Kết Luận Giám định - Chứng Cứ Trong Tố Tụng Hình Sự Và Trách Nhiệm ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- VKS Nhân dân cấp Tỉnh
- VKS Nhân dân cấp Huyện
- Sơ đồ tổ chức
- Kỷ yếu
- Tin tức cập nhật
- Tin trong ngành
- Tin địa phương
- Tin trong nước
- Tin tức pháp luật
- Tin bầu cử
- Phòng chống COVID-19
- Ứng dụng CNTT, chuyển đổi số
- Xây dựng ngành
- Đảng - Đoàn thể
- Học tập và làm theo lời Bác
- Chuyên đề - Nghiệp vụ
- Thi đua - Khen thưởng
- Đại hội Đảng các cấp
- Kỷ niệm ngày thành lập ngành KSND
- Thi đua thực hiện Văn hoá công sở
- Hoạt động nghiệp vụ
- Thực hành quyền công tố
- Kiểm sát hoạt động tư pháp
- Hướng về cơ sở
- Nghiên cứu - Trao đổi nghiệp vụ
- Kiểm Sát Viên viết
- Tâm sự trong ngành
- Nghiên cứu - Trao đổi
- Chuyên đề nghiệp vụ
- Văn bản pháp luật
- Thi hành án Dân sự
- Thi hành án Hình sự
- Giam giữ - cải tạo
- Khiếu nại - Tố cáo
- Hình sự
- Dân sự
- Hành chính
- Tổ chức cán bộ
- TC - Kế Toán
- Khác
- Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
- Thư điện tử
» Tin Tức » Nghiên cứu - Trao đổi nghiệp vụ » Nghiên cứu - Trao đổi
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG - Đã xem: 14534Kết luận giám định - chứng cứ trong tố tụng hình sự và trách nhiệm của Tổ chức giám định, Giám định viên tư pháp
Thứ năm - 21/11/2019 09:01 Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 2, Luật Giám định tư pháp). Theo pháp luật tố tụng hình sự, kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng làm căn cứ để xác định có hay không có sự việc phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật TTHS (năm 2015) các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: … 4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động… Trong phạm vi bài viết chúng tôi xin trao đổi về một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định kết luận giám định pháp y về thương tích là chứng cứ (theo khoản 4 Điều 206 Bộ luật TTHS) thông qua vụ án hình sự sau: Ngày 23/3/2017 do mâu thuẫn cá nhân trong việc mua hoa chuối, Đào Anh H ở thôn Đ, xã K, huyện C dùng tay phải đấm một nhát vào vùng mắt trái Nông Văn T ở cùng thôn. Hậu quả T bị thương tích phải đi điều trị tại bệnh viện. Tại Bản kết luận pháp y về thương tích ngày 24/5/2017 của Trung tâm pháp y tỉnh T kết luận: “Chấn thương mắt trái đã được điều trị hiện còn đục nhân mắt gây giảm thị lực mắt trái; Thương tích do vật tầy tác động trực tiếp gây nên. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 23%...”. Căn cứ kết quả giám định và kết quả điều tra Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện C (CQĐT – VKS) đã khởi tố, truy tố Đào Anh H về tội Cố ý gây thương tích. Trong giai đoạn xét xử Tòa án nhân dân huyện C đã ra quyết định trưng cầu giám định lại. Tại Bản kết luận pháp y về thương tích ngày 01/10/2018 của Viện Pháp y quốc gia, kết luận: Chấn thương đụng dập mắt trái và vùng quanh hốc mắt trái không để lại di chứng; Giảm thị lực mắt trái do đục bao sau, thoái hóa hắc võng mạc cận thị nặng, liềm cận thị vùng gai thị nên không xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể. hiện tại là 0%...”. Vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Quá trình điều tra bổ sung Cơ quan điều tra – Công an huyện C trưng cầu giám định lại lần II. Tại Bản kết luận pháp y về thương tích lần II ngày 25/02/2019 của Viện Pháp quốc gia, kết luận: Chấn thương đụng dập mắt trái hiện không còn dấu tích. Tiền sử đục thủy tinh thể cận thị nặng đã được thay thủy tinh thể 2 mắt năm 2007. Hiện tại thị lực 2 mắt giảm nhẹ do do đục bao sau thay thủy tinh không liên quan đến chấn thương nên không xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên tại thời điểm giám định là 0%...”. Cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can, lý do đình chỉ “Hành vi không cấu thành tội phạm” quy định tại khoản 2, Điều 157 Bộ luật TTHS. Từ vụ án Cố ý gây thương tích nêu trên cho thấy: Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện C (CQĐT – VKS) đã căn cứ vào tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết luận giám định pháp y về thương tích của Trung tâm pháp y tỉnh T xác định Đào Anh H đã thực hiện hành vi dùng tay phải đấm một nhát vào vùng mắt trái Nông Văn T gây thương tích, tổn hại sức khỏe 23% để khởi tố điều tra, truy tố Đào Anh H về tội Cố ý gây thương tích là đúng quy định của pháp luật. Nhưng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và giai đoạn điều tra bổ sung, 02 Bản kết luận pháp y về thương tích của Viện pháp y Quốc gia đều xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể Nông Văn T do thương tích gây ra nên tại thời điểm hiện tại (thời điểm giám định) là 0% và dẫn đến vụ án phải đình chỉ điều tra. Như vậy căn cứ vào kết luận giám định của Viện Pháp y quốc gia thì việc khởi tố, điều tra, truy tố đối với Đào Anh H về tội Cố ý gây thương tích của các cơ quan tiến hành tố tụng huyện C (CQĐT – VKS) là oan, sai. Từ đó, vấn đề đặt ra là việc xác định trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng; Tổ chức giám định và Giám định viên tư pháp. Trước hết đối với Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng: Nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ điều tra vụ án, bị can là do các Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng huyện C đã căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và kết luận giám định pháp y về thương tích của Trung tâm pháp y tỉnh T để khởi tố, truy tố Đào Anh H về tội Cố ý gây thương tích nhưng sau đó lại căn cứ vào 02 kết luận giám định pháp y về thương tích của Viện Pháp y quốc gia để đình chỉ điều tra vụ án, bị can. Trong trường hợp này lỗi không thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng mà lỗi thuộc về Tổ chức giám định, Giám định viên. Trong khi Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng phải chịu hậu quả pháp lý và xem xét trách nhiệm theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước thì luật lại không quy định trách nhiệm của Tổ chức giám định, Giám định viên. Luật Giám định tư pháp chỉ quy định về quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp “…Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật...” (điểm g, khoản 2, Điều 23 Luật Giám định tư pháp); không đề cập quyền, nghĩa vụ của Tổ chức giám định. Theo quy định của Bộ luật Dân sự: Điều 11 quy định Các phương thức bảo vệ quyền dân sự “Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:… 3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai…5. Buộc bồi thường thiệt hại…”; Điều 13 quy định Bồi thường thiệt hại: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”; Điều 592 quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Như vậy: Đối chiếu quy định của pháp luật nếu phát sinh trách nhiệm pháp lý của Tổ chức giám định pháp y và Giám định viên pháp y từ vụ án Cố ý gây thương tích nêu trên thì sẽ giải quyết theo trình tự của pháp luật dân sự. Tuy nhiên để giải quyết được toàn diện trên thực tế sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc. Đề nghị Liên ngành trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn để việc thực hiện thống nhất; tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức và những người có liên quan đến công tác giải quyết án hình sự./. Trần Thị Huyền Trang - Phòng 1 VKSND tỉnh Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá Click để đánh giá bài viết Từ khóa: viện kiểm sát nhân dân tỉnh tuyên quang, nhân dân, tỉnh tuyên quang, kiểm sát, đất mặt phố mộc châu, viện kiểm sát, biệt thự an vượng villa, tư pháp, Anland LakeView, an vượng villa, biệt thự an quý, an quý villa, biệt thự an vượng, đất đấu giá mộc châu, đất mộc châu, tuyên quang, biệt thự dương nội, giám định , tư pháp , sử dụng , kiến thức , phương tiện , phương pháp , khoa học , kỹ thuật , nghiệp vụ , kết luận , vấn đề , liên quan , hoạt động , truy tố , xét xử , thi hành , giải quyết , dân sự , trưng cầu , cơ quan , tiến hành Những tin mới hơn- Một số điểm mới về thi hành án treo của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 (10/04/2020)
- Một số vấn đề góp ý dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án (25/11/2019)
- Một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục áp dụng biện pháp Bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm - (08/11/2019)
- Vấn đề xử lý vật chứng lâm sản là gỗ thuộc sở hữu Nhà nước trong các vụ án hình sự “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” - (29/10/2019)
- Xem phản hồi
- -- Gửi phản hồi
✓ Đọc nhiều nhất
- Vướng mắc trong việc xác định thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
- Định tội danh đối với hành vi chống người thi hành công vụ dẫn đến thương tích và hành vi cố ý gây thương tích đối với người thi hành công vụ? Vướng mắc và đề xuất.
- Vướng mắc khi giải quyết các nguồn tin về tội phạm sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS
- Vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật xác định ngày chết của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết
✓ THÀNH VIÊN
Tài khoản:
Mật khẩu:
Quên mật khẩu? Đăng ký✓ LIÊN KẾT
✓ VIDEO
✓ THỐNG KÊ
Đang truy cập : 24
Hôm nay : 7729
Tháng hiện tại : 67514
Tổng lượt truy cập : 14558209
- Select website - Cổng TTĐT Chính phủ Copyright © 2014 - 2021: Viện kiển sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Thiết kế bởi An VượngCỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
✓ Điện thoại: 027.3 822 830 – Fax: 027.3 821 855 ✓ Địa chỉ: tổ 16 phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang ✓ Số giấy phép: 14/GP - TTĐT do Sở thông tin & Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp ngày: 10/05/2019 ✓ Chịu trách nhiệm chung: Nguyễn Xuân Hùng - Viện Trưởng ✓ Chịu trách nhiệm nội dung: Phùng Gia Tự - Tổ phó tổ tuyên truyền Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang. ✓ Mọi ý kiến đóng góp vui lòng gửi về địa chỉ: info@vkstuyenquang.gov.vn Mọi hành động sử dụng thông tin đăng tải trên website của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang tại địa chỉ: vkstuyenquang.gov.vn phải được VKS nhân dân tỉnh Tuyên Quang đồng ý bằng văn bản.- Xem bản: Desktop | Mobile
Scroll to top
Từ khóa » Giám định Vi Thể Là Gì
-
Giám định Là Gì ? Giám định Lại Là Gì ? Quy định Về Hoạt động Giám ...
-
Khoa Học Pháp Y – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giám định Pháp Y Tử Thi – Công Việc Thầm Lặng đằng Sau Các Vụ án
-
Kết Luận Giám định Có được Xem Là Chứng Cứ Trong Vụ án Hình Sự ...
-
GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN - Health Việt Nam
-
Dịch Vụ Giám định Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Trưng Cầu Giám định, Yêu Cầu Giám định Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Quy định Về Kết Luận Giám định Tư Pháp Và Thực Tiễn Khởi Tố, điều Tra ...
-
Kết Luận Giám định Là Gì? Khi Nào Nó Trở Thành Chứng Cứ Trong TTHS?
-
Giám định Tâm Thần Là Gì? | Vinmec
-
[DOC] Mẫu Số …/QTGĐ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MÔ BỆNH HỌC ... - Bộ Y Tế
-
Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Giám định Lại, Quyền Yêu Cầu Giám định Lại Và Quyền Từ Chối Giám định
-
Giám định Lại Là Gì? Quy định Về Giám định Bổ Sung, Giám định Lại ...