg of iron transfers to the newborn, which reduces the risk of the baby suffering from the severe side effects associated with iron deficiency. Common side effects of iron deficiency at birth include cognitive impairment and central nervous system problems.
Dr. Rabe believes there are other benefits:
“The extra blood at birth helps the baby to cope better with the transition from life in the womb, where everything is provided for them by the placenta and the mother, to the outside world. Their lungs get more blood so that the exchange of oxygen into the blood can take place smoothly.”
Do Delayed Cord Clamping Benefits Outweigh The Risks?
There are three areas of concern surrounding DCC. Infants associated with DCC are said to be at a greater risk of polycythemia, hyperbilirubinemia, and respiratory distress.
However, significant research does not support the risk of these conditions on babies receiving DCC.
Here is a breakdown of the concerns:
• Hyperbilirubinemia
Hyperbilirubinemia occurs when bilirubin levels build up too much in the blood. Bilirubin results from a breakdown of red blood cells. In the womb, the placenta takes care of the excess bilirubin, but after birth, the baby’s liver must process the bilirubin on its own. The build up of bilirubin often causes a yellowish tint to the eyes and skin, called jaundice. This is normal to some extent in newborns and often requires phototherapy to reduce it.
It is hypothesized that DCC babies will have a greater incidence of hyperbilirubinemia due to increased iron stores. Consequently, there are concerns they will need phototherapy for jaundice.
However, other reports have found there is no significant difference in mean serum bilirubin levels between ICC and DCC infants, meaning there is no increased risk of jaundice in DCC babies.
• Polycythemia
Polycythemia occurs when there is an excess of red blood cells in circulation. This can cause issues with breathing, circulation, and may lead to hyperbilirubinemia.
Another proposed risk is that when there is excess blood flow to the newborn, the development of blood hyperviscosity (increased thickness) should be a primary concern. It has also been theorized that DCC could put a newborn at increased risk for polycythemia.
However, a Cochrane meta-analysis found that DCC infants are not exposed to an increased risk of developing polycythemia. More research is needed to determine with certainty whether DCC has a hand in newborns developing polycythemia.
• Respiratory distress
Respiratory distress occurs when there is not enough of a liquid coating in the lungs (surfactant) after birth to keep the airways and tiny alveoli of the lungs open. This can cause a buildup of damaged cells near the lungs and a buildup of carbon dioxide in the blood. When this happens, babies often need to be placed on a ventilator.
It is suggested that the delayed absorption of lung fluid due to the increase in blood volume may cause transient tachypnea (rapid breathing). A Cochrane review found a similar number of DCC and ICC infants were admitted with respiratory distress, which suggests DCC babies are no more at risk than ICC infants.
If an infant is in respiratory distress during delivery, DCC can delay resuscitation efforts. However, DCC will not be performed in these circumstances, and ICC will be adopted instead.
Are There Any Maternal Risks To Delayed Cord Clamping?
Concerns about DCC also surround the mother. It has been implied that DCC may lead to an increase in postpartum hemorrhage.
However, there is no statistical evidence proving that DCC results in an increase in blood loss. There is also no significant difference regarding blood loss greater than 500ml between early and delayed cord clamping.
Should I Add Delayed Cord Clamping To My Birth Plan?
Ultimately, as you have read, the benefits of DCC do outweigh the hypothesized risks. There is no evidence to suggest that full-term infants cannot gain the same benefits from delayed cord clamping as preterm babies.
A final study by The JAMA Network also suggested a couple more minutes attached to the umbilical cord can translate into a small boost in neurodevelopment.
Last updated: July 29, 2017 at 11:55 am
________________________________________________________________________________________________________________________
Compiled using information from the following sources:
1. ACOG, American College of Obstetricians and Gynecologists. Delayed Umbilical Cord Clamping After Birth.
http://www.acog.org/Resources-And-Publications/Committee-Opinions/Committee-on-Obstetric-Practice/Delayed-Umbilical-Cord-Clamping-After-Birth
2. American College of Nurse-Midwives. Delayed Umbilical Cord Clamping (Position Statement).
http://www.midwife.org/ACNM/files/ACNMLibraryData/UPLOADFILENAME/000000000290/Delayed-Umbilical-Cord-Clamping-May-2014.pdf
3. AAP News and Journals Gateway, Delayed Cord Clamping in Very Preterm Infants Reduces the Incidence of Intraventricular Hemorrhage and Late-Onset Sepsis: A Randomized, Controlled Trial.
http://pediatrics.aappublications.org/content/117/4/1235.short
4. PubMed Health, U.S. National Library of Medicine. Early cord clamping versus delayed cord clamping or cord milking for preterm babies.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0011919/
5. Kerry M Sims MD FACOG of the University of South Carolina, 2016 Midlands Perinatal Conference. Delayed Cord Clamping
https://www.palmettohealth.org/document-library/documents/am-plenary-2-delayed-cord-clamping
6. Advanced Healthcare Network for NPs and PAs. Delayed Cord Clamping Do the benefits outweigh the risks?
http://nurse-practitioners-and-physician-assistants.advanceweb.com/Features/Articles/Delayed-Cord-Clamping.aspx
7. NPR.org. Delayed Umbilical Cord Clamping May Benefit Children Years Later.
http://www.npr.org/sections/health-shots/2015/05/26/409697568/delayed-umbilical-cord-clamping-may-benefit-children-years-later
8. Obs Gynae & Midwifery News. Delaying umbilical cord clamping for preterm infants results in better motor development.
http://www.ogpnews.com/2015/11/delaying-umbilical-cord-clamping/13397
8. WHO, World Health Organization. Guidelines for Recommendations on Newborn Health.
http://www.who.int/maternal_child_adolescent/documents/guidelines-recommendations-newborn-health.pdf
9. The JAMA Network, 2015;169(7):631-638. Effect of Delayed Cord Clamping on Neurodevelopment at 4 Years of Age: A Randomized Clinical Trial.
http://jamanetwork.com/journals/jamapediatrics/fullarticle/2296145
10. Stanford Children’s Health: Pages on Hyperbilirubinemia, Polycythemia, and Respiratory Distress Syndrome.
http://www.stanfordchildrens.org/en/default.page
Số lượt xem: 905Từ khóa » Kẹp Rốn Có Tác Dụng Gì
-
Kẹp Cắt Rốn Chậm để Làm Gì? | Vinmec
-
Lợi ích Của Kẹp Cắt Dây Rốn Chậm Sau Sinh
-
Ích Lợi Của Việc Kẹp Rốn Muộn Cho Trẻ Khi Sinh
-
Lợi ích Không Ngờ Của Việc Cắt Dây Rốn Chậm ở Trẻ Sơ Sinh
-
Cắt Dây Rốn Cho Con Bố Mẹ Nào Cũng Cần Phải Biết
-
Kẹp Cuống Rốn Chậm - Y Học Cộng Đồng
-
[PDF] QUYẾT ĐỊNH BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ QUYẾT ĐỊNH: QUY TRÌNH ...
-
Kẹp Dây Rốn Chậm Có Lợi ích Gì Với Trẻ Sơ Sinh? - Sức Khỏe
-
Kẹp Cắt Rốn Chậm để Làm Gì? - Mới Nhất 2022
-
3 Lý Do Sản Phụ Nên đề Nghị Bác Sĩ Cắt Dây Rốn Chậm Cho Con - AFamily
-
Làm Rốn Sơ Sinh - Health Việt Nam
-
Kỹ Thuật Kẹp, Cắt Dây Rốn Muộn Một Thì, Da Kề Da Sau Mổ Lấy Thai Tại ...
-
Kẹp Cắt Rốn Chậm để Làm Gì? - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Những Lưu ý Khi Chăm Sóc Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh