Kết Cấu Thép Nhà Nhịp Lớn - Tài Liệu Xây Dựng

Tài liệu nhà thép nhịp lớn

Để tải tài liệu các bạn vui lòng ấn nút Tải File Tải File Hướng dẫn tải File

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU THÉP NHÀ NHỊP LỚN

2.1 PHẠM VI SỬ DỤNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KẾT CẤU NHÀ NHỊP LỚN

Nhà nhịp lớn là nhà có khoảng cách cột theo phương ngang lớn (thông thường ≥ 40m) nhằm mục đích hạn chế số lượng cột bên trong nhà. Kết cấu nhà nhịp lớn được dùng trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Trong công trình dân dụng như rạp hát, nhà triển lãm, sân vận động, nhà ga, nhà thi đấu, chợ …Trong công trình công nghiệp như gara ô tô, hăngga máy bay, xưởng đóng tàu, xưởng lắp ráp máy bay …

Kết cấu nhà nhịp lớn có những đặc điểm sau:

Công trình nhịp lớn không phải là những công trình xây dựng hàng loạt mà là các công trình đơn chiếc, yêu cầu về kiến trúc rất cao để phù hợp với tính năng của công trình đó.

Kích thước của công trình thay đổi trong phạm vi rất rộng.

Nhịp của nhà công nghiệp thay đổi từ 50100m, Xưởng lắp ráp máy bay có nhịp 100120m, chiều cao 8 10m, Xưởng đóng tàu có nhịp 20 60m, chiều cao 30 40m. Hình dáng phong phú và phục vụ nhu cầu riêng nên rất khó có mô đun điển hình nhà thép nhịp lớn. Do vậy phải triệt để điển hình hoá các cấu kiện khi thiết kế.

Kết cấu nhà nhịp lớn chủ yếu chịu tải trọng do trọng lượng bản thân và của tấm lợp.

Việc giảm trọng lượng của kết cấu là nhiệm vụ chính của người thiết kế. Để giảm trọng lượng bản thân người ta sử dụng các cách sau: sử dụng vật liệu thép cường độ cao, dùng hợp kim nhôm, dùng vật liệu lợp mái nhẹ như tấm tôn mỏng, chất dẻo, vải bạt …, nhà thép nhịp lớn dùng kết cấu ứng suất trước, hệ không gian hoặc dùng mái dây.

Kết cấu chịu lực chính của nhà nhịp lớn bao gồm các dạng sau:
Kết cấu phẳng chịu lực: hệ dầm, hệ khung và hệ vòm
  • Kết cấu kiểu dầm và khung thích hợp với mặt bằng hình chữ nhật
  • Hệ vòm có hình dáng kiến trúc đẹp, tiết kiệm vật liệu, hợp lý khi sử dụng vượt nhịp ≥80m
Kết cấu không gian chịu lực: Hệ thanh không gian, cupôn, mái dây
  • Hệ thanh không gian được cấu tạo từ các dàn phẳng đan chéo nhau, do chịu lực theo các phương nên tiết kiệm vật liệu.
  • Mái cupôn được sử dụng khi nhà có mặt bằng hình tròn hoặc đa giác.
  • Hệ mái dây được sử dụng khi nhịp rất lớn, đem lại hiệu quả cao.

Sưu tầm:

Bạn có thể xem tham khảo thêm:

Chia sẻ:

  • Tweet

Related

Từ khóa » Kết Cấu Mái Cupôn