KẾT CẤU TRUYỆN KHÓI TRỜI LỘNG LẪY CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Sư phạm
KẾT CẤU TRUYỆN KHÓI TRỜI LỘNG LẪY CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.52 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNPHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌCBÀI TIỂU LUẬNCÁC KHUYNHHƯỚNG VÀPHẠM TRÙ CƠBẢN CỦA THIPHÁP HỌCĐỀ TÀIKẾT CẤU TRUYỆN KHÓI TRỜI LỘNG LẪY CỦANGUYỄN NGỌC TƯNgười hướng dẫn: TS. PHẠM NGỌC HIỀNNgười thực hiện: TRẦN THỊ HẢI YẾNKhóa: 20.2Chun ngành: Văn Học Việt NamBình Dương, ngày 10 tháng 05 năm 2021KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN KHÓI TRỜI LỘNG LẪY CỦA NGUYỄN NGỌC TƯI. MỞ ĐẦU Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ đang trên đường định hình phong cáchsáng tác. Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều thành công ở thể loại truyện ngắn,đặc biệt ấn tượng ở truyện ngắn Khói trời lộng lẫy. Đây là tác phẩm với kết trần thuật độcđáo miên man, đan xen giữa hồi ức, thực tại và ước mơ, hoài niệm của một cơ gái đã mangtheo đứa em trai nhỏ của mình bỏ trốn cuộc sống phố thị phiêu bạt đến sống tại một xómnghèo trên chiếc cồn hoang vắng của sóng nước miền Tây. Trên xóm Cồn heo hút này,trong mắt mọi người, hai chị em bị lầm tưởng là hai mẹ con đang dắt díu, tha phương tìmđất sống... cậu bé trai tên Phiên lớn lên từng ngày với cuộc sống hoang dã thơn q trongsự cơ đơn thiếu tình cảm của cha khi bị người chị, mà cậu gọi là mẹ, tước đoạt hồi ức vềtuổi thơ. Khói trời lộng lẫy là truyện dài thứ ba của nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, sauCánh đồng bất tận và Gió lẻ. Truyện lấy bối cảnh sông nước Nam bộ vẫn hiện lên xuyênsuốt, với những phận đời trôi dạt vẫn là câu chuyện khiến người đọc nghẹn lòng. Nội dungcốt chuyện với cuộc chạy trốn của hai chị em Di và Phiên tới xóm Cồn. Di mang theoPhiên mong muốn lưu giữ những điều đẹp nhất của quá trình trưởng thành tự nhiên củamột đứa trẻ. Nhưng rốt cuộc cũng khơng ni nấng được cái đẹp, khơng níu giữ đượcnhững gì thuần khiết nhất để rồi kết truyện thật bi thương đầy tính nhân văn:“Khói này, làmón q cuối cùng tôi tặng em tôi. Nhưng khi nắm chúng lại, tôi chỉ nghe thấy nhữngngón tay mình xỏ vào lịng bàn tay của chính mình”. Truyện để lại dấu ấn sâu đậm tronglịng người đọc bởi ấn tượng hình ảnh nghệ thuật khói ở kết chuyện và nội dung tư tưởngtác phẩm đậm chất nhân văn sâu sắc. Nhưng quan trọng hơn hết là sự thành công trongnghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư. “Khói trời lộng lẫy” có một kết cấu mới lạ,độc đáo, mang tính sáng tạo cao về thời gian và không gian trần thuật. Để thấy rõ được cáihay cái sáng tạo trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tơi tiếnhành tìm hiểu hai nội dung chính là kết cấu cốt truyện và kết cấu điểm nhìn trần thuật.II. NỘI DUNG1. Kết cấu cốt truyệnTruyện ngắn “Khói trời lộng lẫy” của Nguyễn Ngọc Tư là câu chuyện về cuộc đờicủa một cô gái tên Di đuổi theo một cuộc hành trình dài: Cuộc hành trình tìm kiếm và lưugiữ những vẻ đẹp của cuộc sống có nguy cơ biến mất theo thời gian. Thế nhưng, sau tất cả,cơ lại khơng thể níu giữ chính những ký ức và tình u của cuộc đời mình. Càng cố nắmgiữ thì dường như lại càng mất mát. Vì sự bất cơng trọng nam kinh nữ của người cha, côấy đã đánh cắp đứa em trai cùng cha khác mẹ để trả thù người cha bỏ rơi mình. Để rồicuối cùng lâm vào tình trạng tiến thối lưỡng nan, bị mọi người lầm tưởng cô là mẹ đứatrẻ. Ở phần kết ấn tượng nhất là cảnh kết thúc câu chuyện, khi: “Tơi đứng trong khói và tựhỏi: Làm sao giữ được vẻ đẹp lộng lẫy này của khói?”. Nó làm cho người đọc có suy nghĩvề cuộc đời mỗi người như những chuyến đi dài, những đỉnh cao vinh quang đẹp đẽ thì lạithường mong manh khó giữ. Cát bụi rồi lại trở về cát bụi, thứ cịn lại duy nhất có lẽ chỉ làtình u, ở đâu đó trong những trái tim đang ngày đêm khát khao tìm kiếm nó. Cốt truyệnnằm trong sự sắp đặt theo một trình tự ngẫu nhiên. Dưới hình thức như vậy thật sự đemđến những bất ngờ, khơng đốn trước được tình huống truyện trong tiếp nhận của ngườiđọc tạo sự độc đáo làm nên phong cách của Nguyễn Ngọc Tư. Nét đặc sắc về cốt truyện của “Khói trời lộng lẫy” còn thể hiện ở kết cấu truyện trongtruyện. Ta cứ ngỡ tác phẩm chỉ giới hạn trong câu chuyện của nhân vật chính – Di. Nhưngcâu chuyện về nhân vật chính mà Nguyễn Ngọc Tư kể được lồng trong những chuyệnkhác. Cứ ngỡ là câu chuyện tình giữa nhân vật "Tơi" và “Anh”, đến cuối truyện mới nhậnra hóa ra không phải! Nhân vật chủ chốt là Phiên, ngặt nỗi nó chẳng liên quan gì tới cácnhân vật khác cả và câu chuyện xoay quanh nó rất ngắn, ngồi ra cịn có các câu chuyệnvề con người ở xóm Cồn giữa thiên nhiên hoang sơ, với những mảnh đời đầy tâm sự u uẩnnhư: Ông Sáu già nung nấu nỗi căm hờn giết chết tình địch làm tan nát hạnh phúc gia đìnhmình, chị Thắm lỡ thì, anh chàng Thơ bị khùng,…( Các mẩu chuyện tuy nhỏ, ngắn vềcuộc sống người dân tuy lam lũ mà rất bình dị ở xóm Cồn ai cũng mang trong mình nỗibuồn man mác). Nhưng trung tâm vẫn là câu chuyện của Di và Phiên. Câu chuyện Di vàPhiên là sự lí giải cụ thể, rõ ràng và tiền đề xuất hiện những mẩu chuyện nhỏ. Trong câuchuyện của nhân vật chính cịn xuất hiện rải rác, đan xen các câu chuyện về hồn cảnh, nỗibất hạnh sự mất mát, thiếu thốn tình cảm của người phụ nữ. Cách sắp đặt cốt truyện nhưthế đem lại cho người đọc một trường liên tưởng phong phú. Nỗi đau mà những người congái, sự bất cơng thiệt thịi của người phụ nữ chỉ mong muốn có được tình u thương màthật khó giữ bởi nó mong manh mờ ảo như khói vậy. Họ cứ vẫn bị rơi vào cái vòng luẩnquẩn của số phận đàn bà, khơng thốt được số kiếp ấy. Các tình tiết trong truyện thườngđược xây dựng theo hướng diễn dịch, nhất là trong cách miêu tả nhân vật mở đầu câuchuyện là hình ảnh “Căn chịi hoang ở phía Nam cồn” với hai nhân nhân vật Di và Phiên“Tôi lụi hụi ngồi dậy đắp mền cho thằng Phiên”. Nhà văn tái hiện số phận và đời sống nộitâm của nhân vật chính theo hướng kể về kết quả trước. Rồi từ đó kể về những ngunnhân, lí do dẫn đến kết quả đó ngun nhân (vì sự bất cơng trọng nam kinh nữ cô ấy đãđánh cắp đứa em trai cùng cha khác mẹ để trả thù người cha bỏ rơi mình). Việc kể của tácgiả khơng vì thế mà nhàm chán, nhạt nhẽo. Ngược lại nó đem đến cho người đọc những ấntượng sâu sắc bởi cách sắp xếp nội dung theo trình tự ngẫu nhiên kể một cách tự nhiên.Cách kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư thật sự có dụng ý nghệ thuật sâu sắc, tạo sự tị mịlơi cuốn với người đọc. Buộc độc giả phải đọc, để đi tìm ngun nhân tại sao lại có sự việcmột người con gái trẻ mang theo một đứa bé lang thang phiêu bạt đây đó để rồi trú ngụ tạixóm Cồn. Nhưng khi câu chuyện khép lại với hình ảnh: Khi người đàn bà đứng trong khóivà “ Tơi tự hỏi: Làm sao giữ được vẻ đẹp lộng lẫy này của khói?” với một cái kết mở. Giátrị của cách kết cấu câu hỏi này lại còn được mở rộng ra với nhiều suy tư của độc giả. Nếuđộc giả là một người con gái chắc chắc câu hỏi “Làm sao giữ được vẻ đẹp lộng lẫy nàycủa khói?” sẽ mở ra một trường suy nghĩ khác tùy theo phái giới hoặc lứa tuổi độc giả.Nếu độc giả là một người con trai chắc chắc câu hỏi ấy sẽ mở ra một trường suy nghĩ khácnữa, đối với các bạn trẻ sẽ có suy nghĩ khác, với những người từng trải đời tùy theo tâmtưởng mỗi bạn đọc. Câu hỏi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vì thế là một câu hỏi khơi gợixúc cảm suy mãnh liệt tư về cuộc sống cho mỗi độc giả. Nhà văn buộc người đọc phải vậnđộng tâm hồn để suy nghĩ, nhà văn làm cho tâm hồn người đọc thật sự được sống và đồngcảm với nhân vật. Từ đó rút ra triết lý cá nhân về được và mất trong cuộc sống.Cái ấn tượng trong kết cấu cốt truyện chính là các tình tiết sắp xếp khơng theo một trậttự nào. Điều này tạo sự tò mò rất lớn đối với độc giả. Từ đó tạo được sức lơi cuốn của tác phẩm. Rõ nhất là cái đoạn kể về quá trình Di ơm theo Phiên bỏ đi sau đó lại tạm ngưng kểđến lúc Di nhớ về lúc còn làm ở Viện di sản thiên nhiên và cịn người. Ở đó có mối tìnhcủa cơ và người u và sau đó anh ta chẳng còn xuất hiện ở câu chuyện nữa dường nhưbiến mất khỏi thế gian. Ngoài ra một số nhân vật xuất hiện rất ngắn rồi biến mất. Thí dụnhân vật Nhứt xuất hiện trong một đoạn, rồi biến mất ln khơng để lại tăm hơi gì. Nhânvật Lam cũng thế , ngay cả ông Sáu Câu, rồi nhân vật xuất hiện nhiều nhất là Anh (ngườitình của nhân vật chính) đến phần kết cũng khơng thấy bóng dáng đâu. Kết thúc hồi ức lạiquay lại với ngày Di đặt chân tới trùng với một đám giỗ ở xóm và kể về những câu chuyệncác nhân vật ông Sáu, chị Thắm,… ở xóm Cồn. Sau đó lại tạm ngưng quay lại kể về hồi ứctiếp tục khi ở Viện di sản thiên nhiên và con người với câu chuyện về Nhứt, ơng già bảovệ,… Cách kể này có hiệu quả khi các tình tiết có sự liên quan mật thiết với nhau. Giúpngười đọc phần nào hiểu hơn về cá tính nhân vật Di và tại sao lại có những hành động nhưvậy với Phiên. Kết cấu trần thuật về cốt truyện cứ lặp lại như vậy không theo một trình tựsắp xếp nào về thời gian hay khơng gian. Từ đó tạo nên nét riêng độc đáo về truyện ngắncủa Nguyễn Ngọc Tư.Có thể nói nữ nhà văn Nam Bộ đã rất khéo léo trong việc xây dựng kết cấu cốt truyện.Đơi khi giữa các tình tiết kể về hiện thực - quá khứ - hiện thực đan xen nhau, chẳng cần códấu hiệu từ ngữ nào để thông báo cho người đọc biết trước, đây là một nét phá cách độcđáo trong nghệ thuật viết truyện ngắn của tác giả. Từ đó đã tạo được sự bất ngờ và lơicuốn. Có đơi chút khó hiểu độc giả cần đọc kỹ nghiền ngẫm mới thấy cái hay ẩn giấutrong ngụ ý sắp xếp này. Dường như nhà văn muốn người đọc phải tập trung cao độ để dõitheo sự phát triển của các tình tiết trong câu chuyện. Một chút lơ là trong tiếp nhận ngườiđọc có thể bỏ qua những điều thú vị và không thể nắm rõ nội dung câu truyện.Trong kết cấu cốt truyện của “Khói trời lộng lẫy”, các tình tiết kết thúc câu chuyệncũng thể hiện sự cách tân trong lối viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Với cách viếttruyện truyền thống, câu chuyện kết thúc có hậu, trải qua những biến cố của số phận, nhânvật thường sống một cuộc đời viên mãn, hạnh phúc. “Khói trời lộng lẫy” của NguyễnNgọc Tư không khép lại theo lối ấy. Nhân vật Di chẳng những không được an yên nơi tâmhồn mà ngược lại nỗi đau còn tăng lên để rồi tan vỡ mộng đẹp kết thúc với hình ảnh ngườiphụ nữ đứng trong khói và “Tơi tự hỏi: Làm sao giữ được vẻ đẹp lộng lẫy này của khói?”.“Khói này, là món quà cuối cùng tôi tặng em tôi. Nhưng khi nắm chúng lại, tơi chỉ nghethấy những ngón tay mình xỏ vào lịng bàn tay của chính mình”. Kết thúc như thế gieovào lòng người đọc biết bao ngậm ngùi, chua xót, với những sự hỗn độn xúc cảm và sựbàng hồng của cái kết.2. Kết cấu điểm nhìn trần thuậtTrong truyện, người trần thuật thường đứng ở ngôi thứ ba số ít và biết hết mọi chuyện.Nhưng trong truyện ngắn “Khói trời lộng lẫy”, người kể chuyện xưng “Tơi” cũng là nhânvật chính Di. Kết cấu điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư có sự lồng ghép của ngơikể thứ nhất (khi Di kể về câu chuyện của cuộc đời mình) và ngơi kể thứ ba (khi nhân vậtDi về câu chuyện của những người khác – Đó là câu chuyện của Lam, của Phiên, câu chuyện về những con người ở xóm Cồn giữa thiên nhiên hoang sơ, giữa những người cótâm sự u uẩn như: Ông Sáu già nung nấu nỗi căm hờn giết chết tình địch làm tan nát hạnhphúc gia đình mình, chị Thắm lỡ thì, anh chàng Thơ bị khùng,… ). Cách lồng ghép điểmnhìn trần thuật như thế vừa giúp nhân vật dễ bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ vừa giúp người đọchứng thú đỡ nhàm chán.Điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện thay đổi liên tục theo thờigian và khơng gian trần thuật. Từ điểm nhìn hiện tại chuyển sang điểm nhìn quá khứ rồiquay lại điểm nhìn hiện tại có sự đan xen xáo trộn về thời gian và khơng gian trần thuật.Có khi điểm nhìn của nhân vật Di chiếm phần nhiều (khi kể về quá khứ làm ở Viện di sảnthiên nhiên và con người, kể về q trình ni dưỡng Phiên ở xóm Cồn). Có khi điểm nhìnđược liên tục trao cho các nhân vật khác. Đoạn nhân vật Di kể về ơng Sáu ơng già kỳ lạ cóhai cái chịi trên đất cồn hay kể về chị Thắm, chị Thiện những người phụ nữ thiếu thốntình cảm từ đàn ơng,… tuy không dài nhưng người đọc khám phá được sự đa dạng trongđiểm nhìn trần thuật. Ở mỗi điểm nhìn giúp độc giả thấy rõ được các khía cạnh cuộc đờimỗi nhân vật. Mỗi điểm nhìn gắn với một số phận nhân vật khác nhau. Điểm nhìn của Digắn với sự thiệt thịi mất mát đau thương, những thiếu thốn tình cảm kèm theo đó là sự lưuluyến hồi niệm với tình u và cuộc sống. Cũng từ điểm nhìn đó ta thấy được quá trìnhphát triển tâm sinh lý ở một đứa trẻ là Phiên từ lúc còn thơ bé cho đến lúc trưởng thành:“Thằng Phiên khóc mướt, trong mớ nước mắt đó, tơi biết nó khóc cho những cổ tích đãchết rồi…Tơi thấy mình đang mất phiên”. Cịn ở điểm nhìn của Phiên thay đổi theo quátrình trưởng thành lúc đâu vô tư hồn nhiên sống cùng Di không nghi ngờ về cuộc sống thếgiới bên ngồi xóm Cồn. Càng lớn Phiên càng muốn rời xa Di để được phám phá cuộcsống mới mẻ, đầy tị mị ngồi kia và cuối cùng khi biết sự thật có chút ốn hận Di dù Diđã nuôi dưỡng Phiên từ nhỏ. Qua hành động: “Thằng Phiên bỏ đi tìm ai đó có thể giúp nóbiết giận dữ, phẫn uất, như một con người đúng nghĩa”. Cịn điểm nhìn của ơng Sáu nỗiốn hận gã tình địch làm ơng tan của nát nhà, kiến ông nhúng tay vào tội ác những dù vậyông vẫn hiền từ quan tâm yêu quý đối Di và Phiên khi nghĩ hai người là mẹ con. Điểmnhìn dân làng ở xóm Cồn với Di và Phiên là sự tị mị trước xuất hiện cơ gái trẻ cùng đứabé: “Chuyện đời tơi được người xóm cồn đồn đốn, thì thầm, u một người bị gia đìnhphản đối, tơi bất chấp trốn nhà theo anh ta, sinh thằng Phiên rồi bị anh ta bỏ, không biếtđi đâu về đâu trôi tạt qua xóm Cồn ở tạm”. Ẩn sâu đó là sự xót thương số phận cơ gái trẻvà họ cũng dần chấp nhận với sự có mặt của Di và Phiên coi Di và Phiên như người làngnghĩa xóm. Dù khơng rõ nguồn gốc xuất thân, từ đó cho ta thấy được tình người dân NamBộ chất phát, thương quý con người. Có thể thấy kết cấu điểm nhìn trần thuật trong “Khóitrời lộng lẫy” rất độc đáo lơi cuốn. Với sự tài hoa và khéo léo xây dựng điểm nhìn nhà văngiúp người đọc cảm nhận được cái nhìn đa chiều của con người trước một vấn đề của cuộcsống. Chỉ là sự xuất hiện của Di và Phiên đã có những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau– hầu hết là sự đồng cảm thương xót cho cơ gái trẻ và đứa bé. Cách kết cấu điểm nhìn trầnthuật như thế tạo cho câu chuyện tính sinh động, hấp dẫn và lại rất thực tế, gần gũi vớicuộc sống thường nhật. Cũng nhờ vậy mà nhà văn đã phơi bày được số phận éo le, đaukhổ, dằn vặt mẫu thuẫn nơi nội tâm của nhân vật Di khi Phiên hỏi về ba: “Giờ Phiên cũngđi tìm ba”, “Tội nghiệp ba con thiệt, chắc ổng nhớ con”... Đồng thời khơi gợi nhiều suy nghĩ và lòng cảm thương nơi độc giả. Về một hoàn cảnh éo le về sự bồng bột người chị(Di) đã thay đổi cuộc sống của người em(Phiên). Có lẽ vừa đáng thương vừa đáng tráchtùy theo suy nghĩ mỗi người đọc.Kết truyện là một kết thúc tuy mở nhưng khơng có hậu được nhà văn Nguyễn NgọcTư kết cấu cho “Khói trời lộng lẫy”. Câu chuyện khép lại chi tiết Di tự thiêu mình hìnhảnh mang tính chất ám ảnh người đọc khi người đàn bà đứng trong khói: “Tự hỏi: Làmsao giữ được vẻ đẹp lộng lẫy này của khói?”. Nhà văn khơng kể tiếp sau sự việc ấy Phiênsẽ có hành động như thế nào. Dường như Nguyễn Ngọc Tư trao quyền trần thuật tiếp câuchuyện cho người đọc. Mỗi người đọc sẽ viết tiếp cho nhân vật một cái kết mở ra nhiềusuy tưởng cho người đọc về thân phận con người trong cuộc đời – nhất là người phụ nữ.Cái kết ấy mang đậm điểm nhìn trần thuật của cá nhân người đọc. Cách kể chuyện củaNguyễn Ngọc Tư thật sự khiến người đọc có ấn tượng và cảm xúc khó phai, để lại dấu ấnriêng về phong cách của tác giả với độc giả.III. KẾT LUẬNQua phân tích về kết cấu cốt truyện và kết cấu điểm nhìn trần thuật ta thấy được sựtài hoa và khéo léo trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Qua đó thấyđược nội dung tư tưởng câu chuyện mà tác giả muốn gửi ngắm tới các độc giả. Khói trờilộng lẫy với ý tưởng viết về cái đẹp và sự mất mát với quá trình đi tìm, níu giữ những giátrị bình dị của cuộc sống. Với kết cấu trần thuận đan xen các bối cảnh quá khứ hiện tại vớinhau tạo sự hấp dẫn của tác phẩm với người đọc. Ngồi ra cịn có sự độc đáo ở kết cấu cốtchuyện và khắc họa nhân vật chính. Trong khi các nhân vật các đều khá rập khn thìnhân vật "Tơi" khác biệt, nổi trội hẳn, có lẽ là hình ảnh tưởng tượng của chính tác giảchăng? Ngẫm kỹ thì thấy dụng ý của tác giả là liệt kê các mất mát trong cuộc đời của"Tơi", từ đó dẫn tới vụ tự thiêu như giải thốt hoặc để tạo ra nghệ thuật là màu khói để lạiđiểm nhấn với độc giả về tác phẩm. Truyện ngắn Khói trời lộng lẫy tạo được ấn tượng sâusắc với người đọc qua nội dung gần gũi, quen thuộc nhưng lại gợi ra những quãng mênhmông ở tâm hồn độc giả, để rồi đồng cảm với số phận người bé mọn, gieo những chữ tìnhrưng rưng. Bạn đọc có thể thấy đâu đó bóng dáng bản thân là nhân vật trong chính tácphẩm. Ðó là thế mạnh trong văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư.LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Ngọc Tư (2010), Khói trời lộng lẫy, NXB Thời Đại.2. Phạm Ngọc Hiền (2016,2018), Thi pháp học, NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ ChíMinh. 3. Phạm Ngọc Hiền (2018), Tiếp cận tác phẩm văn chương từ góc độ thi pháp học,NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu liên quan

  • Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
    • 84
    • 2
    • 15
  • Đặc điểm lời thoại nhân vật trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư Đặc điểm lời thoại nhân vật trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư
    • 87
    • 1
    • 17
  • Đặc sắc ngôn ngữ trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư Đặc sắc ngôn ngữ trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư
    • 75
    • 3
    • 34
  • Thế giới nghệ thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Thế giới nghệ thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
    • 71
    • 1
    • 3
  • Phân tích truyện ngắn Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng Phân tích truyện ngắn Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
    • 6
    • 945
    • 0
  • Từ địa phương trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư Từ địa phương trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư
    • 108
    • 2
    • 39
  • Thế giới nghệ thuật trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư Thế giới nghệ thuật trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư
    • 72
    • 2
    • 7
  • nghệ thuật tự sự trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư nghệ thuật tự sự trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư
    • 88
    • 1
    • 28
  • Nghệ thuật trần thuật trong tập truyện ngắn cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư Nghệ thuật trần thuật trong tập truyện ngắn cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư
    • 70
    • 1
    • 6
  • đặc điểm cách sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn và tạp văn của nguyễn ngọc tư đặc điểm cách sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn và tạp văn của nguyễn ngọc tư
    • 293
    • 2
    • 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(61.28 KB - 7 trang) - KẾT CẤU TRUYỆN KHÓI TRỜI LỘNG LẪY CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Truyện Ngắn Khói Trời Lộng Lẫy