Kết Dư Ngân Sách Là Gì? Quy định Về Kết Dư Ngân Sách?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Kết dư ngân sách là gì?
  • 2 2. Xử lý kết dư ngân sách theo quy định của pháp luật:
  • 3 3. Tham khảo một số việc làm liên quan đến kết toán ngân sách:
    • 3.1 3.1. Nhân viên kế toán:
    • 3.2 3.2. Kiểm toán viên:

1. Kết dư ngân sách là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 thì:

” Kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách.”

Nhưu vậy, kết dư ngân sách là khái niệm trong pháp luật để chỉ về việc so sánh sự chênh lệch của ngân sách giữa dòng tiền thu và chi, ta có hiểu hiểu chính xác về kết dư ngân sách là: kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách.

Khái niệm kết dư ngân sách sẽ xuất hiện nhiều trong các hoạt động liên quan đến quy trình quyết toán ngân sách từ các cấp xã, phường, thị trấn,… các nơi nhận nguồn ngân sách của Nhà nước để phát triển. Theo quy định quyết toán chi ngân sách không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách bởi sự chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách.

Theo quy định toàn bộ kết dư ngân sách nếu có sẽ được chuyển vào thu ngân sách các năm tiếp theo, và là chi phí cho hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của các cấp.

Bội chi ngân sách nhà nước (hay còn gọi là Thâm hụt ngân sách) chỉ chung cho các khái niệm bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch giữa tổng chi và tổng thu ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc. Tương tự, Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.

Kết dư ngân sách tiếng Anh là: Budget balance

2. Xử lý kết dư ngân sách theo quy định của pháp luật:

Theo quy định tại điều 28 của Thông tư số 342/2016/TT –BTC; bản hướng dẫn Nghị định số 163/2016/NĐ – CP được bộ tài chính ban hành. Về thực hiện xử lý kết dư ngân sách đối với từng cấp hiện nay như sau:

Tại điều 28. Xử lý kết dư ngân sách từng cấp Thông tư số 342/2016/TT –BTC quy dịnh như sau:

” 1. Việc xử lý kết dư ngân sách thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật ngân sách nhà nước.

2. Căn cứ nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội, Hội đồng nhân dân để xử lý kết dư ngân sách (nếu có), cơ quan tài chính cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã) có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục hạch toán chuyn vào quỹ dự trữ tài chính, chi trả nợ, chuyển vào thu ngân sách năm sau theo chế độ quy định.”

Như vậy ta thấy đố với việc kết dư ngân sách trung ương; tỉnh được quy định về việc sử dụng kết dư ngân sách theo quy định trong bộ luật ngân sách nhà nước. Khi sử dụng ngân sách để chi cho các nợ gốc và lãi của các khoản vay ngân sách nhà nước được quy định cụ thể và rất rõ ràng. Trong trường hợp dư bao nhiều sau khi kết dư ngân sách sẽ được sử dụng như thế nào đều được điều 72 này quy định rất rõ; Việc xử lý các khoản cho ngân hàng nhà nước; các khoản thu không đúng quy định sau khi quyết toán ngân sách của nhà nước được phê duyệt. Thì cũng được quy định cụ thể và chi tiết trong điều 73 của bộ luật này

Ngoài ra, Khi phát hiện hoạt động thu và chi ngân sách không đúng với quy định sau khi thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước hoặc ngân sách. Cấp chính quyền tại địa phương sẽ được xử lý theo đúng quy định của pháp luật tại khoản 8; điều 65 trong Bộ luật ngân sách nhà nước hiện hành.

– Căn cứ nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội, Hội đồng nhân dân để xử lý kết dư ngân sách (nếu có), cơ quan tài chính cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã) có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục hạch toán chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, chi trả nợ, chuyển vào thu ngân sách năm sau theo chế độ quy định.

Trên đây là những nội dung đã được quy định rõ ràng tại Điều 28 Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành với nội dung tư vấn về xử lý kết dư ngân sách từng cấp và nếu bạn muốn để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 342/2016/TT-BTC.

3. Tham khảo một số việc làm liên quan đến kết toán ngân sách:

Chắc hẳn rất nhiều người đang muốn tìm kiếm cho bản thân một công việc có liên quan đến kết toán? Sau đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn. chúng ta có thể tìm hiểu lựa chọn một công việc phù hợp cho bản thân như:

3.1. Nhân viên kế toán:

Vị trí công việc kế toán là một lựa chọn phù hợp với những ai muốn làm việc với những con số và tài chính trong ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp.

Các công việc của một kế toán viên như sau:

Thực hiện công việc ghi chép đầy đủ các hoạt động thu chi ngân sách hoặc tài chính của doanh nghiệp. Theo dõi và kiểm soát hoạt động tài chính. Thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán để nắm bắt được tình hình tài chính của cơ quan bạn làm việc.

Thực hiện lập chứng từ cho tất cả các hoạt động cần sử dụng tài chính hoặc sử dụng đến ngân sách làm bằng chứng và chứng từ để xác minh ngân sách thu chi của cơ quan , tổ chức, doanh nghiệp.

Xử lý các dữ liệu về tài chính và ngân sách liên quan đến hoạt đông kế toán. Thực hiện việc lập báo cáo thường xuyên và theo đúng yêu cầu của cấp trên về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thực hiện việc phân tích ngân sách, phân tích tài chính, chi phí của doanh nghiệp, các cơ quan và tham mưu về việc dử dụng tài chính như thế nào cho lãnh đạo được hiệu quả nhất.

Đây là công việc phù hợp với những bạn thích con số, có sự cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ trong công việc. Mức thu nhập cho vị trí nhân viên kế toán không hề thấp chút nào. Trung bình, trên thị trường, bạn có thể nhận được khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng với một sinh viên mới ra trường. Nhưng nếu bạn có kinh nghiệm và làm việc trong một môi trường tốt hơn thì mức thu nhập của bạn còn có thể cao hơn rất nhiều.

3.2. Kiểm toán viên:

Trở thành một kiểm toán viên bạn có nghĩ tới không khi học kế toán? Điều này hoàn toàn có thể. Khi làm việc tại vị trí một kiểm toán viên, bạn cần thực hiện các công việc cụ thể như:

Xác minh tính đúng đắn và trung thực trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc các cơ quan tổ chức.

Đưa ra ý kiến đánh giá khách quan về tính trung thực cũng như độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán của doanh nghiệp hiện nay.

Thực hiện công tác tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ cho họ thấy những sai xót trong tài chính. Giúp họ đưa ra những biện pháp khắc phục và để giúp doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả hơn.

Một vấn đề quan trọng là khi bạn làm việc với vai trò kiểm toán viên, bạn có thể lựa chọn cho mình nơi làm việc như tại kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập để tạo cơ hội phát triển cho bản thân. Mức thu nhập trung bình của một kiểm toán viên hiện nay trên thị trường vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng/tháng.

Từ khóa » Sử Dụng Vốn Kết Dư