KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 336 - PHẢI TRẢ NỘI BỘ
Có thể bạn quan tâm
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ được Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
→ Tham khảo: Chế độ kế toán doanh nghiệp – Thông tư 200 |
Bên Nợ gồm:
- Số tiền đã trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;
- Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp doanh nghiệp;
- Số tiền đã trả các khoản mà các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vị nội bộ;
- Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán
Bên Có gồm:
- Số vốn kinh doanh của đơn vị hạch toán phụ thuộc được doanh nghiệp cấp
- Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp;
- Số tiền phải trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;
- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác
>>> Xem thêm: Tài khoản 331 – Phải trả người bán
Đồng thời Thông tư 200 còn quy định số dư bên Có gồm:
- Số tiền còn phải trả, phải nộp cho doanh nghiệp và các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp.
Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3361 – Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc để phản ánh số vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp trên giao.
Tài khoản này không phản ánh số vốn của các công ty con hoặc đơn vị có bản chất là công ty con (các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập) nhận góp từ công ty mẹ.
- Tài khoản 3362 – Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này chỉ mở ở BQLDA trực thuộc doanh nghiệp là Chủ đầu tư, dùng để phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh phải trả doanh nghiệp.
- Tài khoản 3363 – Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá: Tài khoản này chỉ mở ở BQLDA trực thuộc doanh nghiệp là Chủ đầu tư, dùng để phản ánh khoản chi phí đi vay được vốn hóa phát sinh phải chuyển cho doanh nghiệp.
- Tài khoản 3368- Phải trả nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải trả khác giữa các đơn vị nội bộ trong cùng một doanh nghiệp.
Xem chi tiết Thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/02/2015.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan dịch vụ kế toán, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, quyết toán thuế và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
CÔNG TY TNHH TIM SEN
Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
Email: info@timsen.vn
Xem thêm các bài viết liên quan
- Tài khoản 334 – Phải trả người lao động
- Tài khoản 331 – Phải trả người bán
Từ khóa » Hạch Toán Tk Nội Bộ
-
Cách Hạch Toán Phải Thu Nội Bộ - Tài Khoản 136 Theo TT 200
-
Cách Hạch Toán Phải Trả Nội Bộ - Tài Khoản 336 Theo TT 200
-
Hệ Thống Tài Khoản - 136. Phải Thu Nội Bộ.
-
Ngân Hàng – Chuyển Tiền Nội Bộ | TS24 Corp
-
Hướng Dẫn Về Tài Khoản 136 - Phải Thu Nội Bộ Theo Thông Tư 133
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Phải Trả Nội Bộ Theo Thông Tư 133
-
Cách Hạch Toán Phải Trả Nội Bộ Theo TT 200
-
Phương Pháp Hạch Toán Nghiệp Vụ Phải Thu Nội Bộ
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 136 Theo Thông Tư 133/2016/TT-BTC
-
Cách Hạch Toán Phải Thu Nội Bộ Tài Khoản 136 Theo Thông Tư 133
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 136 - Phải Thu Nội Bộ Theo Thông Tư 133
-
Hạch Toán Các Khoản Phải Trả Nội Bộ Trong đơn Vị Hành Chính Sự ...
-
TÀI KHOẢN 136 - PHẢI THU NỘI BỘ (Thông Tư 200/2014/TT-BTC)
-
CÁCH HẠCH TOÁN CHI NHÁNH PHỤ THUỘC KHÁC TỈNH