Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép Nhà Dân Dụng được Thực Hiện Theo Quy ...

Có thể nói, các công trình xây dựng hiện nay sử dụng rất nhiều bê tông cốt thép bởi độ bền cao, thi công nhanh chóng và tiết kiệm cho chủ đầu tư khá nhiều chi phí. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giải đáp cho các bạn độc giả về thắc mắc kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng được thực hiện theo quy trình nào. Tham khảo ngay nhé!

1. Kết cấu là gì?

kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng 2

Kết cấu là bộ phận trong các công trình xây dựng hay các dự án có tác dụng chịu lực chính.

 

Kết cấu là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Theo đó, kết cấu là bộ phận trong các công trình xây dựng hay các dự án có tác dụng chịu lực chính. Một cách dễ hiểu, kết cấu chính là khung ngoài hay “bộ xương” của công trình hoặc một dự án.

 

Một kết cấu có thể bao gồm nhiều cấu kiện và các chi tiết tách lẻ. Chúng được liên kết lại để tạo lên một khung công trình có quy mô to hoặc nhỏ. Nó còn tùy thuộc vào thiết kế của dự án. Ví dụ như là sàn, dầm, cột, vách và móng…của căn biệt thự đẹp hay căn nhà sang trọng nào đó.

2. Bê tông cốt thép là gì?

kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng 3

Bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. 

 

Bê tông cốt thép là loại vật liệu kết hợp bởi bê tông và thép. Bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng và các công trình giao thông như nhà ở, cầu đường, sân bay, nhà xưởng...

 

Tại Việt Nam, theo các thống kê sơ bộ, các công trình xây dựng từ kết cấu bê tông cốt thép chiếm 70% trong tổng số công trình xây dựng.

3. Hiệu quả của bê tông cốt thép trong công trình nhà dân dụng

Trước khi tìm hiểu cách thực hiện kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng, bạn cần nắm được hiệu quả khi sử dụng bê tông cốt thép trong công trình.

 

  • Lực dính bám giữa bê tông & cốt thép. Lực này được hình thành trong quá trình đông cứng của bê tông. Nó giúp cốt thép không bị tuột khỏi bê tông trong quá trình chịu lực.

  • Bê tông có khả năng chịu nén tốt. Còn cốt thép được đưa vào trong bê tông để khắc phục khả năng chịu kéo kém của bê tông. Cho nên về cơ bản, trong cấu kiện bê tông cốt thép thì cốt thép sẽ chịu ứng suất kéo. Còn bê tông sẽ chịu ứng suất nén.

kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng 4

Cốt thép đặt bên trong bê tông nên nó còn được bê tông bảo vệ khỏi ăn mòn do tác động môi trường.

 

  • Giữa bê tông và thép không có phản ứng hóa học. Vì thế, không làm ảnh hưởng tới các loại vật liệu khác trong công trình. Ngoài ra, do cốt thép đặt bên trong bê tông nên nó còn được bê tông bảo vệ khỏi ăn mòn do tác động môi trường.

  • Bê tông và thép có hệ số giãn nở nhiệt xấp xỉ nhau:Với bê tông là khoảng 1,0 x 10-5 ~ 1,5 x 10-5. Với thép là  2 x 10-5. Do đó, phạm vi biến đổi nhiệt độ thông thường dưới 100 °C sẽ không làm ảnh hưởng tới sự kết hợp bên trong giữa bê tông cốt thép.

4. Quy trình thực hiện kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng

Quy trình thực hiện thiết kế kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng bao gồm 7 bước. Các đơn vị thi công cần đảm bảo thực hiện đầy đủ để đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất cho công trình. Cụ thể:

 

  • Bước 1: Mô tả và giới thiệu về kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng

  • Bước 2: Chọn kích thước sơ bộ cho từng bộ phận

  • Bước 3: Tiến hành lập sơ đồ tính toán cho kết cấu

  • Bước 4: Tìm hiểu và xác định xem các loại tải trọng nào sẽ tác dụng lên kết cấu

  • Bước 5: Tính toán và tiến hành vẽ biểu đồ tổ hợp nội lực và nội lực

  • Bước 6: Tính toán xem lượng bê tông cốt thép sử dụng là bao nhiêu?

  • Bước 7: Thiết kế chi tiết những tính toán trên và thể hiện lại cho người thi công

 

Xây dựng Hoà Bình vừa giải đáp cho các bạn độc giả về thắc mắc kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng được thực hiện theo quy trình nào. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thông tin cần thiết để áp dụng cho ngôi nhà tương lai của mình.

Gửi cho bạn Tên của bạn Email của bạn Email người nhận Tiêu đề Nội dung tin nhắn Gửi

Từ khóa » độ Bền Nhà Bê Tông Cốt Thép