Kết đắng Với Vợ Chồng Già đưa Tiền Tỷ “chạy án” Cho Con
Có thể bạn quan tâm
- Giả danh Cảnh sát hình sự để "chạy án"
- “Nổ” quen với lãnh đạo Công an để nhận 5 tỉ đồng chạy án
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, ngày 12/4/2018, Phạm Anh Tuấn (SN 1986, trú tại phường Ngọc Thụy, Long Biên) bị Công an quận Hà Đông (Hà Nội) bắt giữ về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Sau khi biết con trai bị bắt, bố mẹ Tuấn đã nhờ người giới thiệu và được biết đến Nguyễn Thị Hồng như người có khả năng “chạy” cho con trai họ được tại ngoại và không bị xử lý về hình sự.
Bị cáo Hồng tại phiên xử. |
Về phía mình, mặc dù không có việc làm ổn định nhưng Hồng vẫn tự giới thiệu đang là cán bộ ở cơ quan Trung ương, có mối quan hệ với nhiều lãnh đạo cấp cao và hứa trong thời gian một tuần sẽ xin cho Tuấn được trả tự do, không bị xử lý hình sự. Đổi lại, Hồng yêu cầu bố mẹ Tuấn phải đưa cho chị ta số tiền 1,5 tỷ đồng để quan hệ giải quyết công việc.
Tin tưởng điều Hồng nói là thật, bố mẹ Tuấn đồng ý đưa tiền cho Hồng để nhờ “chạy” cho con mình thoát tội. Từ ngày 18/4/2018 đến ngày 5/6/2018, bố mẹ Tuấn đã nhiều lần chuyển cho Hồng tổng số tiền 1 tỷ 437 triệu đồng.
Đến ngày 15/7/2018, thấy Tuấn vẫn chưa được trả tự do như hứa hẹn nên bố mẹ Tuấn truy hỏi thì Hồng lập bản cam đoan “sẽ giúp Tuấn được tại ngoại và không bị xử lý hình sự”. Sau đó, Hồng bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên bị hại làm đơn gửi cơ quan Công an tố cáo hành vi phạm tội của Hồng. Từ đơn tố cáo của bị hại, Hồng đã bị cơ quan Công an bắt giữ theo lệnh truy nã.
Trước đó, ngày 14/4/2018, Cơ quan điều tra Công an quận Hà Đông đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Phạm Anh Tuấn về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra Công an quận Hà Đông khẳng định, trong quá trình điều tra vụ án vận chuyển trái phép chất ma tuý, không có cá nhân, tổ chức nào tác động theo hướng có lợi cho bị can Tuấn.
Đối với Nguyễn Thị Hồng, sau khi bị bắt, chị ta đã khai nhận hành vi phạm tội như trên. Nhưng Hồng cho rằng, sau khi nhận tiền của bố mẹ Tuấn, chị ta đã bỏ thêm 63 triệu đồng cho đủ 1,5 tỷ đồng và đưa cho một người Đệ để “chạy án”. Tuy nhiên, Hồng không biết nhân thân, lai lịch của người tên Đệ và cũng không nhớ số điện thoại đã liên hệ với Đệ để nhờ “chạy án”.
Kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra khẳng định, việc bị can Hồng khai không biết mặt người đàn ông tên Đệ, khi đưa tiền cho Đệ lại không có ai làm chứng, không có tài liệu chứng minh điều Hồng nói nên lời khai của Hồng là không có căn cứ. Do đó không có cơ sở để chấp nhận lời khai của bị can Hồng.
Quá trình xét xử, bị cáo Hồng thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã xác định. Tại phiên toà, vợ chồng bị hại cho rằng, trong vụ án này, con trai và con gái bị cáo Hồng cũng liên quan với vai trò đồng phạm.
Bị hại khẳng định, quá trình vợ chồng họ đưa tiền cho bị cáo Hồng nhờ “chạy án”, các con của bị cáo Hồng cũng tham gia kiểm đếm tiền. Với lý lẽ của mình, vợ chồng bị hại đề nghị HĐXX tuyên trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhằm làm rõ vai trò đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các con bị cáo Hồng.
Khi luận tội, đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên toà nêu quan điểm, việc bị hại tự bỏ ra số tiền gần 1,5 tỷ đồng để nhờ “chạy án” cho con trai mình phạm tội vận chuyển trái phép chất ma tuý là sự thống nhất giữa vợ chồng bị hại và bị cáo.
Trong hồ sơ vụ án và quá trình thẩm vấn công khai tại phiên toà, không có căn cứ nào cho thấy vụ án có đồng phạm. Do đó, việc cơ quan tố tụng kết luận điều tra, truy tố và xét xử đối với bị cáo Hồng là bị cáo duy nhất trong vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Từ đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo Hồng; buộc bị cáo bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho bị hại, đồng thời không chấp nhận đề nghị của bị hại về việc trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Sau khi nghị án, HĐXX kết luận đồng ý với quan điểm của đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố khi xác định trong vụ án này không có đồng phạm. Trên cơ sở đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Hồng 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc bị cáo bồi thường cho bị hại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt. Vụ án đã kết thúc. Bị cáo phạm tội đã phải nhận bản án tương xứng với hành vi đã gây ra. Nhưng qua vụ án này là bài học đau lòng cho hai bị hại. Chỉ vì thương con không đúng cách mà tự họ đưa mình đến cảnh tiền mất, tật mang.
Từ khóa » Tiền Chạy án Là Gì
-
Nhận Tiền để "chạy án" Có Phải Là Nhận Hối Lộ Không?
-
Chạy án Bị Tội Gì? Mức Xử Phạt Thế Nào? - LuatVietnam
-
Nhận Tiền “chạy án”, Xử Lý Thế Nào?
-
Xác định Tội Danh Trong Trường Hợp đưa Tiền Chạy án
-
Công An Nhận Chạy án Phạm Tội Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Lừa “chạy án” Và Những Chiêu Bài “bán Giời Không Văn Tự”
-
Chạy án Bị Tội Gì? Mức Xử Phạt Thế Nào?
-
Vụ Tố Lừa đảo 'chạy án': Không Có Cơ Sở Buộc Tội Kiểm Sát Viên Nhận ...
-
Công An Nhận Chạy án Phạm Tội Là Gì? - Luật Sư X
-
Chạy án Hình Sự để Giảm Nhẹ Hình Phạt Tù - Luật Dương Gia
-
Cảnh Giác Với Hành Vi Lừa đảo 'chạy án', Chiếm đoạt Tài Sản
-
TIỀN ÁN, TIỀN SỰ LÀ GÌ? THỜI GIAN ĐỂ XÓA TIỀN ÁN, TIỀN SỰ
-
Chi Tiền "chạy án" Cứu Em Không Thành, Người Chị "xộ Khám"