KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC ỦY QUYỀN ĐỂ ...

Theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hiện nay, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài trở nên phổ biến, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có thời gian chờ nhận Giấy chứng nhận kết hôn, thì họ có được ủy quyền cho người khác thực hiện hay không?

🌿🌿 Căn cứ theo Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 30, Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch (Nghị định 123/2015/NĐ-CP), quy định thủ tục đăng kí kết hôn như sau: – Hai bên nam, nữ nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. – Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. – Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ – Khi trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. – Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

🌿🌿 Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/nđ-cp ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch (Thông tư 15/2015/TT-BTP): “Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt”.

Theo như quy định trên, khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn hai bên nam nữ nhất thiết phải có mặt. Do đó, không thể ủy quyền cho người khác tiến hành thủ tục này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

🌿🌿Để tiết kiệm thời gian cho hai bên, thì người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ về Việt Nam cho bên còn lại trực tiếp nộp tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà không cần có văn bản ủy quyền căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP.

🌿🌿 Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, quy định: “Trong trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu”.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của tôi. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Trân trọng!

Bài viết Nguyễn Thị Tú Sương

#kethon #yeutonuocngoai #uyquyen #nhangiaydangkikethon ————————— 🍀CÔNG TY LUẬT TNHH NGUYỄN LÊ TRẦN VÀ CỘNG SỰ ️ Địa chỉ: 14-16 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Hotline: 0938.343.384 (Ls. Binh) – 0938.132.982 (Ls.Quyền) – 0977.761.893 (Ls.Huy) Email: nltlawfirm@gmail.com Web: www.citylawyer.vn

Từ khóa » Giấy ủy Quyền Kết Hôn