Kết Cấu Là Gì? Một Kỹ Sư Kết Cấu Cần Phải Làm Những Việc Gì?

1. Kết cấu là gì? Những hiểu biết cơ bản về kết cấu xây dựng

1.1. Khái niệm kết cấu

Kết cấu được biết đến là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành xây dựng cơ bản. Kết cấu là gì? Kết cấu là bộ phận trong các công trình xây dựng hay các dự án có tác dụng chịu lực chính và được hiểu như là khung ngoài hay “bộ xương” của công trình hoặc một dự án. Một kết cấu bao gồm rất nhiều các cấu kiện và các chi tiết tách lẻ được liên kết lại tạo nên một khung công trình có quy mô to hoặc nhỏ tùy thuộc vào thiết kế của dự án, ví dụ như là sàn, dầm, cột, vách, móng,…

Khái niệm kết cấu
Khái niệm kết cấu

Trước kia, các vật liệu dùng cho kết cấu công trình chủ yếu được sử dụng hầu hết là các vật liệu, nguyên vật liệu xây dựng rẻ tiền, đơn giản, ít chắc chắn như được kể ở trên. Song, ngày nay với sự hiện đại và sự ra đời của kỹ sư qs và các nguyên vật liệu xây dựng mới như cốt thép, gỗ, thép,… được sử dụng phổ biến hơn cả cho hầu hết các kết cấu công trình. Ưu điểm của những vật liệu này chính là sự chắc chắn, đẹp đẽ, có thẩm mỹ cao nhưng lại có giá đắt hơn cũng như phức tạp hơn.

Xem thêm: Tầng lửng là gì

1.2. Các điều kiện bảo đảm cho một kết cấu hoàn hảo

Một kết cấu công trình khi đạt tới được sự hoàn hảo mà ai cũng mong muốn cần phải đảm bảo được các điều kiện, tiêu chí nhất định sau:

- Trong quá trình thiết kế hoặc xây dựng, cần đảm bảo rằng cấu trúc thỏa mãn các điều kiện và yêu cầu, đồng thời đảm bảo rằng các cấu kiện không bị ảnh hưởng hoặc phá hoại bởi tác động của các lực bên ngoài và tải trọng.

Các điều kiện bảo đảm cho một kết cấu hoàn hảo
Các điều kiện bảo đảm cho một kết cấu hoàn hảo

- Kết cấu khi thiết kế hay xây dựng cần đảm bảo được các điều kiện, yêu cầu cấu kiện không bị biến dạng, bị bóp méo, bị tái hiện sai lệch, chuyển vị quá mức cho phép so với bản thiết kế, cần phải đảm bảo nghiêm ngặt về việc vận hành bình thường cho một công trình hay dự án

- Kết cấu khi thiết kế hay xây dựng cần đảm bảo được các điều kiện, yêu cầu về sự ổn định được thể hiện rõ nét ở việc kết cấu có thể trở lại hình dạng bình thường ban đầu sau khi tải trọng không còn tác dụng nữa và không hề bị sụp đổ

2. Kỹ sư kết cấu cần phải làm những công việc gì?

2.1. Kỹ sư kết cấu là gì?

Kỹ sư kết cấu là gì?
Kỹ sư kết cấu là gì?

Kỹ sư kết cấu là gì? Chắc hẳn đã rất nhiều người từng nghe qua khái niệm thuật ngữ kỹ sư kết cấu phải không nhỉ? Kỹ sư kết cấu là cụm từ được sử dụng để chỉ những người đảm nhiệm nhiệm vụ thiết kế các dự án, kết cấu và toàn bộ những thứ liên quan tới công trình hay dự án đó. Một kỹ sư kết cấu có thể đảm nhận các nhiệm vụ thiết kế liên quan tới các lĩnh vực riêng như: máy móc, nhà cửa, khu du lịch, các danh lam thắng cảnh, các khu kỳ quan, phần mềm,…

Một kỹ sư kết cấu chắc chắn phải đảm bảo hội tụ đủ các yếu tố mà các nhà tuyển dụng cần và bắt buộc phải có thì mới có thể đảm nhận tốt các công việc được giao phó được. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến nhiều hơn về kỹ sư kết cấu – ngành nghề liên quan trực tiếp tới kết cấu mà bài viết này đang đề cập tới, và đây cũng là một ngành nghề hết sức lý tưởng.

Tuyển dụng kỹ sư kết cấu

2.2. Những tố chất mà một kỹ sư kết cấu cần phải có

Một kỹ sư kết cấu nói riêng và tất cả các nhân viên khi đi làm ở bất kỳ lĩnh vực nào trước tiên cũng đều đỏi hỏi hội tụ đủ các yếu tố sau:

Thứ nhất, đó là trình độ. Ở đây, trình độ được thể hiện rõ nhất qua tấm bằng tốt nghiệp trường đại học hoặc cao đẳng. Chúng ta không nhắc đến các công việc mà không đòi hỏi quá nhiều về tấm bằng mà ở đây, ngành kỹ sư kết cấu bắt buộc phải yêu cầu có bằng tốt nghiệp ngành xây dựng (kỹ thuật – vật liệu xây dựng),biết đọc bản thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật, bên cạnh đó, kỹ sư kết cấu ngoài ra cũng nên có các tấm bằng hoặc chứng chỉ khác để thể hiện rõ hơn sự tiến bộ và vượt cấp trong trình độ của bản thân mình.

Những tố chất mà một kỹ sư kết cấu cần phải có
Những tố chất mà một kỹ sư kết cấu cần phải có

Thứ hai, đó là kinh nghiệm. Nhắc đến một kỹ sư, lại là một kỹ sư kết cấu, đảm nhiệm phần quan trọng nhất của một công trình dự án thì chắc chắn phải có rất nhiều kinh nghiệm làm việc. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng các kỹ sư kết cấu có kinh nghiệm từ 3-5 năm làm việc tại các đơn vị làm việc có liên quan tới chuyên môn.

Thứ ba, đó là phẩm chất làm việc, ở đây đó chính là sự linh hoạt, sáng tạo, và khả năng chịu đựng được áp lực công việc. Do tính chất công việc yêu cầu sự đổi mới, linh hoạt, sáng tạo nhiều bởi công việc chính là thiết kế nên kỹ sư kết cấu phải có bộ não thiên biến và nghĩ nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo cũng như hiểu biết về các nguyên vật liệu và chất lượng của nguyên vật liệu. ngoài ra, công việc này cũng đòi hỏi nhiều áp lực nên anh/chị kỹ sư kết cấu cần phải kiên nhẫn và vượt qua thách thức công việc mới đạt được thành công.

2.3. Những công việc thuộc trách nhiệm và nghĩa vụ của kỹ sư kết cấu

 Một kỹ sư kết cấu mặc dù được biết đến với nhiệm vụ chính là thiết kế và xây dựng các dự án, công trình, xong để biết chi tiết hơn về các công việc của kỹ sư kết cấu, mời mọi người tham khảo tiếp bài viết nhé!

2.3.1. Đảm bảo sự an toàn và hoàn hảo cho công trình

Một kỹ sư kết cấu với trách nhiệm là thiết kế và lên ý tưởng cho bản phác thảo các dự án, công trình thì ít nhiều cũng phải chịu trách nhiệm về sự đảm bảo an toàn và hoàn hảo cho công trình hay dự án đó. Các công trình này được thiết kế và dựng lên hoàn toàn dựa trên chủ đích và ý muốn, nhu cầu của con người, mặt khác với một thị trường đổi mới và hiện đại hơn mỗi ngày đòi hỏi các kỹ sư kết cấu luôn phải đổi mới và có những ý tưởng độc đáo, mới lạ hơn, hiện đại hơn, nhiều tiện ích hơn thì mới thu hút được đồng tiền của khách hàng.

Tuy nhiên, sự an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu. ở đây, chúng tôi muốn nói đến đó chính là kết cấu của các công trình phải đảm bảo được sự an toàn, chắc chắn và không gây nguy hiểm đến tính mạng con người thì đồng tiền khách hàng mới xứng đáng. Đây chính là nhiệm vụ, trách nhiệm và nghĩa của các kỹ sư kết cấu cần phải làm được. Các kỹ sư kết cấu cần phải chú trọng tới các nguyên vật liệu mà chất lượng của các nguyên vật liệu đó phải đảm bảo được tính an toàn, chắc chắn và vững bền của công trình hay dự án đó thì mới được gọi là công trình hoàn hảo được.

2.3.2. Tiết kiệm chi phí

Bất kỳ các chủ doanh nghiệp hay chủ đầu tư nào khi thực hiện xây dựng một công trình hay một dự án cũng đều hướng tới chi phí sao cho chi phí đạt ở mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên, chi phí thấp không có nghĩa là chất lượng kém, không ra gì. Vì vậy, gánh nặng hơn cho các kỹ sư kết cấu đó chính là tối thiểu hóa chi phí nhưng vẫn tối đa hóa được chất lượng. Làm sao để làm được như vậy? Đây là một câu hỏi mà các kỹ sư kết cấu cần phải giải đáp và thực hiện được.

Vấn đề tiết kiệm chi phí này các kỹ sư kết cấu có thể chú tâm tới một số vấn đề như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí nhân công: số lượng, năng suất và hiệu quả làm việc

- Chi phí chất xám

- Vấn đề tham nhũng, ăn chặn tiền dẫn đến đội vốn lên cao hơn

2.3.3. Thực hiện hóa ý tưởng thiết kế

Công việc cụ thể nữa của một kỹ sư kết cấu cần phải đảm nhận trách nhiệm và làm được đó chính là thực hiện hóa ý tưởng thiết kế của chính mình sao cho thành công nhất có thể. Mặc dù công việc chính của một kỹ sư kết cấu đó chính là phác thảo, thiết kế dự án, công trình nhưng họ vẫn đi tiếp các bước thực hiện hóa được ý tưởng đó sau khi được thông qua xét duyệt.

Thực hiện hóa ý tưởng thiết kế
Thực hiện hóa ý tưởng thiết kế

Để thực hiện hóa được ý tưởng thiết kế này là một công việc không hề đơn giản gì hết, các kỹ sư kết cấu phải chịu trách nhiệm trên hầu hết các lĩnh vực, mảng vấn đề, từ nguyên vật liệu, nhân công cho tới thời gian hoàn thành ý tưởng thiết kế đó. Sau đó là giám sát, thử nghiệm và đưa vào tiêu dùng, Quá trình này mất rất nhiều thời gian và không lấy làm lạ khi kỹ sư kết cấu phải chịu nhiều áp lực công việc đến vậy!

2.3.4. Đưa ra các giải pháp để mang tới một kết cấu hoàn hảo

Một kỹ sư kết cấu sau khi thiết kế được các ý tưởng công trình hay dự án chắc hẳn đây chưa phải là sự hoàn hảo nhất mà cần rất nhiều lần sửa chữa, góp ý từ các cấp trên, cấp quản lý hay các kỹ sư kết cấu khác thì bản thiết kế mới đi tới sự hoàn hảo nhất. Vì vậy, kỹ sư kết cấu cần phải đưa ra các giải pháp tối ưu, khách quan và thiết thực nhất để mang đến một kết cấu hoàn hảo nhất có thể cho công trình tương lai sau này. Bởi một công trình hay một dự án muốn tồn tại được lâu thì cần phải có kết cấu vững chắc và hoàn hảo nhất có thể!

Tìm việc làm

Trên đây là bài viết về Kết cấu là gì? Một kỹ sư kết cấu cần phải làm những việc gì? mà website chúng tôi cung cấp thông tin cho các bạn. Hãy cùng timviec365.vn đồng hành để tìm hiểu thêm về các vấn đề khác trong cuộc sống nhé! Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và tin tưởng website của chúng tôi. Chúc các bạn thành công và sớm đạt được các dự định trong cuộc sống mà mình đề ra nhé!

Từ khóa » Kết Cấu Xây Dựng Nhà Là Gì