Kết Cấu Của Một đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Hoàn Chỉnh

Ở bài viết này, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về kết cấu, cách soạn thảo văn bản, hình thức trình bày của một đề tài nghiên cứu khoa học.

I. Cấu trúc chung của một đề tài nghiên cứu khoa học

(Kéo xuống dưới để xem kết cấu chi tiết của một đề tài NCKH)

Tên đề tài

Tên tác giả

Mục lục

Phần mở đầu

  1. Lý do chọn đề tài
  2. Mục đích nghiên cứu
  3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
  4. Giả thuyết nghiên cứu
  5. Nhiệm vụ nghiên cứu
  6. Phương pháp nghiên cứu
  7. Phạm vi nghiên cứu

Phần nội dung

  • Chương 1: Cơ sở lý luận
  • Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu
  • Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

II. Cách soạn thảo văn bản, hình thức trình bày của một đề tài nghiên cứu khoa học

* Hình thức trình bày

  • Đề tài trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, chú thích chính xác, đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị cụ thể.
  • Sử dụng phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trái: 3,5 cm; lề trên: 2,5 cm; lề dưới: 3cm và lề phải: 2cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Không chèn các tít, tiêu đề, tên đề tài ở đầu hoặc cuối mỗi trang văn bản. Không gạch chân các cụm từ cần nhấn mạnh hoặc các tiểu mục của đề tài. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
  • Đề tài hoàn thiện, được đóng thành quyển, bìa giấy mầu. Toàn văn nội dung đề tài và trang bìa phụ được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm).
  • Tóm tắt đề tài phải trung thực với nội dung đề tài, trình bày từ 10 -14 trang in trên giấy 2 mặt, kích thức bằng ½ tờ giấy khổ A4. Phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 11 dãn dòng Exactly 17; lề trái,lề trên,lề dưới và lề phải đều là 2cm.

* Chương, mục, tiểu mục

  • Các chương được ghi bằng chữ số Arập, dưới chương là các mục gồm hai chữ số, dưới mục là nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số, dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. Tên các mục, tiểu mục cần ngắn gọn, rõ ràng, tường minh, không hiểu theo nhiều nghĩa. Không để tên tiểu mục ở dòng cuối cùng của trang văn bản. Cuối mỗi mục, tiểu mục không có dấu chấm.
  • Quy định kích thước (theo font chữ unicode) của các chương, mục, tiểu mục được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Quy định kích thước của các chương, mục, tiểu mục

Đề mục

Kiểu chữ

Cỡ chữ

Định dạng

Ví dụ (mẫu chữ)

Phần (A,B,C,D)

TimeNewRoman ( viết hoa)

15

Đậm, đứng

PHẦN A

KHẢO SÁT…

Chương (đánh theo số 1,2,3…)

TimeNewRoman (viết thường)

13

Đậm

đứng

Chương 1
Tên chương

TimeNewRoman (viết hoa)

14

Đậm,

đứng

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN …
Mục (đánh số 1.1, 1.2,…)

TimeNewRoman (viết thường)

13

Đậm,

1.1.Thực trạng
Tiểu mục 1.1.1, 1.1.2…)

TimeNewRoman (viết thường)

13

Đậm

1.1.1. Vai trò …
Tiểu mục tiếp theo

TimeNewRoman (viết thường)

13

Thường

1.1.1.1. Nhà trường
Nội dung

TimeNewRoman (viết thường)

13

Thường

Chất lượng dạy học môn …
Tên hình, bảng

TimeNewRoman (viết thường)

13

Đậm,

Bảng 2.1. Kết quả thực nghiệm biện pháp …
Chú thích hình, bảng

TimeNewRoman (viết thường)

10

Thường

  • Landrace:
  • Yorshire
Phụ lục, tài liệu tham khảo

TimeNewRoman (viết thường)

13

Thường,

Nguyễn Việt Hùng (2003)…

* Bảng biểu, hình vẽ, phương trình

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương: ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 2000”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này. Các bảng dài hoặc hình vẽ lớn có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng hoặc hình vẽ.

Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210mm. Chú ý gấp trang giấy này sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy (Hình 1) . Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của đề tài phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này. Trong mọi trường hợp, 4 lề bao quanh phần văn bản và bảng biểu vẫn như quy định ở trên. (Hình 1. Cách gấp giấy rộng hơn 210 mm)

Trong đề tài các hình vẽ phải được trình bày sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ trong văn bản quy định. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ “…được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “(xem Hình 3.2)” mà không được viết “ được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và Y sau”.

Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn đề tài. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của đề tài. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).

* Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đề tài. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu đề tài có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo ABC) ở phần đầu đề tài.

Cấu trúc chi tiết của một đề tài nghiên cứu khoa học

Tên đề tài

  • Tên đề tài nên viết ngắn gọn nhưng nêu được vấn đề cơ bản cần giải quyết
  • Không nên ghi tên đề tài quá dài và chứa đựng quá nhiều mục tiêu
  • Nên bắt đầu tên đề tài bằng danh động từ. Ví dụ: nghiên cứu, triển khai, áp dụng, xây dựng, soạn thảo…

Tên tác giả

Mục lục

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

  • Trả lời câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu vấn đề này? + Khách quan: Lý luận và thực tiễn + Chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, hứng thú, trách nhiệm của tác giả khi nghiên cứu vấn đề đó
  • Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

  • Trả lời câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì? Nhằm vào việc gì? Để phục vụ cho điều gì?
  • Đây là cái đích mà đề tài nghiên cứu hướng đến, là vấn đề trung tâm xuyên suốt đề tài.
  • Là bản chất của sự vật, hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu

  • Nghiên cứu cái gì?
  • Là những hiện tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

b. Khách thể nghiên cứu

  • Nghiên cứu ai?
  • Những cá nhân, nhóm xã hội chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu

4. Giả thuyết nghiên cứu

  • Giả định về kết quả của vấn đề nghiên cứu
  • Giả thuyết có thể coi là những dự đoán có căn cứ khoa học về những đặc điểm, bản chất, mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu hay dự đoán về kết quả nghiên cứu

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng trên cơ sở mục đích đã xác định. Hướng đến giải quyết những công việc cụ thể và là thành phần của mục đích nghiên cứu.

  • Làm rõ cơ sở lý luận
  • Nghiên cứu thực tiễn: phù hợp với nội dung nghiên cứu thực tiễn của đề tài
  • Kết luận, kiến nghị, giải pháp thực hiện

6. Phương pháp nghiên cứu

Trình bày các phương pháp nghiên cứu mà ta sử dụng. Có thể sử dụng các phương pháp sau:

  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp điều tra (phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra…)
  • Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (nghiên cứu bài tập, bài kiểm tra của học sinh…)
  • Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
  • Phương pháp thống kê toán học
  • Phương pháp phân tích tổng hợp

7. Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu. Xác định một cách rõ ràng hơn về đối tượng, khách thể, địa bàn, thời gian nghiên cứu (giới hạn lại)

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.3. Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu

2.1 Khảo sát thực trạng

  • Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, cấu trúc bảng hỏi
  • Triển khai điều tra như thế nào, xử lý thống kê như thế nào
  • Mẫu nghiên cứu

2.2. Nguyên nhân của thực trạng

2.3. Giải pháp thực hiện

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1. Tiến hành thực nghiệm

3.2. So sánh kết quả thực nghiệm

3.3. Đưa ra nhận định đánh giá

Kết luận và khuyến nghị

  • Tóm tắt nội dung
  • Biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn
  • Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài

Danh mục tài liệu tham khảo

  • Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả và các công trình có liên quan đã được trích dẫn trong đề tài;
  • Tên tác giả, tên tài liệu (chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản, trang; Ví dụ: TS. Phạm Lộc, Đơn giản bởi vì nó không phức tạp, NXB PLB, 2013, Trang 1208
  • Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng; khối tiếng Việt sắp xếp trước.

Phụ lục

  • Mục đích của mục lục là lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và tra cứu
  • Nếu tác giả thực hiện phiếu điều tra, bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại.

Các tìm kiếm liên quan đến Kết cấu của một đề tài nghiên cứu khoa học: cấu trúc đề cương nghiên cứu khoa học, cách trình bày một đề tài nghiên cứu khoa học, một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh, lập đề cương nghiên cứu khoa học, cách viết đề tài nghiên cứu khoa học, mẫu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, kết cấu đề tài tiểu luận, đối tượng nghiên cứu của đề tài là gì, các bước làm đề tài nghiên cứu khoa học, cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu khoa học là gì, mẫu đề cương nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh, sườn bài nghiên cứu khoa học, nội dung nghiên cứu khoa học, phần mở đầu của bài nghiên cứu khoa học, đề cương đề tài nghiên cứu khoa học mẫu, tên đề tài nghiên cứu khoa học luật

5/5 - (91037 bình chọn)
  • Đề tài nghiên cứu khoa học

Bài viết liên quan

  • Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học mẫuĐề cương đề tài nghiên cứu khoa học mẫu
  • Một số câu hỏi ôn tập môn trọng tài thương mạiMột số câu hỏi ôn tập môn trọng tài thương mại
  • Bảng so sánh – đối chiếu Bộ luật Dân sự năm 2005 và 2015Bảng so sánh – đối chiếu Bộ luật Dân sự năm 2005 và 2015
  • Tổng hợp những văn bản hướng dẫn liên quan đến công chứng (còn hiệu lực)Tổng hợp những văn bản hướng dẫn liên quan đến công chứng (còn hiệu lực)
  • Các yếu tố cấu thành Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tácCác yếu tố cấu thành Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác
  • Danh sách các văn phòng công chứng tại Củ Chi TP.HCMDanh sách các văn phòng công chứng tại Củ Chi TP.HCM
  • Giáo trình Tổng quan du lịch – Trường Cao đẳng Thương MạiGiáo trình Tổng quan du lịch – Trường Cao đẳng Thương Mại
  • Câu hỏi ôn tập môn Luật cạnh tranhCâu hỏi ôn tập môn Luật cạnh tranh

Từ khóa » Phần Kết Luận Của đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học