Kết Cấu Nội Dung TK131 – Phải Thu Khách Hàng (Phần 1)
Có thể bạn quan tâm
Tài khoản 131 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ.
Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng. Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng để ghi cả hai chỉ tiêu bên tài sản và nguồn vốn. Tài khoản này cũng được mở chi tiết theo thời hạn thanh toán để xác định nợ phải thu khó đòi, làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi
Kết cấu nội dung TK131 – Phải thu khách hàng:
Bên Nợ:
– Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ;
– Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên Có:
– Số tiền khách hàng đã trả nợ;
– Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
– Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại;
– Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT);
– Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CẦN TÔN TRỌNG KHI HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 131
1. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư.
2. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua Ngân hàng).
3. Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
4. Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.
Từ khóa » Kết Cấu Tài Khoản 131
-
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 131 – PHẢI THU KHÁCH HÀNG
-
Hệ Thống Tài Khoản - 131. Phải Thu Của Khách Hàng. - Báo Cáo Tài Chính
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 131 - Phải Thu Của Khách Hàng
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 131 – Phải Thu Khách Hàng Theo Thông Tư ...
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 131 "Phải Thu Khách Hàng " Theo TT 133
-
Cách Xử Lý Số Dư Có Tài Khoản 131, Nguyên Nhân, Giải Pháp?
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 131 Chi Tiết, Chính Xác Nhất
-
Hạch Toán Tài Khoản 131 - Phải Thu Của Khách Hàng Theo Thông Tư ...
-
TÀI KHOẢN 131
-
TÀI KHOẢN 131 - PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG (Thông Tư 200 ...
-
Cách Hạch Toán Tk 131 - Phải Thu Khách Hàng Theo Thông Tư 200
-
Kế Toán Tài Khoản 131 Phải Thu Của Khách Hàng Theo Quy định
-
Tài Khoản 131 Là Gì? Cách Hạch Toán Tài Khoản 131 Theo Thông ...