Kết Cấu Và Nội Dung Phản ảnh Của Tài Khoản 222 - Vốn Góp Liên ...

Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 222 – Vốn góp liên doanh

Bên Nợ:

Số vốn góp liên doanh đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng.

Bên Có:

Số vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đã thu hồi, chuyển nhượng.

Số dư bên Nợ:

Số vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hiện còn cuối kỳ.

2.2.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

(1) Kế toán vốn góp liên doanh vào cơ sở đồng kiểm soát

a) Khi góp vốn liên doanh bằng tiền vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng.

b) Khi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng vật tư, hàng hóa, ghi:

b1) Khi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng vật tư, hàng hóa, ghi:

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại);

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch giá trị ghi sổ lớn hơn giá đánh giá

lại);

Có các TK 152, 153, 155, 156 (Giá trị ghi sổ kế toán);

Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giá trị ghi sổ nhỏ hơn giá

đánh giá lại);

b2) Trường hợp số chênh lệch giá đánh giá lại vật tư, hàng hóa lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hóa, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại phần thu nhập khác tương ứng với tỷ lệ góp vốn của đơn vị mình trong liên doanh, ghi:

Nợ TK 711 – Thu nhập khác (Phần thu nhập tương ứng với lợi ích của bên góp vốn liên doanh)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).

b3) Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán số vật tư, hàng hóa đó cho bên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 711- Thu nhập khác

c) Trường hợp góp vốn bằng tài sản cố định:

c.1) Khi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá trị thực tế của TSCĐ do các bên

thống nhất đánh giá);

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích);

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại

của TSCĐ);

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá); hoặc

Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá);

Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch đánh giá lại lớn hơn giá

trị còn lại của TSCĐ).

c.2) Trường hợp số chênh lệch giá đánh giá lại TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại phần thu nhập khác tương ứng với tỷ lệ góp vốn của đơn vị mình trong liên doanh, ghi:

Nợ TK 711 – Thu nhập khác (Phần thu nhập tương ứng với lợi ích của bên

góp vốn liên doanh)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh

giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng

kiểm soát).

c.3) Hàng năm căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định đem góp vốn, kế toán phân bổ trở lại số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại

TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát);

Có TK 711 – Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực hiện được

phân bổ cho 1 năm).

c.4- Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ khi góp vốn còn lại (đang phản ánh ở bên Có TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”) sang thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ TK 3387 – (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn của

các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát);

Có TK 711 – Thu nhập khác.

d) Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam được Nhà nước giao đất để góp vốn liên doanh với các công ty nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thì sau khi có quyết định của Nhà nước giao đất để góp vào liên doanh và làm xong thủ tục giao cho liên doanh, ghi:

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (Chi tiết nguồn vốn Nhà nước).

đ) Trường hợp bên góp vốn liên doanh được chia lợi nhuận nhưng sử dụng số lợi nhuận được chia để góp thêm vốn vào liên doanh, ghi:

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

(2) Kế toán chi phí cho hoạt động liên doanh và lợi nhuận nhận được từ liên doanh:

a) Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh phát sinh trong kỳ (Lãi tiền vay để góp vốn, tiền thuê đất, các chi phí khác,…), ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 111, 112, 152,…

b) Phản ánh các khoản lợi nhuận từ liên doanh phát sinh trong kỳ khi nhận được thông báo về số lợi nhuận được chia hoặc khi nhận được tiền, ghi:

– Khi nhận được thông báo về số lợi nhuận được chia, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (Khi nhận được giấy báo của liên

doanh)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Khi nhận được tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112 – (Số tiền nhận được)

Có 131 – Phải thu của khách hàng.

(3) Kế toán thu hồi vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi kết thúc hợp đồng liên doanh hoặc cơ sở đồng kiểm soát chấm dứt hoạt động

a) Khi thu hồi vốn góp vào cơ sở đồng kiểm soát, căn cứ vào chứng từ giao nhận của các bên tham gia liên doanh, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213, …

Có TK 222 – Vốn góp liên doanh.

b) Số vốn không thu hồi được do liên doanh làm ăn thua lỗ được coi là một khoản thiệt hại và phải tính vào chi phí hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 222 – Vốn góp liên doanh.

c) Giá trị thu hồi vượt quá số vốn góp vào cơ sở đồng kiểm soát được coi là thu nhập và phải tính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213, …

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

(4) Kế toán chuyển nhượng vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

a) Đối với doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu vốn góp vào cơ sở đồng kiểm soát, căn cứ vào giá trị hợp lý của tài sản nhận về do bên nhận chuyển nhượng thanh toán, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213, …

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu giá trị hợp lý của tài sản nhận về thấp

hơn số vốn đã góp)

Có TK 222 – Vốn góp liên doanh

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu giá trị hợp lý của

tài sản nhận về cao hơn số vốn đã góp).

b) Trường hợp bên Việt Nam được Nhà nước giao đất để tham gia liên doanh, khi chuyển nhượng vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát cho bên nước ngoài và trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước, ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 222 – Vốn góp liên doanh.

Nếu bên đối tác thanh toán cho bên Việt Nam một khoản tiền như là một khoản đền bù cho việc chuyển nhượng (trong trường hợp này cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chuyển sang thuê đất), ghi:

Nợ TK 111, 112, …

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

c) Đối với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn góp, nếu đang là đối tác tham gia góp vốn liên doanh thì sau khi tăng thêm quyền sở hữu đối với cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổng hợp số vốn đã góp và căn cứ vào tỷ lệ quyền biểu quyết để xác định khoản đầu tư vào cơ sở này là khoản đầu tư vào công ty con hay khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết

Có TK 111, 112 (Số tiền thanh toán cho bên góp vốn liên doanh trước

đó để có quyền sở hữu)

Có TK 222 – Vốn góp liên doanh.

d) Đối với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, nếu mới tham gia vào liên doanh để trở thành bên góp vốn liên doanh thì ghi nhận khoản vốn góp liên doanh trên cơ sở giá gốc, ghi:

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh

Có các TK 111, 112 (Số tiền đã thanh toán để có quyền tham gia góp vốn liên doanh)

Có các TK liên quan khác.

đ) Trường hợp bên Việt Nam chuyển nhượng phần vốn góp cho bên nước ngoài trong cơ sở đồng kiểm soát và trả lại quyền sử dụng đất và chuyển sang hình thức thuê đất. Cơ sở đồng kiểm soát phải ghi giảm quyền sử dụng đất và ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tương ứng với quyền sử dụng đất. Việc giữ nguyên hoặc ghi tăng vốn phụ thuộc vào việc đầu tư tiếp theo của chủ sở hữu. Tiền thuê đất do cơ sở này thanh toán không tính vào vốn chủ sở hữu mà hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các kỳ tương ứng.

(5) Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

a) Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp bổ sung vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng tài sản.

Trường hợp này, kế toán tương tự như khi góp vốn lần đầu quy định tại điểm (1), mục 2.2.2 nêu trên.

b) Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

b.1) Khi bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho cơ sở đồng kiểm soát, căn cứ vào giá thực tế bán tài sản, kế toán phản ánh doanh thu, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131, … (Giá bán tài sản, hàng hóa cho liên doanh).

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (Trường

hợp bán hàng hóa)

Có TK 711- Thu nhập khác (Trường hợp bán TSCĐ)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

b.2) Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Trường hợp bán hàng hóa)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Trường hợp bán tài sản cố định- Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Khấu hao tài sản cố định (Số hao mòn lũy kế của TSCĐ)

Có TK 156 – Hàng hóa (Trường hợp bán hàng hóa)

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).

b.3) Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cố định, hàng hóa cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có lãi nhưng trong kỳ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chưa bán tài sản cho bên thứ 3 độc lập, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại phần lãi do bán TSCĐ, hàng hóa tương ứng với phần lợi ích của mình trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Phần lãi tương ứng với

phần lợi ích của mình trong liên doanh).

b.4) Khi cơ sở đồng kiểm soát bán tài sản mua từ bên góp vốn cho bên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Phần lãi tương ứng với phần lợi

ích của mình trong liên doanh)

Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.

c) Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

Khi mua tài sản từ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ hóa đơn chứng từ liên quan kế toán ghi nhận tài sản, hàng hóa mua về như mua của các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên nếu trong kỳ bên góp vốn liên doanh chưa bán lại tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh không phải hạch toán phần lãi của mình trong liên doanh thu được từ giao dịch này khi lập báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

(6) Xử lý số dư các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản khi góp vốn liên doanh bằng tài sản từ trước đến nay đang còn phản ánh trên TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”

1. Trường hợp dư Có TK 412, ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 711 – Thu nhập khác (Tương ứng với thời gian đã sử dụng

của tài sản đưa đi góp vốn liên doanh)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Tương ứng với thời gian

sử dụng hữu ích còn lại dự kiến của TSCĐ đưa đi góp

vốn liên doanh).

2. Trường hợp dư Nợ TK 412, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Từ khóa » Kết Chuyển 411