Kết Nối Mạng Máy Tính Là Gì? - Amazon AWS

Chuyển đến nội dung chính
  • Điện toán đám mây là gì?
  • Trung tâm khái niệm về điện toán đám mây
  • Kết nối mạng và phân phối nội dung
  • Kết nối mạng và phân phối nội dung
Kết nối mạng máy tính là gì? Tạo tài khoản AWS
Khám phá các ưu đãi kết nối mạng máy tính miễn phí Xem các ưu đãi miễn phí dành cho dịch vụ Kết nối mạng máy tính trên đám mây
Tìm hiểu về các dịch vụ kết nối mạng máy tính Đổi mới sáng tạo nhanh hơn với bộ dịch vụ Kết nối mạng máy tính toàn diện nhất
Duyệt xem các khóa đào tạo kết nối mạng máy tính Bắt đầu đào tạo về Kết nối mạng máy tính với nội dung được các chuyên gia AWS xây dựng
Đọc blog về kết nối mạng máy tính Đọc các tin tức sản phẩm mới nhất và biện pháp thực hành tốt nhất về Kết nối mạng máy tính trên AWS Kết nối mạng máy tính là gì? Mạng máy tính hoạt động như thế nào? Mạng máy tính thực hiện nhiệm vụ gì? Kiến trúc mạng máy tính gồm những loại nào? Cấu trúc liên kết mạng là gì? Mạng máy tính doanh nghiệp gồm những loại nào? Dịch vụ kết nối mạng máy tính AWS là gì? Làm thế nào để sử dụng các dịch vụ kết nối mạng AWS?

Kết nối mạng máy tính là gì?

Kết nối mạng máy tính đề cập đến các thiết bị điện toán được kết nối với nhau để có thể trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên với nhau. Những thiết bị kết nối mạng này sử dụng một hệ thống quy tắc, được gọi là giao thức truyền thông, để truyền thông tin qua các công nghệ vật lý hoặc không dây.

Hãy cùng trả lời một số câu hỏi thường gặp phổ biến về kết nối mạng máy tính.

Mạng máy tính hoạt động như thế nào?

Nút và liên kết là những khối dữ liệu xây dựng cơ bản để kết nối mạng máy tính. Một nút mạng có thể là thiết bị truyền thông dữ liệu (DCE), chẳng hạn như modem (bộ điều giải), hub (bộ chia mạng) hoặc thiết bị đầu cuối dữ liệu (DTE) như từ hai máy tính và máy in trở lên. Liên kết đề cập đến phương tiện truyền dẫn kết nối hai nút. Liên kết có thể ở dạng vật lý như dây cáp hoặc sợi cáp quang hay không gian trống được mạng không dây sử dụng. Trong mạng máy tính đang hoạt động, các nút tuân theo một bộ quy tắc hoặc giao thức xác định cách thức gửi và nhận dữ liệu điện tử qua các liên kết. Kiến trúc mạng máy tính xác định thiết kế của những thành phần vật lý và logic này. Kiến trúc này cung cấp thông số kỹ thuật cho các thành phần vật lý, tổ chức chức năng, giao thức và quy trình của mạng.

Mạng máy tính thực hiện nhiệm vụ gì?

Mạng máy tính được tạo ra lần đầu tiên vào cuối những năm 1950 để sử dụng trong quân đội và quốc phòng. Mạng máy tính ban đầu được sử dụng để truyền dữ liệu qua đường dây điện thoại và bị hạn chế về mặt ứng dụng thương mại cũng như khoa học. Nhờ sự ra đời của công nghệ Internet, mạng máy tính đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp.

Những giải pháp mạng thời nay không chỉ dừng lại ở khả năng kết nối. Chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và thành công của doanh nghiệp hiện nay. Những khả năng cơ bản của mạng đã trở nên dễ lập trình hơn, tự động cũng như bảo mật hơn.

Mạng máy tính hiện đại có thể:

Vận hành ảo

Cơ sở hạ tầng vật lý tạo nền tảng cho mạng có thể được phân vùng một cách hợp lý để tạo ra nhiều mạng "phủ". Trong mạng máy tính phủ, các nút được liên kết ảo với nhau, đồng thời, dữ liệu có thể được truyền giữa các nút thông qua nhiều đường dẫn vật lý. Ví dụ: nhiều mạng doanh nghiệp được phủ khắp Internet.

Tích hợp trên quy mô lớn

Các dịch vụ kết nối mạng hiện đại kết nối mạng máy tính phân tán về mặt vật lý. Những dịch vụ này có thể tối ưu hóa các chức năng mạng thông qua hoạt động tự động hóa và giám sát để tạo ra một mạng hiệu năng cao trên quy mô lớn. Các dịch vụ mạng có thể được mở rộng hoặc thu hẹp quy mô dựa trên nhu cầu.

Nhanh chóng phản hồi lại các điều kiện thay đổi

Nhiều mạng máy tính do phần mềm định nghĩa. Lưu lượng có thể được định tuyến và kiểm soát tập trung bằng một giao diện kỹ thuật số. Những mạng máy tính này hỗ trợ quản lý lưu lượng ảo.

Cung cấp khả năng bảo mật dữ liệu

Tất cả các giải pháp kết nối mạng đều tích hợp những tính năng bảo mật như mã hóa và kiểm soát quyền truy cập. Các giải pháp từ bên thứ ba như phần mềm diệt vi-rút, tường lửa và phần mềm chống mã độc có thể được tích hợp để đảm bảo mạng bảo mật hơn.

Kiến trúc mạng máy tính gồm những loại nào?

Thiết kế mạng máy tính gồm hai loại chính:

1. Kiến trúc khách - chủ

Trong loại mạng máy tính này, các nút có thể là máy chủ hoặc máy khách. Nút máy chủ cung cấp các tài nguyên như bộ nhớ, công suất xử lý hoặc dữ liệu cho nút máy khách. Nút máy chủ cũng có thể quản lý hành vi của nút máy khách. Các máy khách có thể giao tiếp với nhau nhưng không chia sẻ tài nguyên. Ví dụ: một số thiết bị máy tính trong mạng doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu và cài đặt cấu hình. Những thiết bị này là các máy chủ nằm trong mạng. Các máy khách có thể truy cập dữ liệu này bằng cách gửi một yêu cầu tới máy chủ.

2. Kiến trúc ngang hàng

Trong kiến trúc Ngang hàng (P2P), các máy tính được kết nối có công suất và đặc quyền ngang nhau. Không có máy chủ tập trung để điều phối hoạt động. Mỗi thiết bị trong mạng máy tính có thể đóng vai trò là máy khách hoặc máy chủ. Mỗi thiết bị ngang hàng có thể chia sẻ một số tài nguyên của mình như bộ nhớ và công suất xử lý với toàn bộ mạng máy tính. Ví dụ: một số công ty sử dụng kiến trúc P2P để lưu trữ các ứng dụng tiêu tốn nhiều bộ nhớ, chẳng hạn như kết xuất đồ họa 3D, trên nhiều thiết bị kỹ thuật số.

Cấu trúc liên kết mạng là gì?

Cách sắp xếp các nút và liên kết được gọi là cấu trúc liên kết mạng. Chúng có thể được cấu hình theo những cách khác nhau để thu đuợc kết quả khác biệt. Một số loại cấu trúc liên kết mạng gồm:

Cấu trúc liên kết mạng dạng tuyến

Mỗi nút chỉ được liên kết với một nút khác. Quá trình truyền dẫn dữ liệu qua các kết nối mạng diễn ra theo một hướng.

Cấu trúc liên kết mạng dạng vòng

Mỗi nút được liên kết với hai nút khác để tạo thành một vòng. Dữ liệu có thể đi theo hai hướng. Tuy nhiên, nếu một nút duy nhất nào đó gặp sự cố có thể khiến toàn bộ mạng ngừng hoạt động.

Cấu trúc liên kết mạng dạng hình sao

Một nút máy chủ trung tâm được liên kết với nhiều thiết bị mạng máy khách. Cấu trúc liên kết này có hiệu suất cao hơn vì dữ liệu không phải di chuyển qua từng nút. Cấu trúc mạng dạng hình sao cũng đáng tin cậy hơn.

Cấu trúc liên kết mạng dạng lưới

Mỗi nút được kết nối với nhiều nút khác. Trong một cấu trúc liên kết mạng dạng lưới hoàn chỉnh, mỗi nút được kết nối với tất cả những nút khác trong mạng lưới.

Mạng máy tính doanh nghiệp gồm những loại nào?

Tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu của tổ chức, mạng riêng của doanh nghiệp gồm 3 loại phổ biến:

Mạng cục bộ (LAN)

LAN là một hệ thống có các tài nguyên được kết nối với nhau, bị hạn chế về quy mô và địa lý. Mạng cục bộ thường kết nối các máy tính và thiết bị bên trong một văn phòng hoặc tòa nhà duy nhất. Các công ty nhỏ sử dụng loại mạng này hoặc LAN được sử dụng để làm mạng thử nghiệm nhằm chạy mẫu trên quy mô nhỏ.

Mạng diện rộng (WAN)

Mạng doanh nghiệp trải rộng khắp các tòa nhà, thành phố và thậm chí là quốc gia được gọi là mạng diện rộng (WAN). Mặc dù mạng cục bộ được sử dụng để truyền dữ liệu ở tốc độ cao hơn trong phạm vi gần, WAN được thiết lập để giao tiếp đường dài một cách bảo mật và đáng tin cậy.

SD-WAN hoặc WAN do phần mềm định nghĩa là kiến trúc WAN ảo được các công nghệ phần mềm kiểm soát. Một SD-WAN cung cấp các dịch vụ có khả năng kết nối linh hoạt cũng như đáng tin cậy hơn và có thể kiểm soát được ở cấp độ ứng dụng mà không ảnh hưởng đến khả năng bảo mật và chất lượng dịch vụ.

Mạng của nhà cung cấp dịch vụ

Mạng của nhà cung cấp dịch vụ cho phép các khách hàng thuê dung lượng và chức năng mạng từ nhà cung cấp. Nhà cung cấp dịch vụ mạng có thể bao gồm các công ty viễn thông, nhà mạng cung cấp dữ liệu, nhà cung cấp truyền thông không dây, nhà cung cấp dịch vụ Internet và các nhà kinh doanh truyền hình cáp cung cấp khả năng truy cập Internet tốc độ cao.

Mạng đám mây

Về mặt khái niệm, mạng đám mây có thể được coi là WAN có cơ sở hạ tầng do một dịch vụ dựa trên đám mây cung cấp. Trong một tổ chức, một số hoặc toàn bộ các khả năng và tài nguyên mạng được lưu trữ trên một nền tảng đám mây công cộng hoặc riêng tư và được cung cấp theo nhu cầu. Những tài nguyên mạng này có thể bao gồm các bộ định tuyến ảo, tường lửa, băng thông và phần mềm quản lý mạng, trong đó những công cụ và chức năng khác được cung cấp theo yêu cầu.

Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng mạng đám mây để đẩy nhanh thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, tăng quy mô và quản lý chi phí một cách hiệu quả. Mô hình mạng đám mây đã trở thành cách tiếp cận tiêu chuẩn để xây dựng và cung cấp ứng dụng cho các doanh nghiệp hiện đại.

Dịch vụ kết nối mạng máy tính AWS là gì?

Dịch vụ kết nối mạng AWS được thiết kế nhằm mục đích cung cấp cho các doanh nghiệp:

Bảo mật mạng

Cơ sở hạ tầng của AWS được giám sát 24/7, giúp đảm bảo khả năng bảo mật và tính toàn vẹn cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về bảo mật mạng toàn cầu.

Khả năng sẵn sàng cung cấp mạng

AWS sở hữu cơ sở hạ tầng toàn cầu cần thiết để sẵn sàng cung cấp mạng ở mọi nơi trên thế giới.

Hiệu năng mạng

Các dịch vụ mạng AWS cung cấp hiệu năng tốc độ cao có thời gian trễ nhỏ nhất.

Làm thế nào để sử dụng các dịch vụ kết nối mạng AWS?

Các dịch vụ kết nối mạng AWS được cung cấp cho những trường hợp sử dụng sau:

Nền tảng về kết nối mạng

Những dịch vụ này cung cấp giải pháp cho Virtual Private Cloud (VPC) và để liên kết các mạng tại chỗ bằng VPC. Amazon VPC, Cổng chuyển tiếp AWS và AWS PrivateLink cung cấp các giải pháp tối ưu hóa để đáp ứng yêu cầu kết nối mạng của bạn.

Bảo mật mạng

Các dịch vụ như AWS Shield, AWS WAF và Trình quản lý tường lửa của AWS bảo vệ mạng đám mây AWS và các ứng dụng của bạn trước những cuộc tấn công mạng. Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ kết nối mạng AWS và cách những dịch vụ này mang lại lợi ích cho tổ chức của bạn, hãy tìm hiểu tổng quan về dịch vụ.

Các bước tiếp theo trên AWS

Ngừng hỗ trợ cho Internet Explorer

Tôi hiểu AWS sẽ ngừng hỗ trợ cho Internet Explorer vào 07/31/2022. Các trình duyệt được hỗ trợ là Chrome, Firefox, Edge và Safari. Tìm hiểu thêm » Tôi hiểu

Từ khóa » Ket Nối